Các bên liên quan và trách nhiệm của các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 65)

4.4.4.1. Trách nhiệm của Vườn quốc gia Tam Đảo

- Là chủ rừng, có trách nhiệm khoán rừng và đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ;

- Hỗ trợ, giám sát kiểm tra công việc bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái để cung ứng dịch vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, dược liệu để sử dụng dịch vụ từ môi trường rừng theo phương thức chi trả trực tiếp;

- Thu hút khách du lịch, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch theo hình thức “home stay” có sự tham gia của cộng đồng, chi trả tiền cung ứng dịch vụ cho cộng đồng;

- Xây dựng và thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và tổ chức thực hiện cơ chế này.

4.4.4.2. Nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng (chủ rừng)

a. Nghĩa vụ:

- Có trách nhiệm bảo vệ rừng, đa dạng sinh học trên diện tích được giao, không gây ô nhiễm môi trường;

- Sản xuất nông lâm nghiệp, cây dược liệu, mà không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phục hồi và phát triển của hệ sinh thái rừng;

- Không được tham gia và hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng nếu vi phạm các quy định của Vườn quốc gia Tam Đảo.

b. Quyền lợi:

- Được hượng lợi từ kết quả sản xuất của mình;

- Được chia sẽ lợi ích từ các hoạt động chi trả dịch vụ khác với Vườn quốc gia Tam Đảo.

4.4.4.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của khách du lịch và những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng

a. Nghĩa vụ:

- Du khách có trách nhiệm đối với thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường; - Trả tiền dịch vụ du lịch cho Vườn quốc gia Tam Đảo;

- Tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa bản địa b. Quyền lợi:

4.4.4.4. Trách nhiệm của chính quyền địa phương

- Xác định danh sách các hộ gia đình, các nhân tham gia thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Phối hợp với VQG tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, không gây ô nhiễm môi trường;

- Tham gia với VQG Tam Đảo giám sát, đánh giá quá trình thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng và kết quả về sinh kế, môi trường, xã hội;

- Cùng với VQG Tam Đảo tổ chức thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trưởng rừng trên địa bàn, đặc biệt hỗ trợ các hộ gai đình, cá nhân phát triển loại hình du lịch sinh thái như một hoạt động cải thiện sinh kế và thu nhập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 65)