Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường Trung học cơ sở Phương Liệt Quận Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 31)

Cơ cấu nguồn lực thông tin

Một trong những yếu tố không thể thiếu để hình thành thư viện đó chính là nguồn lực thông tin. Nếu thiếu đi yếu tố quan trọng này thì sẽ không có sự hình thành của thư viện. Việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông

tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi một thư viện. Chính vì vậy nó cần được thường xuyên lên kế hoạch để đảm bảo tài liệu nhập về thư viện phục vụ đúng đối tượng, đáp ứng nhu cầu tin của người sử dụng.

Vốn tài liệu là yếu tố trọng yếu để thư viện hoạt động. Trước yêu cầu mới và sự phát triển không ngừng của ngành xuất bản hiện nay, nguồn tài liệu ở các thư viện trường học rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại như: CD-ROM, đĩa mềm, vi phim, vi phiếu, CSDL… Tuy nhiên, tài liệu ở thư viện trường học chủ yếu là tài liệu truyền thống. Ngoài sách, các thư viện còn có các loại hình khác như: báo, tạp chí, băng, đĩa giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ…

Hiện nay, tại thư viện trường THCS Phương Liệt, nguồn lực thông tin được xây dựng theo Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, nguồn lực thông tin của thư viện nhà trường bao gồm: sách, báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Về sách giáo khoa của thư viện: Đây là loại chính thống trong hoạt động dạy và học trong của GV và học sinh trong nhà trường. Đối với giáo viên, sách giáo khoa là một loại công cụ cơ bản không thể thiếu được. Một mặt nó xác định mức độ, khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, mặt khác nó có tác dụng gợi ý phương pháp giảng dạy và giáo dục mà không hạn chế sự sáng tạo trong hoạt động sư phạm, giúp giáo viên nâng cao hiệu suất giờ lên lớp, đồng thời tạo cơ sở cần thiết cho việc giảng dạy thống nhất trong tất cả các trường học. Sách giáo khoa là loại sách chính thống có tính chất pháp quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và ấn hành. Sách giáo khoa chiếm một tỉ lệ rất lớn trong thư viện trường THCS Phương Liệt.

Theo quy định thư viện nhà trường cần có “Tủ sách giáo khoa dùng chung” để đảm bảo mỗi học sinh có 01 bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, do là một trường học ở Hà Nội, điều kiện sống của các gia đình không quá khó

khăn, nhiều gia đình anh chị lớn dùng xong còn để lại sách cho em nhỏ học luôn, nên hầu hết các em học sinh trong nhà trường tự mua sách giáo khoa về sử dụng mà ít lên thư viện mượn sách. Một lý do nữa khiến các em không tới thư viện trường để mượn sách giáo khoa vì trong thời gian nghỉ hè các em có nhu cầu ôn tập, củng cố lại kiến thức trong khi đó thư viện chỉ có thể phục vụ các em trong thời gian, đến hè các em phải trả lại sách để thư viện còn phục vụ cho khoá sau, nên các em thường chọn giải pháp mua sách giáo khoa về dùng cho tiện. Từ nhu cầu thực tế của các em học sinh, cứ đầu năm học thư viện nhà trường lại tổ chức cung cấp sách giáo khoa cho toàn bộ học sinh trong trường. Chính vì vậy “Tủ sách giáo khoa dùng chung” của thư viện tuy không phải mang tính hình thức song mỗi khối lớp chỉ có khoảng vài chục bộ sách. Số tài liệu này được bổ sung hàng năm do sự quyên góp của học sinh và từ ngân sách dành cho thư viện của nhà trường.

Đối với vốn tài liệu là sách nghiệp vụ của giáo viên: Là loại sách phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên, bao gồm: các sách về phương pháp giảng dạy, sách bài soạn, các loại sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các tài liệu chỉ đạo của ngành. Ngoài ra còn có các loại sách về khoa học giáo dục, tâm lý, kinh nghiệm giáo dục và dạy học tiên tiến, giáo trình của các trường sư phạm, giúp giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ vươn lên đáp ứng những nhu cầu mới của sự nghiệp giáo dục.

