Giải pháp thí điểm thực hiện mô hình nông lâm kết hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 66)

4.5.1.1. Mục đích:

- Tập huấn cho công đồng địa phương tại khu vực nghiên cứu phương thức sử dụng đất có hiệu quả về môi trường và kinh tế thông qua các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp bền vững để cải thiện sinh kế và thu nhập;

- Tạo cơ sở đúc kết, rút bài học kinh nghiệm về yếu tố kỹ thuật, kinh tế môi trường của mô hình thí điểm để triển khai nhân rộng.

4.5.1.2. Các điều kiện của phương án:

- Thực hiện nuôi trồng các loài gia súc, gia cầm, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái học và không gây ảnh hưởng xấy đến hệ sinh thái rừng và môi trường;

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng hiệu quả kinh tế của mô hình trên diện tích đất đã được giao khoán;

- Có tính bền vững cao, hạn chế cao nhất các rủi ro trong quá trình thực hiện; - Có các biện pháp theo dõi, giám sát về môi trường, kỹ thuật, tiến độ, thu hoạch để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của mô hình;

- Bước đầu nên áp dụng thí điểm cho một số hộ và thiết kế chi tiết các nội dung, phương án cho từng hộ, phù hợp với hiện trạng và đặc điểm sử dụng đất của từng hộ.

4.5.1.3. Các nội dung chính của phương án

- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp đã khoán cho các hộ.

- Đánh giá đặc điểm về chất lượng môi trường sinh thái, lập địa… để làm cơ sở thiết kế các biện pháp kỹ thuật.

- Thiết kế mô hình sản xuất nông lâm kết hợp cho từng hộ. - Tính toán vốn đầu tư cho các hạng mục.

- Đề xuất các giải pháp chính sách, kỹ thuật, lao động, vốn đầu tư, tổ chức thực hiện.

- Đánh giá hiệu quả về môi trường, kinh tế, xã hội của từng mô hình.

4.5.2. Giải pháp thí điểm thực hiện mô hình dịch vụ du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng

Phương án: Thiết lập liên kết giữa Vườn quốc gia Tam Đảo, cộng đồng và doanh nghiệp du lịch, dịch vụ.

Nội dung thí điểm:

Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo chịu trách nhiệm tạo mối quan hệ liên kết ba bên nhằm mục đích:

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu “du lịch sinh thái” để tăng giá trị sản phẩm, từ đó tăng thu nhập cho hộ dân;

- Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch cho các cán bộ của Vườn và hộ gia đình, các nhân khu vực nghiên cứu;

- Ban quản lý VQG Tam Đảo phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tiến hành các hoạt động quảng bá, tiếp thị các sản phẩm du lịch sinh thái để hoạt động doanh thu du lịch được ổn định và có lợi nhất cho các bên;

- Việc liên kết được thể hiện và đảm bảo bằng một bản hợp đồng kinh tế giữa ba bên tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ liên kết lâu dài;

- Giữa các hộ gia đình, cá nhân liên kết, tương trợ lẫn nhau như hình thức “Tổ đoàn kết” để giúp đỡ lẫn nhau trong việc tổ chức tiếp khách, thực hiện các dịch vụ và cũng giữ gìn tình đoàn kết, tạo sự ổn định về giá trị và chất lượng dịch vụ;

thái, phối hợp với UBND xã tổ chức họp các hộ dân để tham vấn về các nội dung nhằm tiếp thu các góp ý của dân và tạo sự đồng thuận với người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w