9. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự tại Trường
đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
Để phát triển được đội ngũ nhà giáo mà bước đầu tiên là bồi dưỡng GVTS cần phải thực hiện đúng quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề tho thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010
Tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là những quy định về yêu cầu, chỉ tiêu được đặt ra tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động của nhà giáo nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. [33, tr.239]
Căn cứ vào chuẩn giáo viên mà Bộ Lao động TBXH ban hành, Nhà trường cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn từ đó xây dựng kế hoạch quản lý nhân sự của đơn vị. Phấn đấu bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn
Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GVTS
3.2.1. Lập qui hoạch tuyển dụng và lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tập sự
* Lập qui hoạch tuyển dụng
Quy hoạch là hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống việc áp dụng chương trình, phương pháp và các biện pháp thực hiện một công trình lớn.
Kế hoạch là toàn thể những việc dự định làm, gồm nhiều công tác sắp xếp có hệ thống, quy vào một một đích nhất định và thực hiện trong một thời gian định trước
Trên cơ sở thu thập thông tin thực tế, từ điều tra thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên, lập kế hoạch dự báo về việc tuyển chọn giáo viên sao cho đồng bộ về cơ cấu, đủ loại hình giáo viên, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ, cân đối về trình độ, có sự bố trí sắp xếp hợp lý khoa học và kinh tế.
Việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng một cách thích đáng. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực được thực hiện thông qua việc phân tích các nhân tố bên trong như các kỹ năng hiện có và sẽ cần đến, các chỗ làm việc đang khuyết và sự rộng mở hay thu gọn các đơn vị, các bộ phận; các nhân tố bên ngoài như thị trường lao động
Để xây dựng qui hoạch đội ngũ giáo viên dựa trên những căn cứ: - Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chức năng đào tạo của trường.
- Tiêu chuẩn và chức năng của đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề - Thực trạng đội ngũ giáo viên về số lượng đội ngũ, cơ cấu đội ngũ, chất lượng giáo viên.
Về phương pháp xây dựng qui hoạch đội ngũ giáo viên dạy nghề cần tiến hành các hoạt động:
- Thông qua khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên của trường, tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng giáo viên hiện có.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu học của học sinh phổ thông và nhiệm vụ đào tạo của Trường để mở nghề đào tạo mới, phát triển nghề cũ hoặc thay thế đội ngũ giáo viên nghỉ hưu, chuyển công tác …
- Dự báo nhu cầu phát triển quy mô đào tạo, các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo để dự báo đội ngũ giáo viên trong những năm kế tiếp.
- Dự báo phát triển về trình độ đội ngũ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên trong qui hoạch được đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện thực tế, tích luỹ kinh nghiệm.
Trên cơ sở kế hoạch nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên của từng khoa, tổ bộ môn, căn cứ vào mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường đến năm 2015, đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu và trình độ chuyên môn của giáo viên
Sau khi có kế hoạch tuyển dụng, tiến hành lựa chọn giáo viên phù hợp với nhu cầu của nhà trường, phù hợp với nguyện vọng cá nhân, với môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Tuyển chọn là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánh giá lựa chọn, quyết định trong số những người được tuyển dụng ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc trong tổ chức. Tuyển chọn thực chất là sự lựa chọn những người cụ thể theo tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng do tổ chức đặt ra.
* Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tập sự
Bồi dưỡng GVTS là làm tăng thêm hoặc để họ bộc lộ trình độ hiện có của GVTS (cả phẩm chất, năng lực, sức khoẻ) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Bồi dưỡng không đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn.
Như vậy, chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã được đào tạo và đã có một trình độ chuyên môn nhất định. Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng (những nội dung có liên quan đến nghề nghiệp) giúp chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm.