Đây là loại tài liệu chỉ phục vụ riêng cho đối tượng bạn đọc là giáo viên và nó cũng chính là công cụ của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Hiện nay thư viện nhà trường đã có các loại tài liệu như: Văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên bộ, liên ngành; các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông; các sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; các

sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. Nhìn chung, loại hình tài liệu này của thư viện đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các giáo viên trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: “Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho mỗi giáo viên có 1 bản và 3 bản lưu tại thư viện” mà Quyết định số 1/2003/QĐ-BGDĐT đề ra.

Trong thư viện trường THCS Phương Liệt, loại tài liệu chiếm số lượng lớn và phong phú nhất phải kể đến là sách tham khảo. Đây là loại sách góp phần củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh. Nó có tác dụng kích thích học sinh lòng say mê học tập, yêu khoa học, có ý thức vươn lên, tìm tòi sáng tạo trong học tập và lao động. Sách tham khảo là một mảng tài liệu rất quan trọng trong thư viện trường THCS Phương Liệt. Loại hình tài liệu này rất phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình, gồm các sách của nhiều nhà xuất bản khác nhau.

Hiện tại, số tài liệu tham khảo trong thư viện thường có từ 3 bản trở lên, được chia ra các loại sau:

+ Các loại sách công cụ, tra cứu gồm có: Từ điển tiếng Việt, từ điển tiếng Anh, các tác phẩm kinh điển…Loại tài liệu này không chỉ có số lượng khiêm tốn mà còn không được thường xuyên cập nhật, có những tài liệu cần nhưng đã cũ nát nhưng vẫn không được bổ sung, thay mới.

+ Các loại sách mở rộng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn các lĩnh vực. Trong đó chiếm số lượng lớn là các sách tham khảo về các môn tự nhiên: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và các môn xã hội như: Văn học. Đây là loại tài liệu giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, đặc biệt là trong những đợt nhà trường chuẩn bị ôn thi cho các em trong đội tuyển thi HSG cấp Quận, cấp Thành phố hàng năm.

Tuy nhiên cũng có không ít những tài liệu tham khảo chỉ mang tính chất giải trí mà ít mang tính giáo dục, đặc biệt là các loại truyện tranh. Loại tài liệu này chủ yếu là do các em học sinh đóng góp, có những tài liệu không thật phù hợp với lứa tuổi của các em, vì vậy khi làm công tác bổ sung cán bộ thư viện nên cân nhắc một cách cẩn thận để làm sao cho hợp lý nhất, vừa đảm bảo loại bỏ những tài liệu có nội dung không phù hợp với lứa tuổi các em vừa không chạm đến lòng tự ái vì cho rằng đóng góp của mình không được trân trọng của học sinh.

+ Về tranh ảnh, bản đồ: Loại hình tài liệu này có số lượng không lớn, được trưng bày chủ yếu trong phòng thiết bị và đồ dùng dạy học nhằm tiện lợi cho quá trình dạy và học của học sinh ở trên lớp. Một số ít còn lại lưu trữ tại thư viện để phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo ngoài giờ lên lớp.

+ Các loại băng, đĩa giáo khoa có số lượng khá khiêm tốn tại thư viện do chưa có thiết bị chuyên dụng để có thể đọc loại hình tài liệu này. Chính vì vậy, những tài liệu này không được thư viện bổ sung thường xuyên. Chỉ một số ít các loại băng đĩa dùng trong môn học ngoại ngữ là được sử dụng và bổ sung mỗi năm, số còn lại khá cũ kỹ và lạc hậu, không còn giá trị sử dụng.

