Hoạt tính chống khuẩn, chống nấm và chống virut

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh (Trang 29)

Năm 1983, Sundaram và các cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống vi khuẩn và chống nấm của α–mangostin và 4 dẫn xuất của nó. Họ nhận thấy rằng vi khuẩn S. aureus, P. aeruginosa, Salmonella typhimuriumBacillus subtilis dễ bị tổn thƣơng cao đối với các xanthon này; ngƣợc lại các vi khuẩn Pro-teus sp,

Klebsiella sp Escherichia coli chỉ bị tổn thƣơng ở một mức độ nào đấy. Về nấm, α–mangostin và 4 dẫn xuất của nó có tác dụng ức chế mạnh mẽ với các loại

Epidermophyton floccosum, Alternaria solani, Mucor sp., Rhizupus sp.

Cunninghamella echinulata, ngƣợc lại Trichophyton mentagrophytes,

Microsporum canis, Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Penicillium sp.,

Fusarium roseumCurvularia lunata chỉ bị tổn thƣơng nhẹ. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC, nồng độ thấp nhất của hợp chất chống vi khuẩn gây ức chế sự tăng trƣởng có thể quan sát đƣợc của vi sinh vật sau giai đoạn ủ bệnh) của α–mangostin là giữa 12,5 và 50 μg/mL đối với vi khuẩn, giữa 1 và 5 μg/mL đối với nấm. Sự sắp xếp về khả năng kháng khuẩn và kháng nấm nhƣ sau: α–mangostin > isomangostin > 3-O-metyl mangostin > 3,6-di-O-metyl mangostin. Mangostin triaxetat không có hoạt tính.

Năm 1986, Mahabusarakam và các cộng sự đã điều tra về hoạt tính chống khuẩn của mangostin, gartanin, γ-mangostin, 1-isomangostin và 3-isomangostin đƣợc tách từ trái măng cụt chống lại S. aureus, cả chủng bình thƣờng lẫn chủng kháng penicillin. Chỉ số MIC (μg/mL) của các hợp chất đƣợc sắp xếp theo thứ tự sau: đối với các chủng bình thƣờng là methicillin (3,9) > α–mangostin (15,6) > γ- mangostin (31,2) > 1-isomangostin (62,5) > 3-isomangostin (125) > gartanin (250); đối với các chủng kháng penicillin là α–mangostin (1,56-12,5) > methicillin (1,56-12,5) > 1-isomangostin (125) > 3-isomangostin (250), γ-mangostin (250) và gartanin (250). Thêm vào đó, hoạt tính của mangostin, gartanin và γ-mangostin

chống lại Candida albicans, Cryptococcus neoformans, T. mentagrophytes

Microsporum gypseum cũng đƣợc kiểm nghiệm; kết quả là có hoạt tính trung bình chống lại T. mentagrophytes, Microsporum gypseum nhƣng lại không thể hiện hoạt tính chống lại C. albicans, C. neoformans.

Năm 1996, Linuma và các cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả ức chế của vài xanthon, đƣợc tách ra từ vỏ quả măng cụt, chống lại sự tăng trƣởng của S.aureus

đề kháng methicillin (MRSA–methicillin resistant S.aureus). α–mangostin ức chế hiệu quả rõ rệt, với chỉ số MIC từ 1,57-12,5 μg/mL.

Năm 2003, Saksamrarn và các cộng sự đã nghiên cứu khả năng chống vi trùng lao của các prenyl xanthon lấy từ vỏ quả măng cụt. Trong số chúng, α và β- mangostin và garcinone B thể hiện hiệu quả ức chế thuyết phục nhất chống lại vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, với chỉ số MIC là 6,25 μg/mL, ngƣợc lại, demthylcalabaxanthon và trapezifolixanthon có chỉ số MIC là 12,5 μg/mL, γ- mangostin, garcinone D, mangostanin, mangostenone A và tovophyllin B có chỉ số MIC là 25 μg/mL. Các xanthon có khả năng chống lại vi trùng lao thấp hơn là mangostenol và mangostanol có chỉ số MIC lần lƣợt là 100 μg/mL và 200 μg/mL.

Năm 1994, Phongpaichit và các cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của α và γ-mangostin và hỗn hợp mangostin trên 49 chủng MRSA, đƣợc lấy từ các bệnh nhân ở bệnh viện Songklanagarind; 50 chủng MRSA, 13 chủng

Enterococcus spp, đƣợc lấy từ các bệnh nhân ở bệnh viện Maha-raj Nakorn Chiang Mai. Hỗn hợp mangostin có hiệu quả thuyết phục nhất chống lại MRSA (MIC 1,48 μg/mL), α và γ-mangostin lần lƣợt là 3,12 và 2,26 μg/mL. Đối với tất cả các chủng Enterococcus spp, mangostin ức chế sự tăng trƣởng của chúng ở 1 μg/mL.

Vài sản phẩm tự nhiên đƣợc xác định nhờ vào khả năng ức chế những trạng thái khác nhau đối với chu kỳ của virut làm mất khả năng miễn dịch ở ngƣời (HIV-1). Năm 1996, Chen và các cộng sự đã chỉ ra rằng cặn chiết etanol của trái măng cụt ức chế rất hiệu quả với HIV-protease. Hai xanthon đƣợc tách ra từ cặn

này là α và β-mangostin, theo thứ tự thể hiện chỉ số IC50 5,12 ± 0,41 và 4,81 ± 0,32 μM. Tính chất ức chế này không cạnh tranh.

Gần đây, năm 2007, Rassameemasmaung và các cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của một loại thuốc súc miệng từ dƣợc thảo có chứa thành phần chiết từ vỏ quả măng cụt, thông qua thử nghiệm trên 60 ngƣời, đƣợc chẩn đoán mắc phải bệnh viêm lợi kinh niên ở mức độ nhẹ nhàng hay vừa phải. Kết quả là có tác dụng chống lại các hợp chất chứa lƣu huỳnh dễ bay hơi, bệnh bựa răng và chảy máu răng. Chính vì vậy, phần chiết từ vỏ quả măng cụt có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tác nhân bổ sung trong việc điều trị hơi thở hôi thối.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh (Trang 29)