Tiêu chí lựa chọn dịch vụ hệ sinh thái rừng để đề xuất mô hình chi trả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 58)

trả dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát tại địa phương về hiện trạng sử dụng đất, sử dụng rừng, tình hình dân sinh, kinh tế, định hướng phát triển kinh tế tại các xã vùng đệm VQG Tam Đảo, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và

định hướng phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Tam Đảo, đề tài đề xuất môt số tiêu chí lựa chọn dịch vụ môi trường rừng cho mô hình sinh kế của cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. Trên cơ sở đó, mô hình được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1) Phù hợp với chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước;

Hiện nay, chi trả dịch vụ môi trường đang được coi như một giải pháp để bảo vệ vào phát triển nguồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học mà vẫn đảm bảo sinh kế của cộng đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo ra một cơ chế công bằng trong chia sẽ lợi ích giữa các bên liên quan. PFES đã và đang nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đáng kể từ Chính phủ, và các bộ ngành có liên quan.

Từ năm 2008, khung pháp lý quốc gia về PFES, gồm các cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính và các hợp đồng ủy thác đã được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các cấp khác nhau (4 văn bản pháp quy dưới dạng Nghị định và Quyết định của Thủ tướng, 16 văn bản pháp quy dưới dạng Quyết định và Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Trong số các văn bản ban hành, có 5 văn bản cung cấp cơ sở pháp lý và Bảo vệ và Phát triển rừng ở cấp tỉnh và trung ương, 11 văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện PFES.

2) Mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng đề xuất phải phù hơp với một trong bốn dịch vụ môi trường được quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ- CP của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định 99 quy định các loại dịch vụ môi trường phải chi trả, gồm:

- Phòng hộ đầu nguồn (gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho hoạt động sản xuất và đời sống xã hội).

- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho du lịch.

- Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái và giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững.

nguồn nước từ rừng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản

3) Phù hợp với chủ trương chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Địa phương.

Tính đến hết tháng 12/2013, huyện Tam Đảo đón khoảng 443. 695 lượt du khách đến thăm quan và hành hương vãn cảnh, trong đó Khu danh thắng Tây Thiên trên 300.000 lượt tăng 49% so với năm 2012; Khu Du lịch Tam Đảo 143.659 lượt giảm 9,2% so với năm 2012. Khách du lịch lưu trú qua đêm (tập trung chủ yếu ở Khu du lịch Tam Đảo) là 43.615 lượt tăng 28,3% so với năm 2012 (33.978 lượt), khách nước ngoài là 402 lượt giảm 4,4% so với năm 2012. Doanh thu năm 2013 đạt 41.734 triệu đồng.

Theo Quyết định 673/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 29 tháng 3 năm 2011 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (mục 4.2.3 Phát triển các ngành dịch vụ) quy định:

- Tập trung mọi nguồn lực để phát triển dịch vụ du lịch, lấy kinh tế du lịch làm mũi nhọn, động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong Huyện phát triển. Phấn đấu để huyện Tam Đảo trở thành huyện du lịch trọng điểm, trung tâm lễ hội của tỉnh Vĩnh Phúc; gắn các hoạt động dịch vụ của Huyện với các hoạt động của các huyện khác và của tỉnh Vĩnh Phúc, các tỉnh lân cận.

- Phấn đấu giá trị sản xuất toàn ngành đến năm 2020 đạt 1.387,8 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 20,02%/năm.

- Quy hoạch phát triển du lịch: Tập trung vào sản phẩm du lịch tâm linh với việc khai thác lễ hội ở khu di tích Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện và các hoạt động lễ hội của khu lễ hội Đại Đình; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch văn hóa. Phấn đấu sẽ đón khoảng 90-150 nghìn vào năm 2020 và 200-300 nghìn khách quốc tế vào năm 2030; sẽ đón và khoảng 5 triệu khách nội địa vào năm 2020.

- Phát triển dịch vụ thương mại tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hoá với 2 chức năng chính: khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ ở các trung tâm du lịch Đại Đình và chợ thị trấn Tam Đảo, tạo điều kiện để sản phẩm của Tam Đảo, trước hết là các nông sản đến được với các địa phương khác. Xây dựng chợ trung tâm Huyện tại Hợp Châu và các chợ ở các trung tâm du lịch trong quần thể và tạo sự gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong Trung tâm Huyện, biến trung tâm Huyện thành trung tâm thương mại,

đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, nhất là hàng nông sản và thủ công truyền thống và điểm du lịch thu hút khách tham quan và mua bán hàng hoá.

