Xuất cơ chế chi trả dịch vụ MTR tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 68)

Theo kết quả phúc tra tài nguyên đất và hiện trang thảm rừng năm 2010, tổng diện tích của VQG Tam Đảo là 32.877,3 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 28.742,4 ha và đất không có rừng cùng các loại đất khác là 8.145,6 ha. Trong đó, diện tích rừng được giao cho cộng đồng quản lý là 7.500 ha, gồm 3.811,2 diện tích là rừng tự nhiên; 3.688,8 ha là rừng trồng.

Căn cứ và cơ chế phân bổ kinh phí cho chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380 của/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng được tóm tắt tại Hình 4.8. Đề tài đi đến đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vùng đệm VQG Tam Đảo như sau:

Hình 4.8. Cơ chế chi trả DVMTR tại vùng đệm VQG Tam Đảo BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Bên cung ứng DVMTR (Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng) Bên cung ứng DVMTR (Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng) CHỦ RỪNG LÀ CÁ NHÂN, HGĐ, CỘNG ĐỒNG (được hưởng 100% số tiền nhận được) CHỦ RỪNG LÀ CÁ NHÂN, HGĐ, CỘNG ĐỒNG (được hưởng 100% số tiền nhận được)

VƯỜN UỐC GIA TAM ĐẢO

(Trích 10% quản lý)

VƯỜN UỐC GIA TAM ĐẢO

(Trích 10% quản lý) 100% 100% 90 % 90 % CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC (Trích 10% quản lý) CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC (Trích 10% quản lý) TỰ QUẢN LÝ BẢO VỆ TỰ QUẢN LÝ BẢO VỆ KHOÁN CHO HGĐ, CÁ NHÂN, KHOÁN CHO HGĐ, CÁ NHÂN,

Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: Trong đề tài này, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch định mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng được xác định bằng 0,5 đến 2% tính trên doanh thu du lịch thực hiện trong kỳ (theo quyết định 380 của/QD-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổ chức sử dụng dịch vụ cũng có thể chính là Vườn quốc gia Tam Đảo.

- Chi phí quản lý 10%: Được BQL Vườn quốc gia Tam Đảo trích lại để chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Phí dịch vụ: 90% số kinh phí còn lại sẽ chi cho các hoạt động của người được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đối với những chủ rừng là tổ chức nhà nước được sử dụng khoản kinh phí 90% ở trên (coi như 100%) được phân phối lại, cụ thể: trích 10% số tiền chi trả để dành cho chi phí quản lý, 90% để trả công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng hoặc để chi cho công tác bảo vệ rừng trong trường hợp tổ chức tự đứng ra quản lý, bảo vệ. Đối với chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng thì được hưởng 100% kinh phí nhận được.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Cơ sở pháp lý áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo đã được quy định tại hơn 20 văn bản pháp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo đã được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các cấp khác nhau. Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2008 về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do vậy, hiện tại Việt Nam mới áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đối với tài nguyên rừng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu thí điểm nào về áp dụng cơ chế PFES tại VQG Tam Đảo nói chung và vùng đệm VQG Tam Đảo nói riêng.

- Cơ hội và thách thức áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Đề tài đã phân tích được những cơ hội, khó khăn và thách thách thức khi thực hiện cơ chế PFES tại vùng đệm VQG Tam Đảo, cụ thể như sau:

 Cơ hội:

1) Chi trả dịch vụ môi trường nói chung và môi trường rừng nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước;

2) Việc xây dựng các mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phù hợp với chủ trương chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Địa phương và của VQG Tam Đảo;

3) Khu vực nghiên cứu thuộc là các xã thuộc Vùng đệm VQG Tam Đảo có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, cảnh quan thuận lợi cho việc đề xuất mô hình và áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn.

4) Chi trả dịnh vụ môi trường rừng cũng đang được sự quản tâm của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, đây là cơ hội để thu hút các nguồn tài trợ để thực hiện mô hình và hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại VQG Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

 Khó khăn và thách thức

1) Chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại VQG Tam Đảo nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng;

2) Nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chính quyền cũng như Ban quản lý VQG Tam Đảo về PFES còn hạn chế, và chưa chính xác;

3) Thể chế, chính sách và các quy định cụ thể về PFES vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, thử nhiệm để hoàn thiện.

