Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

+ Tại Nghị quyết TW II khoá VIII của BCHTW Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài". Vì lẽ đó nhà trường phải quan tâm phát triển tài lực, nhân cách của người thầy giáo điều đó được thể hiện ở các mặt:

+ Người giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, thuộc chương trình giảng dạy, các kiến thức liên quan và phải có trình độ tay nghề thành thạo;

+ Người giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhà giáo dục phải có kiến thức sư phạm nghề nghiệp vững chắc, có kỹ năng học thành thạo và có hiệu quả.

- Cán bộ quản lý

Để quản lý có hiệu quả thì người quản lý trực tiếp cần phải am hiểu chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, đồng thời phải có kiến thức và năng lực quản lý nhất định đáp ứng được với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Người cán bộ quản lý cần phải: + Thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường bằng cách đồng thời giao nhiệm vụ cho người khác sao cho phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo một cách có hiệu quả nhất của người được giao nhiệm vụ;

+ Chịu trách nhiệm bảo đảm các mục tiêu đào tạo của nhà trường được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học và đúng kế hoạch;

+ Thường xuyên tìm cách tiếp thu vận dụng cái mới vào trong công tác quản lý đào tạo;

+ Khi triển khai công việc cần phải hướng dẫn cụ thể và giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện.

Ở tất cả các TDN và cơ sở sản xuất có dạy nghề thì phương tiện dạy học và cơ sở vật chất của trường, của cơ sở đào tạo là những yếu tố rất quan trọng. Nó góp phần quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường để đảm bảo về yêu cầu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nên cần phải:

+ Cung cấp đầy đủ thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật, nguyên, nhiên vật liệu cần thiết cho quá trình đào tạo;

+ Thường xuyên mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện.... Đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; + Cung cấp đầy đủ giáo trình sách tham khảo, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy và học tập;

+ Trang bị các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, học sinh nắm được những thiết bị mới không bỡ ngỡ, choáng ngợp trước những thiết bị tiên tiến ngay từ khi ra trường hoặc đến làm việc ở những cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài nước.

- Năng lực và nhiệt huyết của các cá nhân được giao nhiệm vụ - Tinh thần và thái độ của bản thân GVTS

- Môi trường bồi dưỡng GVTS tại trường

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, qua trình bày của chương 1, Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự ở trường cao đẳng nghề,

luận văn đã hệ thống hoá các khái niệm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, giáo viên dạy nghề, trường cao đẳng nghề…Căn cứ vào việc nghiên cứu một số nội dung khoa học cơ bản của giáo dục, luận văn đã đi sâu phân tích quản lý công tác bồi dưỡng GVTS có liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý ở trên là cơ sở và phương pháp luận để đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GVTS.

thể rút ra một số kết luận sau:

- Việc bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tập sự nói chung và GVTS ở trường cao đẳng nghề là rất cần thiết

- Có nhiều văn bản pháp quy của nhà nước về việc bồi dưỡng GVTS nhưng chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc muốn phát triển đội ngũ giáo viên cần làm tốt công tác bồi dưỡng GVTS. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày ở chương 2 và chương 3

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN TẬP SỰ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC

Một phần của tài liệu Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)