Bên cạnh các loại hình tài liệu trên, thư viện còn phục vụ một số loại báo, tạp chí khác như: Tạp chí Thiết bị giáo dục, Tạp chí Thư viện trường học, Tạp chí Rừng xanh, báo Giáo dục thời đại, báo Lao động, báo Hạnh phúc gia đình… và một số loại báo, tạp chí trong ngành giáo dục. Mỗi tên báo thường được thư viện nhập với số lượng từ 5 đến 22 bản và được bổ sung hàng tháng.

Năm học Tổng số tài liệu

Loại hình tài liệu Sách giáo khoa Sách tham khảo Sách nghiệp vụ Báo – Tạp chí SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 2005-2006 6.000 480 8,0 4.724 78,73 292 4,87 504 8,4 2006-2007 6.500 496 7,63 5.158 79,36 342 5,26 504 7,75 2007-2008 7.000 512 7,31 5.614 80,2 370 5,29 504 7,2 2008-2009 7.200 528 7,33 5.763 80,04 405 5,63 504 7,0 2009-2010 8.000 544 6,8 6.477 80,96 475 5,94 504 6,3 2010-2011 9.000 560 6,22 7.416 82,41 510 5,67 514 5,7 2011-2012 10.000 576 5,76 1.690 83,1 600 6,0 514 5,14

Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ các loại hình tài liệu trong thư viện

Tuy thư viện nhà trường có vốn tài liệu tương đối lớn và phong phú, song giá trị sử dụng không cao do phần lớn tài liệu đã cũ và lạc hậu, trong đó số tài liệu thuộc bộ môn ngoại ngữ chủ yếu là sách chưa được cải cách, hiện không còn được sử dụng trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông. Để thay đổi tình trạng này, trong thời gian tới thư viện cần kiểm kê, thanh lý bớt các sách cũ nát, lạc hậu ra khỏi thư viện đồng thời bổ sung các sách mới có giá trị sử dụng nhằm nâng cao chất lượng tài liệu trong thư viện đồng thời thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tới thư viện sử dụng tài liệu.

Công tác bổ sung nguồn lực thông tin

Hiện nay vốn tài liệu của nhà trường được bổ sung bằng con đường phổ biến nhất đó là mua. Việc tạo nguồn thông tin của thư viện chủ yếu bằng kinh phí nhà nước cấp và thay đổi theo từng thời gian nhất định.

Là một thư viện được công nhận đạt chuẩn từ năm 2005, thư viện trường THCS Phương Liệt có chính sách phát triển nguồn lực thông tin một cách cụ thể và rõ ràng. Hàng năm nhà trường luôn dành ra một khoản kinh phí

nhất định cho công tác bổ sung vốn tài liệu. Việc bổ sung vốn tài liệu được cân nhắc kỹ càng nhằm cân đối giữa nhu cầu tin và nguồn kinh phí của thư viện.

Việc bổ sung vốn tài liệu thường được tiến hành vào đầu các năm học, do cán bộ thư viện và các giáo viên giỏi phụ trách các tổ chuyên môn đảm nhận. Sở dĩ có sự kết hợp này để đảm bảo chất lượng tài liệu được bổ sung vào thư viện có giá trị sử dụng cao. Bởi lẽ, cán bộ thư viện có thể đảm nhận việc bổ sung các tài liệu tham khảo chung, báo, tạp chí hay các văn bản, quy định của ngành nhưng việc chọn lọc tài liệu cho các môn học nếu được chính các giáo viên giỏi, có uy tín trong các tổ bộ môn tự bổ sung thì sẽ có chất lượng cao và phù hợp hơn rất nhiều. Điều này giúp cho nguồn lực thông tin của thư viện vừa phong phú, vừa có giá trị sử dụng cao.

Số lượng vốn tài liệu của thư viện được bổ sung hàng năm và số lượng năm sau thường cao hơn năm trước. Ở lĩnh vực tài liệu báo, tạp chí thường dừng lại ở một con số nhất định cho mỗi năm, theo từng tháng, từng quý.