4) Khó khăn trong việc lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng (hệ số K).

- Tiêu chí lựa chọn dịch vụ hệ sinh thái rừng để đề xuất mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm VQG Tam Đảo. dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm VQG Tam Đảo.

Đề tài đã đề xuất được các tiêu chí lựa chọn hệ sinh thái để xây dựng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Phù hợp với chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước

- Phù hợp với chủ trương, chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Phù hợp với Đề án “Phát triển du lịch sinh thái - VQG Tam Đảo.

- Đề xuất mô hình và xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan đến mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thá rừng. quan đến mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thá rừng.

- Bước đầu đề tài đã đề xuất được 02 mô hình chi trả dịch vụ môi trường góp phần xóa đói giảm nghèo tại khu vực nghiên cứu:

1) Dịch vụ du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng:

2) Dịch vụ bảo vệ rừng, phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng đất cho sản xuất nông lâm nghiệp (theo hướng nông lâm kết hợp).

- Đề tài cũng đã đưa ra được phương pháp tiếp cận, phương thức chi trả dịch vụ môi trường tại khu vực nghiên cứu gồm phương thức chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp.

- Đề tài đã xác định được các bên liên quan để thực hiện mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu:

+ Vườn quốc gia Tam Đảo; + Cộng đồng (chủ rừng);

+ Khách du lịch và những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng + Chính quyền địa phương

- Giải pháp thực hiện thí điểm mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái đã đề xuất tại khu vực nghiên cứu. xuất tại khu vực nghiên cứu.

Đề tài đã đề xuất giải pháp thực hiện thí điểm mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đề xuất tại khu vực nhiên cứu.

+ Giải pháp thí điểm thực hiện mô hình nông lâm kết hợp;

+ Giải pháp thí điểm thực hiện mô hình dịch vụ du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng.

5.2. Tồn tại

Trong nghiên cứu này, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng, cơ chế chi trả dịnh vụ môi trường rừng và đề xuất một số giải pháp thực hiện mà chưa xây dựng được một cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cụ thể và chi tiết hơn cho khu vực nghiên cứu.

5.3. Kiến nghị

Cần tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hướng nghiên cứu của đề tài, vì đây là một hướng nghiên cứu mới, lần đầu tiên được thực hiện ở VQG Tam Đảo cũng như ở vùng đệm VQG Tam Đảo và có khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Tuy nhiên cần thực hiện nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện các mô hình, đề xuất được cơ chế và áp dụng thí điểm. Như vậy sẽ góp phần hoàn thiện, nâng cao được giá trị khoa học và thực tiến của các kết quả nghiên cứu trong luận văn.

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Chủ đề chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam. Bản tin FSSP, số 26-27.

2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. 3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định

số số 99/2010/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2008 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4. Hoàng Minh Hà và cộng sự, 2008. Chi trả dịch vụ môi trường, kinh nghiệm và bài học của Việt Nam.

5. Phạm Văn Lợi, 2011. Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Viện Khoa học và quản lý môi trường - Tổng cục môi trường.

6. Huỳnh Thị Mai, 2008. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái - giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 137.

7. Huỳnh Thị Mai, 2011. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến PES và hiện trạng PES ở Việt Nam. Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi Truờng.

8. Lê Thị Kim Oanh, 2010. Bàn về áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” trong chính sách môi trường. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(39).

9. Hoàng Thị Thu Hương, 2012. Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - Luận văn Thạc sỹ.

10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2004. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11.

11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12.

12. Vườn quốc gia Tam Đảo, 2010. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo đến năm 2020.

13. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 về phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tài liệu Tiếng Anh

15. Department for International Development - DFID, 2001. Sustainable livelihoods guidance sheets, UK.

16. Millennium Ecosystem Assessment, 2005. Ecosystems and Human Well-being: Synthesis. Island Press, Washington, DC.

17. Natasha L and T, Porras, 2002. Silver bullets or fools’ gold: A global review of markets for forest environmental services and their impacts on the poor. International Institute for Environment and Development , Russell Press, Nottingham, UK.