Nội dung bồi dưỡng có thể là những chương trình đổi mới, bổ sung tri thức, có thể là bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm các tri thức về phương pháp giảng dạy, phương pháp và công cụ đánh giá, thiết kế chương trình, đường lối chính sách đào tạo, tâm lý học, xã hội học… Ngoài ra còn có cả chương trình bồi dưỡng về công cụ, phương tiện cho hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, chương trình bồi dưỡng tin học, bồi dưỡng ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học…
- Thời gian: 01 năm, kể từ ngày có quyết định trúng tuyển - Địa điểm: tại Trường, cụ thể tại tổ bộ môn, thuộc khoa - Nội dung:
Tiếp tục thực hiện có bổ sung các nội dung bồi dưỡng GVTS đã trình bày tại mục b, phần 2.2.3.2
- Lựa chọn người hướng dẫn tập sự:
Theo quy định mỗi GVTS, thử việc phải có một người hướng dẫn.
Người hướng dẫn tập sự phải có năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Không lựa chọn người hướng dẫn tập sự là cán bộ quản lý Trường hay Trưởng/phó Khoa bởi họ thường không có nhiều thời gian. Nên giao cho Tổ trưởng bộ môn hoặc giáo viên có kinh nhiệm và nhiệt tình
- Phương thức, điều kiện đảm bảo:
Nhà trường quy định rõ những điều kiện đảm bảo cho việc hướng dẫn tập sự được diễn ra đúng kế hoạch, đạt hiệu quả cao. Các quy định này được ban hành kèm theo quyết định cử giáo viên hướng dẫn thử việc
Những điều kiện đảm bảo cơ bản gồm có:
- Chế độ giảm giờ tiêu chuẩn cho giáo viên được phân công hướng dẫn tập sự, chế độ giờ giảng đối với giáo viên tập sự;
- Điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của giáo viên tập sự;
- Môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên tập sự (được trình bày rõ hơn ở phần 3.2.3
3.2.2. Giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, cá nhân đối với việc hướng dẫn giáo viên tập sự
Ban giám hiệu cần phân công 01 Lãnh đạo trường đặc trách nhân sự và quản lý nhân lực.
Các thành phần tham gia bao gồm: - Trưởng phòng Tổ chức Hành Chính
- Trưởng khoa nghề (đơn vi ̣ trực tiếp sử du ̣ng giáo viên ) - Tổ trưởng bô ̣ môn (nơi giáo viên sinh hoa ̣t chuyên môn ) - Trưởng các tổ chức đoàn thể (chi bô ̣, công đoàn, thanh niên) Nhiệm vụ cụ thể:
(1) Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức-Hành chính
- Hướng dẫn biểu mẫu xây dựng đề cương tập sự cho người được tuyển dụng;
- Định kỳ kiểm tra việc thực hiện đề cương của người tập sự và kiểm soát việc nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn và của Bộ môn, của Khoa;
- Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá về kết quả tập sự của giáo viên hướng dẫn tập sự, của Bộ môn, Khoa và hoàn tất hồ sơ lập tờ trình Hiệu trưởng xem xét bổ nhiệm người hoàn thành tập sự vào ngạch viên chức.
(2) Nhiệm vụ của Khoa và Bộ môn
- Hướng dẫn cho người trúng tuyển về Bộ môn nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội qui của Khoa, Bộ môn và chức trách, nhiệm vụ của giảng viên tập sự tại đơn vị.
- Phân công giảng viên hướng dẫn người tập sự theo qui định chung; - Tổ chức họp Bộ môn thông qua đề cương của người tập sự;
- Định kỳ kiểm tra việc thực hiện công tác tập sự của giảng viên hướng dẫn và phấn đấu rèn luyện của người tập sự;
- Tổ chức cho bộ môn đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện công việc theo đề cương của người tập sự ngay sau khi hết thời hạn tập sự, đề nghị Hiệu trưởng ký hợp đồng làm việc và ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch giảng viên nếu hoàn thành đề cương tập sự và các nhiệm vụ khác được giao.
