Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường Trung học cơ sở Phương Liệt Quận Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 61)

Để tồn tại những yếu kém trên có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là kinh phí thấp. Kinh phí cấp cho thư viện hàng năm là rất thấp, lượng tài liệu bổ sung hàng năm không nhiều, thế nhưng để duy trì danh hiệu thư viện đạt chuẩn thì thư viện phải có vốn tài liệu đáp ứng theo quy định. Chính vì vậy, thư viện buộc phải giữ lại những tài liệu cũ nát, lạc hậu để đảm bảo số lượng vốn tài liệu có trong thư viện theo quy định.

Nguyên nhân thứ hai là do nhận thức của lãnh đạo nhà trường chưa thật đúng về vai trò của thư viện trường học. Họ vẫn quan tâm đến hoạt động của thư viện nhưng sự quan tâm đó mới chỉ là hình thức. Điều đó thể hiện ở chỗ, kinh phí cấp trên cấp cho thư viện bao nhiêu thì cứ thế mà hoạt động, nhà trường không hỗ trợ thêm để đầu tư các trang thiết bị khác, hiện đại hơn.

Bên cạnh đó điều khiến cán bộ thư viện chưa nhiệt tình đối với các hoạt động của thư viện bắt nguồn từ lương và chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ thư viện trường học chưa thỏa đáng. Lương của cán bộ thư viện trường học rất thấp, có thể nói là thấp nhất) và không được tính theo bậc đào tạo mà tính theo quy định khi tuyển đầu vào của Quận ở mức lương trung cấp, phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của nhà trường khi được giao khiến họ không mấy mặn mà với công việc chuyên môn. Thêm vào đó, chế độ đãi ngộ dành

cho cán bộ thư viện chưa được thực hiện mặc dù đã có những văn bản pháp lý đề cập đến vấn đề phụ cấp cho cán bộ thư viện trường phổ thông. Trong Quy định tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu rõ “…Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện… được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành Văn hóa-Thông tin quy định”. Trong Thông tư số 25/2006/TT-BVHTT do Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành ngày 21 tháng 2 năm 2006 về Hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm… có nêu rõ: “ Phụ cấp mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm nghề, công việc… kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo… trong kho lưu trữ của thư viện…”. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà công văn này phần lớn chưa đến được với những cán bộ thư viện chuyên trách trong hệ thống các trường phổ thông trên cả nước. Điều này cũng là một cản trở lớn đối với sự nhiệt huyết, tận tình trong công việc của những người làm công tác thư viện trường học.

Một nguyên nhân nữa đó là do cán bộ thư viện phải đảm nhận tất cả các công việc chuyên môn nghiệp vụ của thư viện, nên ít có thời gian quan tâm đến việc hướng dẫn cho các em cách sử dụng thư viện một cách tận tình, chu đáo. Vì vậy, các em cũng mong muốn được cán bộ thư viện hướng dẫn tận tình hơn nữa cách chọn lọc và đọc tài liệu có hiệu quả hơn nữa.

Đây là những điểm yếu mà thư viện cần khắc phục để ngày càng nâng cao chất lượng và loại hình phục vụ các em, làm cho thư viện thật sự trở thành điểm đến yêu thích trong những lúc rảnh rỗi ở trường cho không chỉ các em học sinh mà tất cả các cán bộ giáo viên trong nhà trường.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường Trung học cơ sở Phương Liệt Quận Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 61)