Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls

Một phần của tài liệu Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt (Trang 42)

B. NỘI DUNG

1.2.2 Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls

Trong lý thuyết về công lý Rawls đã chỉ ra đối tượng của công lý đó là những cấu trúc cơ bản của xã hội hay là cách thức mà con người phân phối các quyền và nghĩa vụ cho nhau, đồng thời phân chia các lợi ích từ hợp tác xã hội. Ông cũng chỉ rõ, để có thể đạt tới đối tượng của mình, thì toàn bộ nghiên cứu của ông về công lý thực chất là sự tiếp tục của các nghiên cứu về khế ước xã hội, song ở một trạng thái hiện đại hơn.

Những nghiêu cứu về khế ước xã hội trước Rawls đều đưa ra những lý giải khác nhau về cùng một vấn đề chung đó là: một thỏa thuận chung được ra đời như thế nào và vì sao. Suy cho tới cùng, thì đó là vấn đề về mối quan hệ giữa sự ưng thuận, đồng thuận chung với điều có lợi chung cho toàn xã hội. Xung quanh vấn đề đồng thuận và vấn đề lợi ích làm nảy sinh các kiểu hợp tác xã hội, cũng như cách thức phân chia quyền, nghĩa vụ và lợi ích từ những hợp tác chung đó. Những nghiên cứu trước Rawls về khế ước xã hội trên thực tế là chưa giải quyết được thấu đáo mối quan hệ này, và còn để lại một số vấn đề sau:

-Thứ nhất, nói rằng khế ước xã hội là bản hợp đồng ra đời dựa trên sự đồng thuận của tất cả các công dân trong xã hội, biểu hiện ra bên ngoài đó chính là bản Hiến pháp mà tất cả mọi người đều công nhận và thực thi nhằm đảm bảo mọi thứ trong xã hội của họ diễn ra theo tiêu chí công bằng. Tuy

40

nhiên, một câu hỏi đặt ra là, những điều khoản mà họ ưng thuận thống nhất với nhau có thực sự công bằng? Khi chưa loại bỏ đi vị thế cao thấp trong thương lượng, thì luôn luôn tồn tại một áp lực rất lớn của các bên tham gia thương lượng đối với những điều khoản của cuộc thương lượng đó. Hay nói một cách khác không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ tạo ra những điều khoản hợp tác công bằng cả.Và những điều khoản mang tính chất “không thể từ chối” được đề xuất từ một trong các bên tham gia có vị thế cao hơn tất yếu sẽ được chấp thuận, hoặc buộc phải chấp thuận. Trong lịch sử không thiếu những chứng minh cho điều này. Đó còn là chưa nói tới trường hợp khi một thiểu số người nào đó không được tham gia vào cuộc thương lượng, đơn giản vì họ là những người thuộc tầng lớp nô lệ trong xã hội, thì những điều đại diện cho sự công bằng trong thỏa thuận kia chỉ là giả hiệu. Người ta buộc phải ưng thuận, ngay cả khi những thỏa thuận là không công bằng.

- Thứ hai, giả sử một việc làm đem lại lợi ích chung, nhưng nó không đạt được sự đồng thuận chung thì nó có được chấp nhận trong bản hợp đồng chung không? Chúng ta thực hiện một nghĩa vụ nào đó là dựa trên lợi ích mà nó đem lại, hay dựa trên sự đồng thuận thống nhất với nhau về một điều gì đó? Thực tế, có những nghĩa vụ phát sinh mà chúng ta buộc phải thực hiện ngay cả khi nó chưa từng được thống nhất.

Nếu lấy tiêu chí về lợi ích làm căn cứ để cho ra đời những hợp đồng xã hội, thì sẽ rơi vào những sai lầm đáng tiếc của chủ nghĩa vị lợi, nhưng nếu chỉ dựa trên những điều được đồng thuận thì cũng không có căn cứ để xác định điều đó là công bằng và mang giá trị đạo đức.

Chính ở mâu thuẫn này, Rawls đề xuất một cách tiếp cận mới đối với vấn đề công lý mà ông gọi nó với cái tên là ý tưởng về sự cân bằng suy tưởng

41

nghiên cứu về phương pháp cân bằng suy tưởng trong những nghiên cứu của logic sang nhìn nhận những vấn đề của triết học chính trị và triết học đạo đức.

Về nội dung chính yếu: ý tưởng về sự cân bằng suy tưởng mô tả một trạng thái cân bằng trong suy tưởng nhằm đạt được một sự hài lòng ngay bên trong tinh thần của cá nhân. Đây là trạng thái cố gắng đạt tới sự cân bằng hoặc gắn kết trong một tập hợp các niềm tin. Trạng thái cân bằng ấy đạt được từ sự điều chỉnh các quan điểm và các nguyên tắc ngay trong suy nghĩ của cá nhân. Rawls xem phương pháp cân bằng từ suy tưởng là một trong những phương pháp dẫn tới những nguyên tắc của công lý. [xem 42, 29-34].