(3) Nhiệm vụ của giáo viên hƣớng dẫn tập sự:
Là những giáo viên có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm, mỗi giáo viên chỉ hướng dẫn mỗi lần một người tập sự.
- Hướng dẫn người tập sự lập đề cương tập sự theo biểu mẫu thống nhất: bố trí công việc, phân bổ thời gian, việc làm và kết quả phải đạt được.
- Hướng dẫn biên soạn bài giảng, cách thức tổ chức giảng dạy.
- Tổ chức để Bộ môn nghe giảng thử và đánh giá nhận xét kết quả giảng thử
- Sắp xếp để viên chức tập sự được nghe giảng tối thiểu 30% thời lượng của môn học được phụ trách.
- Hướng dẫn thực hiện một số hoạt động khoa học công nghệ. - Hướng dẫn người tập sự làm báo cáo kết quả tập sự.
- Viết bản nhận xét, đánh giá kết quả tập sự của người tập sự nộp cho Trưởng bộ môn ngay sau khi hết thời hạn tập sự.
(4) Nhiệm vụ của giáo viên tập sự trong thời gian tập sự:
- Đi tìm hiểu thực tế;
- Nghe giảng: ít nhất 30% tổng quỹ thời gian của môn học được giao; - Biên soạn bài giảng;
- Giảng thử tại Bộ môn và Khoa: tối thiểu 2 lần;
- Tham gia các hoạt động khoa học tại Khoa và Bộ môn;
- Tham gia các hoạt động đoàn thể và quản lý học sinh, sinh viên. 3.2.3. Định hướng, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên tập sự
* Vấn đề định hướng (hay xã hội hóa)
Bất cứ đơn vị, tổ chức hay cụ thể là nhà trường nào cũng muốn nhân giáo viên mới của mình nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc.
Điều này sẽ không dễ dàng nếu họ không được hỗ trợ thích đáng. Nếu công tác tiếp nhận giáo viên mới không được chú trọng và làm tốt, thì khả năng nhân viên mới khởi động không có “lửa” sẽ rất cao.
Sau khi một người đã được lựa chọn vào tổ chức, họ trở thành thành viên của tổ chức đó. Xã hội hóa- định hướng là một quá trình chính thức hoặc không chính thức nhằm giới thiệu hò và làm quen với trách nhiệm- nghĩa vụ của công việc mà họ mới đảm nhận, với đồng nghiệp và các chính sách (hiểu theo nghĩa rộng) của tổ chức
Khi gia nhập vào môi trường mới, gặp những con người mới, họ không biết mình có được chấp nhận không. Cảm giác này chỉ được xóa đi bằng sự thân thiện của tất cả mọi người, nhưng cũng có thể trở thành một bức tường ngăn cách khi có ai đó tỏ ra thiếu thiện chí. Một cái bắt tay hờ hợt, một lời nói đùa không đúng lúc, một nét mặt lạnh lùng…ít nhiều điều có tác động tiêu cực đến tâm lý và tinh thần làm việc của nhân viên mới.
Cần lưu ý rằng, tuyển được giáo viên, ký hợp đồng thử việc chưa hẳn đã xong quá trình tuyển dụng. Nếu không định hướng cho nhân viên mới, thì chúng ta đang làm công tác tuyển dụng nửa vời.
Giáo viên hướng dẫn/trưởng khoa cần định hướng cho giáo viên mới ngay từ ngày đầu đi làm.
