Một số nét khái quát về hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật viễn thông tại trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Một số nét khái quát về hà Nội

Vị trí địa lý

Nằm ở phía tây bắc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông,

tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phú ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Dân số

Hà Nội hiện nay, cũng nhƣ trƣớc khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cƣ trung bình 1.979 ngƣời/km² nhƣng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 ngƣời/km². Trong khi đó, ở những huyện nhƣ ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 ngƣời/km². Sự khác biệt giữa nội ô và còn huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục... Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng4 năm 1999, cƣ dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là ngƣời Kinh , chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác nhƣ Dao, Mƣờng, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu của cuộc điều tra dân số ngày năm 2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cƣ dân thành thị, tức 41,1% và 3.816.750 cƣ dân nông thôn, 58,1%.

Hành chính

Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344.7002km2) và dân số là 6.232.940 ngƣời.

Đây là lần mở rộng gồm toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của thành phố Hà Nội (cũ) và toàn bộ diện tích 219.341,11ha (2.193,4111km2) và dân số 2.568.007 ngƣời của tỉnh Hà Tây (sau khi đã tách xã Tân Đức huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ), diện tích và dân số huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc),

diện tích và dân số của 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lƣơng Sơn (tỉnh Hoà Bình).

Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577 đơn vị hành chính cấp xã- gồm 401 xã, 154 phƣờng và 22 thị trấn.

Kinh tế

Năm 2007, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nƣớc ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhƣng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh những công ty nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp cùa thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tƣ xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu ngƣời đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lƣợng nguồn lao động chƣa dịch chuyển kịp theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ sức hấp dẫn môi trƣờng đầu tƣ của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản

phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lƣợng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chƣa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cƣ.

Giáo dục

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2007, Hà Nội có 280 trƣờng tiểu học, 219 trƣờng trung học cơ sở và 103 trung học phổ thông với tổng cộng 495.456 học sinh. Tỉnh Hà Tây cũng tập trung 361 tiểu học, 337 trung học cơ sở và 67 trung học phổ thông, tổng cộng 475.264 học sinh. Hệ thống trƣờng trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trƣờng công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lƣợng giảng dạy và truyền thống lâu đời, nhƣ Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trƣờng công lập, thành phố còn có 65 trƣờng dân lập và 5 trƣờng bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trƣờng trung học đặc biệt, trực thuộc các trƣờng đại học, là Hệ Trung học Phổ thông Chuyên thuộc Trƣờng Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Trƣờng Trung học Phổ thông chuyên thuộc Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Trƣờng Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trƣờng Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội. Các trƣờng trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ƣu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn Việt Nam.

Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trƣờng đại học cùng nhiều cao đẳng, đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên, Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trƣờng đại học ở đây nhƣ Đại học Y, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Ngoại thƣơng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sƣ phạm Hà Nội,

Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải là những trƣờng đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu Việt Nam.

Là thành phố Thủ đô, Hà Nội có nhu cầu lớn về đào tạo Tiếng Anh (cơ bản và chuyên ngành) có chất lƣợng đáp ứng nguồn nhân lực luôn yêu cầu cao cả về số lƣợng và chất lƣợng tại Thủ đô, cho các tỉnh lân cận và cả nƣớc. Là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam, Hà Nội có điều kiện hơn cho học sinh, sinh viên trong việc học tập nói chung và việc học Tiếng Anh nói riêng.

Trong bản phƣơng hƣớng nhiệm vụ từ năm 2006 đến 2010 Đảng bộ thành phố đã chỉ rõ; "...Phát triển nâng cao chất lƣợng GD&ĐT, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tiếp tục phát triển quy mô GD&ĐT có cơ cấu hợp lý giữa các cơ sở công lập, ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. ... Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, coi trọng giáo dục đạo đức, kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời, dạy nghề. Phấn đấu để sản phẩm giáo dục là nguồn lực có trình độ phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố..."

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật viễn thông tại trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)