Vấn đề công bằng về cơ hội, về thị trường và các nguồn lực

Một phần của tài liệu Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt (Trang 81)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Vấn đề công bằng về cơ hội, về thị trường và các nguồn lực

Thực chất vấn đề công bằng về cơ hội, về thị trường và các nguồn lực là vấn đề bình đẳng – một trong những nội dung chính yếu của công bằng xã hội. Quan niệm công bằng thường chứa đựng một ý nghĩa về bình đẳng. Mọi

79

cá nhân đều có quyền được đối xử như nhau. Đây là một yêu cầu liên quan đến tiêu chuẩn đạo đức của bất kỳ một chính sách nào trong kinh tế, chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống con người. Rawls cho rằng, trong vấn đề bình đẳng về cơ hội, thì bình đẳng về nghề nghiệp được đề cập hàng đầu, vì nghề nghiệp mở ra cơ hội cho những tài năng. Bình đẳng về cơ hội tuyệt đối không phải là sự cào bằng về cơ hội nghề nghiệp, hay về bất cứ thứ gì khác, mà nó nhằm vào việc xóa bỏ đi những lợi thế độc quyền theo kiểu “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì lại quét lá đa”. Nghĩa là, sự bình đẳng về cơ hội, yêu cầu xóa bỏ mọi sự trở ngại trên con đường một cá nhân nhận ra khả năng của mình. Mọi cá nhân đều ngang nhau về cơ hội có thể hiểu được khả năng của mình thông qua cơ hội nghề nghiệp. Con cái của một người công nhân có quyền được hưởng những cơ hội giáo dục để trở thành một chủ doanh nghiệp thực sự, ngang với con của một ông chủ, hiện có đầy đủ các điều kiện để kế nghiệp cha mình và trở thành ông chủ trong tương lai.

Mở rộng từ sự bình đẳng về cơ hội, quan niệm của Rawls còn có khả năng ứng dụng vào việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề bìn đẳng thị trường và bình đẳng về nguồn lực.

Sự vận hành của nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến một hiện trạng bất bình đẳng sâu rộng trong xã hội. Người ta không mấy xa lạ với chuyện những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người nhập cư bất hợp pháp... không có cơ hội nhiều trong thị trường lao động. Rõ ràng, mỗi người gia nhập vào thị trường với một nguồn lực khác nhau kể cả khác nhau về nguồn lực vật chất lẫn các khả năng thiên phú, do đó, dẫn tới chuyện họ kém may mắn hơn những người khác trên thị trường. Rawls cân nhắc đến chuyện là những bất bình đẳng có tính tự nhiên là không thể tránh khỏi. Nhưng trong một tương lai không xa, khi chúng ta cùng thống nhất thực hiện

80

theo các nguyên tắc của công lý đã được thể chế thành luật, thì Nhà nước phải thực thi công năng của mình trong việc xóa bỏ tới mức có thể mọi sự khác biệt ngay từ hoàn cảnh xuất phát của một cá nhân. Cần phải có một cơ chế “bù” cho những thiệt thòi mang tính ngẫu nhiên như vậy. Đó chính là lý tưởng của một xã hội lấy công lý làm đức hạnh của mình.

Tiểu kết chương II

Rawls coi tài sản căn bản mà ai trong chúng ta cũng có đó là công bằng, tự do. Và tài sản đó cần phải được tôn trọng như nhau theo nguyên tắc của “công lý như là công bằng”. Công bằng xã hội trước phải được thực hiện đầu tiên trong phân phối tổng sản phẩm của xã hội, hay là nguồn lợi thuộc về đầu ra của một nền kinh tế. Nhưng điều kiện tiên quyết để tất cả những giá trị trong khái niệm “công lý như là công bằng”, hay giá trị của các nguyên tắc của công lý đó là tất cả những điều này phải được thể chế hóa thành các văn bản luật. Vai trò của nhà nước pháp quyền trong việc duy trì thực thi các nguyên tắc của công lý là rất quan trọng. Nó quyết định vấn đề công bằng có thể có được trong giáo dục, kinh tế, chính trị, y tế... hay không.

Trong nghiên cứu của mình về công lý và các nguyên tắc của công lý, Rawls luôn cân nhắc đến sự khác biệt của từng cá nhân con người cụ thể, ông xem tự do cá nhân là điều cần phải tôn trọng hơn cả trong khi xây dựng và thực thi bất cứ chính sách nào. Chính sách mà một quốc gia xây dựng theo những nguyên tắc nêu trên của công lý có thể sẽ ràng buộc con người ở chỗ nó khuyến khích con người không nên chạy theo hiệu quả kinh tế tối đa, mà hãy nên tự nguyện tham gia vào quá trình phân phối của cải đồng đều cho xã hội. Tình nguyện chia sẻ số phận của mình cho những người kém may mắn hơn mình. Bởi, Rawls tin rằng, khi những điều mà nhà nước tiến hành để đưa đến tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội, mà không vi phạm đến quyền tự do của

81

cá nhân, thì điều đó chắc chắn sẽ đụng đến lương tri của bất kỳ ai. Họ sẽ hiểu rằng, họ là một phần trong toàn xã hội đó. Và biết đâu một ngày họ trở nên kém may mắn hơn trạng thái sung túc hiện tại, thì họ vẫn nhận được sự chia sẻ của xã hội ấy. Lý tưởng này gần gũi với lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản một trong những trạng thái xã hội được cho là vượt trội nhất mà con người đang hướng tới.

Toàn bộ lý thuyết của Rawls về công lý được ông xây dựng trên bằng một phương pháp cực kỳ hiệu quả. Và nó đảm bảo tính logic chặt chẽ lý thuyết của ông. Trước hết, chúng ta thấy sự ứng dụng rõ nét phương pháp luận tiên nghiệm từ triết học của Kant trong lý thuyết của Rawls. Cách mà Rawls xây dựng những giả định để làm nảy sinh các nguyên tắc của công lý, hay cách mà ông đi đến sự đồng thuận của các cá nhân trong xã hội đối với nguyên tắc của công lý như là một trạng thái tự do cao độ nhất của lý tính thực tiễn, thực chất, đều là sự ứng dụng hiệu quả phương pháp luận tiên nghiệm của Kant. Và trên thực tế lý thuyết của Rawls thành công ở chỗ nó đã đưa ra những gợi ý rất quan trọng cho những tình huống xuất hiện trong đời sống hiện đại với nhiều xung đột, mâu thuẫn và khủng hoảng. Phương pháp cân bằng suy tưởng và việc tính toán rằng con người cá nhân luôn cân nhắc đến nguy cơ rủi ro từ những quyết định của họ, để cuối cùng xây dựng được nguyên tắc Maximin cho thấy Rawls đã đi có điểm tương đồng với phương pháp luận của lý thuyết trò chơi – một trong những lý thuyết gây được sự chú ý đặc biệt trong nền quản trị hiện đại. Cũng như, việc ông ứng dụng các phương pháp của nghiên cứu logic vào trong những vấn đề của đời sống.

82

Một phần của tài liệu Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)