a. Địa hình
Vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp và trung bình xen kẽ với vùng bình địa của các nhánh sông: Phó Đáy (Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) và Sông Công (Thái Nguyên).
- Độ cao trung bình toàn vùng: dưới 100m - Độ dốc chủ yếu tập trung ở cấp I và II
- Diện tích phân bố theo các cấp độ dốc như sau:
Bảng 4.1. Diện tích vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo theo độ dốc
Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ % Cấp I (<7%) 10.285 66,4 Cấp II (8-15%) 3.559 22,9 Cấp III (16-25%) 1.623 10,4 Cấp IV (26-35%) 0 0 Cấp V (>35%) 48 0,3 Cộng 15.515 100
Nguồn: Vườn quốc gia Tam Đảo 2013
b. Địa chất, thổ nhưỡng
Vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo có 2 loại đất chính:
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét, Phiến Mi ca, Philit và Đá cát. Độ dày tầng đất trung bình, ít đá nổi, đá lẫn. Thành phần cơ giới trung bình, xói mòn ở mức trung bình đến mạnh .
- Đất dốc tụ chân đồi và phù sa ven sông. Thành cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Độ dày tầng đất thường trên 100cm. Đây là diện tích đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và nương rẫy cố định).
4.1.1.3. Thảm thực vật
a. Rừng trồng
Từ thời Pháp thuộc vùng núi Tam Đảo đã được sử dụng làm nơi nghỉ mát, tạo cảnh quan. Rừng được trồng dọc theo tuyến từ Vĩnh Yên đi Tam
Đảo và quanh các khu nghỉ, các trạm dừng chân và các trang trại đồn điền gồm Thông đuôi ngựa và Lim xanh.
Kết quả thống kê năm 2011 cho thấy 23 xã vùng đệm còn 6.148,02 ha rừng trồng các loài chiếm 17,21% tổng diện tích tự nhiên. Các loài cây trồng chủ yếu là: Bạch đàn trắng (Eucaluptus camaldulensis), Bạch đàn “rau dền”
(E. Urophylla), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (A. Leucoephala) và một số loài cây bản địa.
b. Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên ở vùng đệm có 6.439,37 ha chiếm 18,02% tổng diện tích rừng tự nhiên ở vùng đệm, gồm chủ yếu là rừng gỗ phục hồi và một số diện tích tre nứa thuộc địa phận các xã Phú yên, Yên Lãng, Quân Chủ, Cát Nê (Đại Từ - Thái nguyên); Hợp Thành, Hợp Hòa, Ninh Lai (Sơn Dương), Đạo Trù (Tam Đảo), Trung Mỹ (Bình Xuyên).
Những diện tích này phân tán trong vườn hộ, các mỏm đồi thấp hoặc ven khe suối hiện đã được giao cho nhân dân địa phương quản lý và bảo vệ. Tuy nhiên diện tích không còn nhiều, song chúng cũng có tác dụng phòng hộ, làm giảm xói mòn của đất và ít nhiều giảm được tính đa dạng vốn có của rừng tự nhiên nên cần được duy trì và phát triển.
c. Các thảm thực vật tự nhiên khác
Thảm thực bì dạng này gồm: Trảng cỏ, cây bụi và cây bụi xen cây gỗ với các loài đặc trưng như: Cỏ tranh, Chít chè, lau lách,... những loài cây bụi :Sim, Mua, Sầm sì, Me rừng, Dương xỉ.
Một số diện tích điều kiện lập địa có khá hơn đã xuất hiện các loại cây gỗ tiên phong thuộc họ Ba mảnh vỏ, họ Long não, họ Dẻ,... với mật độ tương đối khá, có triển vọng phục hồi rừng nếu được bảo vệ tốt.
d. Cây ăn quả
Từ năm 1996 trở lại đây phong trào trồng cây ăn quả đã được phát động và thực hiện với quy mô khá lớn trong vùng đệm. Hầu khắp các huyện, xã, nông dân đều tham gia trồng cây ăn quả trong vườn nhà hoặc tập trung thành trang trại. Nhiều hộ gia đình đã có diện tích cây ăn quả từ 3 – 5 ha, đã bắt đầu cho thu hoạch, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông lâm nghiệp và mang lại nguồn thu lớn trong kinh tế gia đình.
Các loài cây ăn quả trồng phổ biến là: Vải thiều, Nhãn, Dứa, Na, Chuối,... e. Cây công nghiệp đặc sản
Các loài cây công nghiệp đặc sản gồm: Chè, Trẩu, Sở,...
- Cây chè: có diện tích khá lớn và là cây đặc sản nổi tiếng trong vùng, phân bố ở các xã thuộc huyện Đại Từ - Thái Nguyên và một số ít thuộc Sơn Dương – Tuyên Quang.
- Trẩu, Sở, Dứa, Mít,... phân bố nhiều ở các xã thuộc Sơn Dương – Tuyên Quang và một số xã thuộc các huyện Vĩnh Phúc.
g. Cây phân tán
Đây là hình thức phổ biến ở vùng đệm. Từ lâu đời nhân dân ở vùng đệm đã có phong trào trồng cây xung quanh khu dân cư, các nơi công cộng, ven đường giao thông, trường học và các công sở. Theo thống kê hàng năm có tới hàng triệu cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây bóng mát được trồng bổ sung và độ che phủ của những loài cây này hiện đang chiếm khoảng >10% diện tích.
Các loài cây được trồng phổ biến là: Các loài Tre trúc, Mít, Xoài, Trám, Xà cừ, Long não, Đa, Gạo,... Ngoài những giá trị kinh tế trực tiếp do chúng đem lại, cây phân tán trong vùng đệm đã góp phần đáng kể cho việc cải thiện điều kiện khí hậu, bảo vệ mùa màng, giảm nhẹ thiên tai trong vùng và cung cấp củi đun, gỗ gia dụng cho nhân dân.