Cơ hội và thách thức áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 57)

rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

4.2.3.1. Cơ hội

Cơ hội áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thể hiện ở một số khía cạnh sau:

1) Chi trả dịch vụ môi trường nói chung và môi trường rừng nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước;

2) Việc xây dựng các mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phù hợp với chủ trương chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Địa phương và của Vườn quốc gia Tam Đảo;

3) Khu vực nghiên cứu thuộc là các xã thuộc Vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, cảnh quan thuận lợi cho việc đề xuất mô hình và áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn.

4) Chi trả dịnh vụ môi trường rừng cũng đang được sự quản tâm của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, đây là cơ hội để thu hút các nguồn tài trợ để thực hiện mô hình và hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

4.2.3.2. Khó khăn và thách thức

Ngoài những khó khăn chung đã được đánh giá về viêc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, qua nghiên cứu, đề tài nhận thấy có những khó khăn và thách thức khi áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa bàn nghiên cứu như sau:

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Vườn quốc gia Tam Đảo nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng;

- Nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chính quyền cũng như Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo về PFES còn hạn chế, và chưa chính xác;

- Thể chế, chính sách và các quy định cụ thể về PFES vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, thử nhiệm để hoàn thiện.

Hiện nay, các quy định có tính pháp lý liên quan đến PFES mới có quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ MTR và Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Khi thực hiện PFES ở địa phương vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai, đặc biệt là hướng dẫn tới cấp huyện, cấp xã, chưa có các quy định cụ thể, chính xác về quản lý tài chính, hệ thống giám sát, đánh giá và hoàn thiện hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường, cũng như dịch vụ MTR. Các chính sách thì còn rất sơ khai, mới chỉ là những bước định hướng ban đầu ở mức độ thử nghiệm để kiện toàn. Chính phủ chỉ mới nhìn nhận PFES dưới hình thức thuế và phí và mới chỉ quản lý PFES qua các loại phí môi trường; Thiếu các quy định chặt chẽ liên quan đến PFES đối với bảo vệ nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên.

Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người cung cấp dịch vụ hiện chưa được tham gia vào quá trình ra quyết định về việc sử dụng tiền thu từ PFES. Thiếu sự giám sát tạo ra nguy cơ sử dụng tiền chi trả không đúng mục đích. Người cung cấp dịch vụ môi trường tại nhiều điểm nghiên cứu đều mong muốn nhận được lợi ích bằng cả hiện vật và lợi ích gián tiếp.

- Khó khăn trong việc lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng (hệ số K). Hệ số K: phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng). Như vậy, việc tính toán hệ số K phụ thuộc vào nhiều yếu tố và để xác định được các yếu tố trên thì tốn kém về nhân lực, kinh phí và thời gian. Do đó, việc áp dụng hệ số K theo một hệ số nhất định sẽ không tạo được động lực nâng cao chất lượng rừng tốt hơn, tạo đà tâm lý duy trì bảo vệ rừng và chưa thúc đẩy chủ rừng đầu tư nâng cao chất lượng rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 57)