Chúng ta có thể thấy rõ hơn vốn tài liệu của thư viện qua các năm theo bảng dưới đây:

Năm học Tổng số tài liệu

Loại hình tài liệu Sách

giáo khoa

Sách

Tham khảo nghiệp vụ Sách – Tạp chí Báo

2005-2006 6.000 480 4.724 292 504 2006-2007 6.500 496 5.158 342 504 2007-2008 7.000 512 5.614 370 504 2008-2009 7.200 528 5.763 405 504 2009-2010 8.000 544 6.477 475 504 2010-2011 9.000 560 7.416 510 514 2011-2012 10.000 576 7.690 600 514

Việc duy trì bổ sung vốn tài liệu hàng năm của thư viện giúp cho nguồn lực thông tin của thư viện luôn có tính thời sự, thông tin được cập nhật và có giá trị cao.

Như đã nói ở trên, thư viện trường học ở Việt Nam dường như còn là một cái gì đó khá mới mẻ, khá lạ lẫm, nên mặc dù nó có tầm quan trọng đặc biệt song vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Sự chưa quan tâm đúng mức ấy thể hiện ở việc nguồn kinh phí cấp cho hoạt động của thư viện rất nhỏ, gần như chỉ mang tính hình thức. Tại sao lại nói như vậy, bởi vì số kinh phí cấp cho thư viện dù có mang đi phục vụ hoàn toàn cho việc bổ sung tài liệu thì số tài liệu được bổ sung hàng năm cũng không đáng kể, chưa nói đến nó còn được chia nhỏ ra để phục vụ cho một số hoạt động khác của thư viện. Nguồn kinh phí ít ỏi dẫn đến công tác bổ sung của các thư viện cũng nhỏ giọt, cầm chừng. Năm học 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2020 2010- 2011 2011- 2012 Kinh phí đƣợc cấp (Triệu đồng) 10,5 11,5 12,0 13,5 13,5 14,5 14,5

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 10.5 11.5 12.0 13.5 13.5 14.5 14.5 Triệu đồng

Có thể thấy, dù nguồn kinh phí được cấp cho thư viện trường tăng lên qua các năm nhưng số lượng không đáng kể. Với nguồn kinh phí như vậy chỉ đủ để duy trì nguồn tài liệu bổ sung vào thư viện, những hoạt động còn lại thư viện phải huy động từ những nguồn thu khác trong trường.

Cũng chính vì nguồn kinh phí khiêm tốn như vậy nên việc bổ sung tài liệu của thư viện nhà trường được tiến hành khá cẩn thận, khoa học và tương đối hợp lý. Hàng năm, vào đầu năm học, những loại tài liệu chính thống, bắt buộc phải có trong thư viện như các sách giáo khoa, sách giáo viên, được ưu tiên bổ sung trước; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, các tài liệu chỉ đạo của ngành, các loại tài liệu mang tính giải trí… cán bộ thư viện có thể tự mình tiến hành bổ sung sau khi được sự xét duyệt của ban giám hiệu nhà trường. Với các loại sách tham khảo, sách đọc thêm, sách nâng cao…sẽ trưng cầu ý kiến của các giáo viên có uy tín (về năng lực chuyên môn) trong các tổ chuyên môn của nhà trường nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng tài liệu. Việc phân chia này không chỉ giúp giảm nhẹ áp lực cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh có được những cuốn tài liệu hay để đọc mà nó còn giúp cho

công tác bổ sung của thư viện không phải phụ thuộc vào việc chờ đợi các nhà xuất bản phát hành Danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện các trường phổ thông – một gợi ý giúp cho việc bổ sung của các thư viện trở nên đơn giản hơn trong giai đoạn hiện nay, khi mà các loại sách tham khảo, đọc thêm ồ ạt xuất hiện trên thị trường.

Bên cạnh hình thức bổ sung chính là mua tài liệu, thư viện hàng năm còn được nhận một số sách cấp phát của Phòng Giáo dục, tuy nhiên số lượng không đáng kể và đối tượng sử dụng các loại tài liệu này cũng rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường Trung học cơ sở Phương Liệt Quận Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)