8. Cấu trúc luận văn
1.2.4 Hoạt động dạy-học và công tác quản lý hoạt động dạy-học ở
đào tạo. Việc đào tạo trình độ cao đẳng đƣợc thực hiện từ 2 đến 3 năm tùy theo nghề đào tạo đối với ngƣời học có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp; Thực hiện từ 1,5 đến 2 năm đối với ngƣời học có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên môn.
Mục tiêu giáo dục của trƣờng cao đẳng: Giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thƣờng thuộc chuyên môn đào tạo.
Cơ cấu tổ chức của trƣờng cao đẳng đƣợc thực hiện theo quy định của Điều lệ trƣờng cao đẳng và đƣợc cụ thể hóa trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng.
Chƣơng trình giáo dục của trƣờng cao đẳng đƣợc xây dựng trên cơ sở chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chƣơng trình giáo dục có mục tiêu dõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, đƣợc thiết kế có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động.
1.2.4 Hoạt động dạy- học và công tác quản lý hoạt động dạy- học ở trường cao đẳng cao đẳng
Hoạt động D-H (teaching - learning activity)bao gồm HĐ dạy của GV và HĐ học của SV. HĐ D-H diễn ra trong những điều kiện xác định, trong đó HĐ dạy đóng vai trò chủ đạo, truyền thụ, điều khiển, hƣớng dẫn. HĐ học đóng vai trò lĩnh hội chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo, tự điều khiển HĐ học tập của mình nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu GD đã xác định.
HĐ dạy và học là HĐ trung tâm chi phối tất cả các hoạt động GD khác trong nhà trƣờng. Đó là con đƣờng trực tiếp và thuận lợi giúp cho SV lĩnh hội đƣợc tri thức, có kỹ năng học tập, giúp SV phát triển tƣ duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực về nhận thức và hành động, hình thành thế giới quan khoa học, lòng yêu nƣớc, yêu CNXH. Vì vậy có thể nói HĐ DD-H trong nhà trƣờng đã tô đậm chức năng xã hội của NT.
+ Hoạt động dạy(teaching)
HĐ Dạy (hay dạy học) của ngƣời GV không chỉ là HĐ truyền thụ cho ngƣời học những nội dung đáp ứng các mục tiêu đề ra, mà hơn thế nữa là HĐ giúp đỡ, chỉ đạo và hƣớng dẫn ngƣời học trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng. Để HĐ học đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, GV cần nắm đƣợc những điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực và hứng thú) của ngƣời học, trên cơ sở đó đƣa ra những tác động sƣ phạm phù hợp.
Ngày nay, với xu thế dạy học "lấy ngƣời học làm trung tâm", GV cần biết tạo cho ngƣời học một không khí học tập mang tính chủ động, linh hoạt sáng tạo. Tác động của ngƣời thầy là tác động bên ngoài, hƣớng dẫn, thúc đẩy và tạo điều kiện cho ngƣời học tự học. Tức là dạy cho ngƣời học cách tƣ duy, cách học để chiếm lĩnh tri thức luôn gia tăng của xã hội loài ngƣời.
+ Hoạt động học(learning)
Theo nghĩa rộng nhất thì học là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong HĐ của con ngƣời. Đó là sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những giá trị và phƣơng thức hành động. HĐ học là HĐ nhận thức độc đáo của con ngƣời, thông qua học con ngƣời tiếp thu, lĩnh hội và sử dụng tri
thức, hình thành và phát triển nhân cách, thay đổi chính bản thân mình, ngày càng có năng lực hơn trong HĐ nhận thức và tích cực cải biến hiện thực khách quan. Ngƣời học vừa là chủ vừa là sản phẩm của quá trình dạy-học.
Khi "học tập suốt đời" là xu hƣớng tất yếu ngày nay thì yêu cầu về nâng cao năng lực học tập của mỗi ngƣời là yêu cầu bức thiết và chúng ta cần phải hiểu đƣợc rằng quá trình học tập của mỗi ngƣời chính là quá trình biến đổi bản thân con ngƣời ấy ngày một tích cực hơn.
+ Mối quan hệ giữa hoạt động dạy-học (the relationship between teaching and learning).