4) Phù hợp với Đề án “Phát triển du lịch sinh thái – Vườn quốc gia Tam Đảo. Ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch sinh thái - Vườn quốc gia Tam Đảo” (Ban hành kèm theo Quyết định Số 1238/QĐ-BNN-TCLN). Trong Đề án Quy định (điểm b, mục 3) diện tích cho thuê để phát triển du lịch vụ môi trường rừng đến năm 2020 là 1.703,90 ha trong đó:

- Phân khu hành chính - dịch vụ: 1.033,9 ha, gồm các khu: Hồ Xạ Hương- Thung lũng Chắt Dậu: 107,0 ha; Khu Hồ Làng Hà - Rừng Lim: 28,3 ha; Khu km 15-18: 100,6 ha; Khu chân đỉnh Rùng Rình: 37,8 ha; Khu Tây Thiên: 300,1 ha; Khu Lũng Vinh Ninh: 50 ha; Khu Tam Đảo II: 300,5 ha. Các khu khác: 109,6 ha.

- Phân khu Phục hồi sinh thái: 670,0 ha, gồm: Khu Bến Tắm (Đạo Trù): 100,0 ha; Khu Vĩnh Ninh (Đạo Trù): 100,0 ha; Khu Bản Long-Thác Thậm Thình (Minh Quang): 100,0 ha; Khu ven Hồ Thanh Lanh (Trung Mỹ): 100,0 ha; Khu Đá Đen (Quân Chu): 100,0 ha; Khu ven Hồ Vai Miếu (Ký Phú): 70 ha; Khu ven hồ Vai Bành (Phú Xuyên): 50 ha; Khu Suối Kẹm (La Bằng): 50 ha.

- Mức độ tác động của hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng, trong đó cho phép sử dụng là 5% tổng diện tích được thuê để làm đường mòn, điểm dừng chân, xây dựng văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí và khu công năng phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng... Phần diện tích được thuê phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa thông qua hệ thống biển báo.

c) Các tuyến du lịch sinh thái kết hợp tuần tra bảo vệ rừng

- Tuyến 1: Văn phòng Vườn quốc gia Tam Đảo - Khu du lịch sinh thái km 15 đến km 18 - Thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo I) - Tam Đảo II (ba đỉnh Tam Đảo);

- Tuyến 2: Văn phòng Vườn quốc gia Tam Đảo - Thung lũng Chắt Dậu - Núi Con Trâu 2 - Hồ Xạ Hương;

- Tuyến 3: Bến Tắm - Tam Đảo II (ba đỉnh Tam Đảo) - Chùa Địa Ngục - Thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo I);

- Tuyến 4: Văn phòng Vườn quốc gia Tam Đảo - Khu danh thắng Tây Thiên (Đền Mẫu - Thiền viện Trúc Lâm - Đền Thượng Tây Thiên) - Tam Đảo

II (ba đỉnh Tam Đảo);

- Tuyến 5: Các tuyến nhỏ kết nối sân golf Tam Đảo - Hồ Xạ Hương - Hồ Làng Hà (xã Hồ Sơn) - Thung lũng Chặt Dậu, Thác Bản Long, Hồ Đại Lải, v.v... và các điểm khác thuộc vùng đệm Vườn Tam Đảo;

- Tuyến 6: Kết hợp bên trong Vườn và vùng đệm là Văn phòng Vườn - Thái Nguyên (các khu di tích lịch sử, các khu du lịch sinh thái) - Tuyên Quang (Tân Trào, Sơn Dương và các điểm du lịch sinh thái).

Căn cứ vào Quyết định này, và để đáp ứng mục tiêu của Đề tài, tác giả đã đề xuất mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn nghiên cứu phải thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 của Vườn quốc gia Tam Đảo. Đồng thời diện tích rừng này thuộc diện đã được giao cho cộng đồng (hộ gia đình, cá nhân) quản lý, bảo vệ;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w