Cơ hội và thách thức áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tại vùng đệm Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 70)

vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo đã được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các cấp khác nhau. Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2008 về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do vậy, hiện tại Việt Nam mới áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đối với tài nguyên rừng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu thí điểm nào về áp dụng cơ chế PFES tại VQG Tam Đảo nói chung và vùng đệm VQG Tam Đảo nói riêng.

- Cơ hội và thách thức áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Đề tài đã phân tích được những cơ hội, khó khăn và thách thách thức khi thực hiện cơ chế PFES tại vùng đệm VQG Tam Đảo, cụ thể như sau:

 Cơ hội:

1) Chi trả dịch vụ môi trường nói chung và môi trường rừng nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước;

2) Việc xây dựng các mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phù hợp với chủ trương chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Địa phương và của VQG Tam Đảo;

3) Khu vực nghiên cứu thuộc là các xã thuộc Vùng đệm VQG Tam Đảo có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, cảnh quan thuận lợi cho việc đề xuất mô hình và áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn.

4) Chi trả dịnh vụ môi trường rừng cũng đang được sự quản tâm của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, đây là cơ hội để thu hút các nguồn tài trợ để thực hiện mô hình và hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại VQG Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

 Khó khăn và thách thức

1) Chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại VQG Tam Đảo nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng;

2) Nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chính quyền cũng như Ban quản lý VQG Tam Đảo về PFES còn hạn chế, và chưa chính xác;

3) Thể chế, chính sách và các quy định cụ thể về PFES vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, thử nhiệm để hoàn thiện.

4) Khó khăn trong việc lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng (hệ số K).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 70)