Hoạt động dạy- học mang tính chất hai chiều, đó là 2 mặt của một quá trình luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau giữa ngƣời dạy và ngƣời học, kết quả của HĐ này phụ thuộc vào HĐ kia và ngƣợc lại. HĐ D-H đạt kết quả tối ƣu trong trƣờng hợp có sự thống nhất biện chứng giữa HĐ dạy và HĐ học, trong đó sự nỗ lực của ngƣời dạy và ngƣời học trùng với nhau, tạo nên sự cộng hƣởng của chính QT D-H. QL HĐ D- H là QL hai HĐ dạy và học trong mối quan hệ biện chứng thống nhất của chúng. Bản chất của QT D-H là một hệ vẹn toàn trong đó hai HĐ dạy và học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ xung cho nhau, thống nhất biện chứng với nhau, quy định lẫn nhau nhằm tạo cho ngƣời học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách SV. QT D-H là quá trình dƣới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của ngƣời GV, ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy- hoc.
1.2.4.2.Quản lý hoạt động dạy- học ở trường cao đẳng(learning - teaching activity management)
Với vị trí, vai trò của ĐT trình độ CĐ nằm trong cấp GD ĐH và sau đại học trong HTGDQD, chúng ta thấy đƣợc những yêu cầu đặt ra đối với việc QL HĐ D-H ở trƣờng CĐ.
QL HĐ D-H là QL một quá trình với một hệ thống bao gồm nhiều thành tố nhƣ: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình, CSVC, môi trƣờng xung quanh, các HĐ dạy của thầy với HĐ học của học trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học…
QL HĐ D-H cũng phải thực hiện bốn chức năng cơ bản của QL nói chung. QL HĐ D-H là QL việc chấp hành những quy định, quy chế về HĐ giảng dạy của thầy và HĐ học của trò cùng với các quan hệ tƣơng tác, liên thông với các tổ chức GD khác, hoặc các cơ quan, tổ chức văn hóa, khoa học, thể dục thể thao, các tổ chức đoàn thể quần chúng ngoài xã hội.
+ Quản lý hoạt động giảng dạy.
QL HĐ giảng dạy thực chất là QL nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ GV. Thầy truyền đạt kiến thức, kỹ năng và những giá trị về tƣ tƣởng, phẩm chất để trang bị cho trò. Đồng thời thầy có nhiệm vụ luôn tự trau dồi, rèn luyện, đƣợc bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lƣợng giảng dạy của mình. Trong quá trình GD & ĐT, GV vừa là đối tƣợng QL, vừa là chủ thể QL của HĐ dậy.
QL HĐ giảng dạy bao gồm:
QL việc lập kế hoạch công tác giảng dậy của GV
QL việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy và chuẩn bị lên lớp của GV. QL nề nếp lên lớp giảng dạy của GV và việc vận dụng phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.
QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV QL việc tự học, tự bồi dƣỡng của GV
+ Quản lý hoạt động học tập
QL HĐ học tập của SV là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của ngƣời học trong suốt QTHT, SV vừa là đối tƣợng QL vừa là chủ thể QL của hoạt động học.
Trong QL HĐ học tập ngƣời học cần lƣu ý tính phức tạp và tính trừu tƣợng về sự chuyển biến trong nhân cách do tác động đồng thời của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể, làm cho kết quả học tập của họ bị hạn chế.
QL HĐ học tập có nội dung, yêu cầu cụ thể, vì vậy phải tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá các HĐ học tập của SV.
QL HĐ học tập bao gồm: QL HĐ học trên lớp, QL HĐ tự học, QL HĐ ngoại khóa.
+ Quản lý cơ sở vật chất
QL CSVC trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho HĐ D-H đảm bảo đƣợc các yêu cầu: Tổ chức QL tốt, đảm bảo đầy đủ và sử dụng có hiệu quả CSVC kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phù hợp với hình thức tổ chức và phƣơng pháp giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lƣợng giờ dạy.
Nội dung QL CSVC, trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ HĐ D-H trong nhà trƣờng thực chất là QL các việc sau:
- Xây dựng nội dung và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị, sử dụng CSVC, trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ HĐ D-H.
- QL việc tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật. - QL các trang thiết bị phục vụ D-H (trƣờng, lớp, bàn ghế, bảng…) HĐ phòng bộ môn, phòng chức năng, thƣ viện trƣờng học với các sách báo tài liệu tham khảo.