Đừng nghĩ rằng ngày đầu tiên đi làm của nhân viên chỉ là một phần rất nhỏ, đó là quan niệm sai lầm. Nhà quản lý phải biết rằng đó là khởi đầu quan trọng cho quá trình định hướng. Sau đó, tập trung mạnh vào những tháng tập sự và duy trì “những định hướng gia tăng”
Để việc định hướng có hiệu quả cần tiếp nhận giáo viên mới một cách cởi mở ngay từ ngày đầu tiên
Nếu ngay từ ngày đầu tiên đi làm, giáo viên mới được chào đón chân thành, họ sẽ cảm thấy thoải mái. Việc chào đón giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng như chỗ ngồi, bàn làm việc, các thiết bị và đồ dùng cần cho công việc. Nguyên tắc là mọi thứ đều sẵn sàng khi GVTS đến, Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các đơn vị vi phạm nguyên tắc này. Trong thời gian tập sự, Khoa chuyên môn cần hướng dẫn cụ thể GVTS để đảm bảo giáo viên mới nắm bắt dần những thông tin cần thiết
Một nội dung quan trọng của định hướng đối với GVTS đó chính là việc thông báo các chế độ được hưởng của giáo viên như lương, phụ cấp, thưởng hàng tháng, cơ hội học tập …
Nếu GVTS không được thông báo cho sẽ gây sự thiếu tin tưởng cho họ, sự mập mờ sẽ tạo cho giáo viên mới cảm giác tổ chức không chuyên nghiệp và thiếu rõ ráng. Ngược lại, việc thông báo đúng, đủ, sớm các chính sách, ưu đãi cho giáo viên mới sẽ làm cho họ thấy được giá trị của tổ chức. Từ đó, họ sẽ họ sẽ cố gắng hòa nhập và nổ lực công hiến cho xứng đáng.
Việc định hướng GVTS cần chú ý định hướng văn hóa công sở, văn hóa của môi trường sư phạm
“Nhập gia tùy tục” rất phù hợp trong trường hợp này và rất cần được chia sẻ một cách nhẹ nhàng, thống nhất giữa khoa nghề, nhà trường và giáo
viên mới. Có những chính sách, nội quy mà của khoa của trường đề ra cần phải được truyền đạt thấu đáo cho giáo viên trên tinh thần vì lợi ích chung. Về phía các giáo viên mới cần phải nắm rõ những quy cách ứng xử như chào hỏi, cách trao đổi công việc để tránh vi phạm hoặc gặp sự bối rối, phiền hà không đáng có.
Một số ví dụ cần định hướng về văn hóa công sở, văn hóa của môi trường sư phạm
- Yêu cầu trang phụ của giáo viên
- Cách nói chuyện điện thoại, cách xưng hô với người học, với đồng nghiệp - Thủ tục ghi giờ vào và ra
- Các quy định về đi muộn, vắng mặt... - Giờ làm việc và cách bố trí làm việc ca - Được phép hút thuốc ở đâu và khi nào?
- Các điều kiện trả lương và các khoản thanh toán khác, các thủ tục nghỉ ốm và quyền lợi, thanh toán làm ngoài giờ và làm ca, các khoản thanh toán trong những trường hợp đặc biệt và cho ngày nghỉ.
- Các quy định về sử dụng trang thiết bị như điện thoại, máy fax, máy tính, máy photocopy, đèn chiếu...
- Các cơ hội phát triển nghề nghiệp, bao gồm các chương trình đào tạo, huấn luyện, các chính sách đề bạt, chính sách tuyển dụng nội bộ
- Hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc
- Những mối liên lạc chính: nhân sự, kế toán, hành chính và các trợ giúp khác. - Các hướng dẫn sử dụng trang thiết bị
- Những hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần ở doanh nghiệp - Tổ chức công đoàn và người đại diện
- Sơ đồ bố trí mặt bằng: văn phòng làm việc, căng tin, phòng y tế, khu vệ sinh, …
Nếu khoa nghề, nhà trường không cảm thấy tự tin khi trình bày những nội quy và chính sách của mình, không truyền đạt mục đích của các nguyên tắc, thì nhân viên sẽ không cảm thấy thỏa mãn.
GVTS phải được hướng dẫn ở một người có kinh nghiệm. Và điều quan trọng người này phải có lòng nhiệt tình và tốt bụng.
Bất cứ giáo viên nào trong cũng từng trải qua giai đọan lần đầu tiên