18. Forest Trends, Nhóm Katoomba và UNEP, 2008. Cẩm nang chi trả dịch vụ hệ sinh thái: Khởi động thực hiện.

19. OECD, 1975. The Polluter Pays Principles: Definition, Analysis, Implementation, Organization for Economic Co-operation and Development, Paris.

Phụ lục 1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến PFES

1) Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 14 tháng 01 năm 2008 về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

2) Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng;

3) Quyết định số 111/2008/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

4) Quyết định 114/2008/QĐ-BNN, ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;

5) Quyết định số 128/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam;

6) Quyết định số 378/2009/QĐ-BNN-PC, ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành một số biểu mẫu thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng;

7) Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

8) Quyết định 2284/2010/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 12/ năm 010 Phê duyệt đề án "Triển khai nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ rừng;

9) Quyết định 135/2011/QĐ-BNN-TCLN, ngày 25 tháng 01 năm 2011 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Bộ Ngông nghiệp và Phát triển nông thôn;

10)Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT, ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

11)Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;

12)Quyết định số 119/TCLN-KHTC, ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Tổng cục lâm nghiệp hướng dẫn tạm thời vê trình tự đăng ký, kê khai và ký kết hợp đồng, ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vùng lõi Vùng đệm DT tự nhiên Vùng đệm Mật độ (người/ha) A Tỉnh Vĩnh phúc 16,045 17,389 33,434 76,901 2.30

I Huyện Tam Đảo 13,168 8,495 21,663 58,494 2.70

1 Xã Minh Quang 3,335 1,616 4,951 10,448 2.11 2 Xã Hồ Sơn 945 845 1,790 6,087 3.40 3 Xã Hợp Châu 72 937 1,009 7,431 7.36 4 Xã Tam Quan 1,126 1,681 2,807 12,066 4.30 5 Xã Đại Đình 2,067 1,384 3,451 8,859 2.57 6 Xã Đạo Trù 5,408 2,032 7,440 12,983 1.75 7 TT Tam Đảo 215 0 215 620 2.88 II Huyện Bình Xuyên 2,877 1,589 4,466 6,284 1.41 8 Xã Trung Mỹ 2,877 1,589 4,466 6,284 1.41 III Thị xã Phúc Yên 0 7,305 7,305 12,123 1.66 9 Xã Ngọc Thanh 0 7,305 7,305 12,123 1.66

B Huyện Sơn Dương 6,278 9,308 15,586.00 29,966 1.92

1 Xã Ninh Lai 1,167 1,360 2,527 7,475 2.96 2 Xã Thiện Kế 2,331 781 3,112 6,187 1.99 3 Xã Hợp Hoà 1,309 2,602 3,911 6,902 1.76 4 Xã Kháng Nhật 887 1,921 2,808 4,033 1.44 5 Xã Hợp Thành 584 2,644 3,228 5,369 1.66 C Tỉnh Thái Nguyên 12,672 24,875 37,547 95,104 2.53 I Huyện Đại Từ 12,672 16,455 29,127 67,139 2.31 1 Xã Quân Chu 2,638 1,932 4,570 3,767 0.82 2 Xã Cát Nê 544 2,316 2,860 3,832 1.34 3 Xã Ký Phú 747 1,202 1,949 7,323 3.76 4 Xã Văn Yên 1,351.00 1,019 2,370 7,454 3.15 5 Xã Mỹ Yên 2,088.00 1,312 3,400 6,092 1.79 6 Xã Hoàng Nông 1,851.00 923 2,774 5,022 1.81 7 Xã Khôi Kỳ 153 1,389 1,542 6,259 4.06 8 Xã La Bằng 1,434.00 708 2,142 3,781 1.77 9 Xã Phú Xuyên 981 1,419 2,400 6,500 2.71 10 Xã Yên Lãng 885 3,315 4,200 12,808 3.05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 68)