Có những bằng chứng về khả năng chống viêm và chống dị ứng của măng cụt trên những mẫu thí nghiệm khác nhau, ví dụ nhƣ tế bào RBL-2H3 (2002) và tế bào u thần kinh đệm ở chuột (2002, 2004, 2006), động mạch chủ ở ngực loài thỏ và khí quản ở chuột lang (1996) và vài mẫu thí nghiêm trên loài gặm nhấm (1979, 2004)
[11- 13,18,20,21,33-36, 43-48].
Năm 1979, Shankaranarayan và các cộng sự đã tạo ra các dẫn xuất tổng hợp từ xanthon (3-O-methyl mangostin, 3,6-di-O-methyl mangostin, mangostin triaxetat, 1-isomangostin, mangostin-3,6-di-O-(tetra axetyl)-glucosid và mangostin-3,6-di-O-glucosid) từ α-mangostin, đƣợc sử dụng trong nghiên cứu dƣợc lý, cũng giống nhƣ α-mangostin. Khả năng hoạt động trong miệng và bụng
(50 mg/kg) của α-mangostin, 1-isomangostin và mangostin triaxetat đã thể hiện hoạt tính chống viêm trên các loài gặm nhấm, đƣợc kiểm nghiệm khi dùng chích qua màng phúc mô hay khi cho uống nơi chuột bị gây phù chân bằng carrageenan, hay bằng cách cấy cục bông gòn dƣới da. Các chất này không có hiệu ứng ổn định màng tế bào. Trong phần tác dụng lên hệ trung ƣơng, chúng ta thấy mangostin ức chế tổng hợp COX-2, đó cũng là một cơ chế chống viêm.
Năm 2002, Nakatani và các cộng sự sử dụng dịch chiết etanol 100 %, 70 %, 40 % và nƣớc, tìm thấy dung dịch etanol 40% ức chế phóng thích histamin qua trung gian IgE. Dung dịch này cũng ức chế tổng hợp prostaglandin E-2 (PGE-2). Phản ứng phản về qua da thụ động bị ức chế đáng kể bởi dịch chiết 40%. Tác dụng chống dị ứng của dung dịch này mạnh hơn dung dịch một loại cây ngấy (Rubus suavissimus) thƣờng dùng ở Nhật.
Gần đây, năm 2008, Chen và các cộng sự đã chứng minh rằng α và γ- mangostin ức chế hiệu quả quá trình sản xuất NO. và độc tố tế bào đến các tế bào RAW 264,7. Số lƣợng sản xuất NO. ở 3 đến 25 μM đƣợc xác định liên lục, chỉ số IC50 đối với α và γ-mangostin là 12,4 và 10,1 μM. Hai hợp chất là α và γ- mangostin cũng khử một cách hiệu quả quá trình tổng hợp PGE2 (IC50 11,08 và 4,5 μM). Hiệu quả của những xanthon này đƣợc thông qua bằng cách xác định sự cảm ứng của iNOS (nitric oxide synthase) và enzym COX.
Cơ quan cảm nhận IgE gây hoạt động truyền tính trạng tín hiệu trong tế bào, dẫn tới sự giải phóng chất trung gian gây bị viêm, ví dụ nhƣ histamin. Đây chính là khả năng quan trọng nhất trong vài giả thiết về dị ứng. Dựa trên những thông tin đó, Itoh và các cộng sự (2008) đã giải thích rằng các xanthon đƣợc tách ra từ quả măng cụt (α, β và γ- mangostin), ngăn cản quá trình mất hạt nhỏ của bạch cầu trong hoạt động Ag gián tiếp của IgE trên tế bào bạch cầu RBL-2H3 ở chuột. Các tác giả này cũng giải thích rằng cơ chế ức chế của quá trình mất hạt nhỏ nhờ xanthon là do sự ngăn cản của đƣờng chạy SYK/PLCγs/PKC.
Tất cả những dữ liệu kể trên chỉ ra rằng các xanthon đƣợc tách ra từ quả măng cụt có thể là một mục tiêu mới về các hợp chất chống viêm và chống dị ứng.