Phương pháp cân bằng suy tưởng được xem như là một quan điểm rõ ràng về sự biện minh trong một số nghiên cứu, bao gồm cả logic quy nạp và logic diễn dịch, cũng như triết học đạo đức và triết học chính trị. Theo những ý tưởng trong quan điểm về sự biện minh này là chúng ra sẽ “thử nghiệm” những phần khác nhau trong hệ thống niềm tin của chính mình và người khác để tìm kiếm sự gắn kết giữa các niềm tin, sửa đổi và tinh chỉnh lại chúng. Ví dụ, một nguyên tắc đạo đức hay một phán xét về mặt đạo đức trong một trường hợp cụ thể nào đó sẽ là hợp lý nếu nó gắn kết với phần còn lại của niềm tin mà chúng ta đang có về một điều gì được xem là đúng đắn. Phương pháp cân bằng suy tưởng không phải là sự xem xét các phán xét đạo đức, mà đúng hơn, nó liên quan đến việc đưa ra một số trọng tâm có tính chất biện minh cho những phán xét đạo đức đó.

Về nguồn gốc, phương pháp này chủ yếu được đề cập trong những nghiên cứu của logic quy nạp và logic diễn dịch. Lần đầu tiên nó được nói đến trong tác phẩm “Fact, Fiction and Forecast” của Nelson Goodman vào năm 1955. Ý tưởng chính của Goodman là chúng ta giải thích cho những quy tắc suy luận bằng những gì chúng ta đưa vào trạng thái cân bằng suy tưởng

42

với những gì chúng ta phán đoán là suy luận có thể được chấp nhận trong một loạt trường hợp cụ thể. Sẽ không có quy tắc suy luận được chấp nhận như là một nguyên tắc hợp lý nếu nó không tương thích với những gì chúng ta làm để có trường hợp chấp nhận lý luận suy diễn. Trong ý nghĩa này, niềm tin của chúng ta về những quy tắc chấp nhận được bị hạn chế bởi những gì mà chúng ta cho là đúng đắn [xem 48]. Tóm lại, đây là trạng thái đạt được từ một quá trình tự điều chỉnh trong suy nghĩ. Điều chỉnh này là điều chỉnh các nguyên tắc chung và các quan điểm riêng của cá nhân. Mặc dù nguồn gốc của quan điểm về phương pháp cân bằng suy tưởng nằm trong các cuộc thảo luận về sự giải thích của logic quy nạp, song sự phát triển của nó lại được thấy rõ nét nhất trong những nghiên cứu về triết học chính trị và đạo đức. Chính trong “Một lý thuyết về công lý” (1971) và trong “Công lý như là công bằng: Sự tái trình bày” (2001) J.Rawls đã làm sống động giá trị của phương pháp này khi ông dựa vào đó để đưa ra một cách tiếp cận mới đối với vấn đề công lý.

J.Rawls lập luận rằng con người có một “ý thức về công lý”. Ý thức này là một nguồn gốc cho động cơ và cách đánh giá hay phán xét đạo đức. Theo Rawls, chúng ta bắt đầu với “những đánh giá được cân nhắc” bắt nguồn từ ý thức về công lý. Đó có thể là những đánh giá về các nguyên tắc đạo đức chung, tổng quát (ở bất kỳ cấp độ nào của tính tổng quát) hoặc những trường hợp đạo đức cụ thể. Nếu đánh giá của chúng ta còn có điểm mâu thuẫn, chúng ta sẽ điều chỉnh niềm tin của mình cho đến khi chúng đạt được “sự cân bằng”, tức là khi những niềm tin đó đạt được độ bền vững, không xung đột với nhau, và đưa ra được những hướng dẫn có tính khả thi và nhất quán cho hành vi. Rawls cho rằng một tập hợp các niềm tin đạo đức trong trạng thái "cân bằng từ suy tưởng" lý tưởng mô tả và là đại diện cho những nguyên tắc cơ bản của ý thức về công lý của con người. Rawls bắt đầu từ một thực tế là những phán xét của chúng ta thường khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn với những phán xét

43

của người khác. Vậy một câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra được những phán xét về công lý chính trị mà phù hợp với cả bản thân chúng ta và người khác mà không chịu bất cứ một áp lực nào từ quyền uy chính trị bên ngoài” [48, 30]. Đó vừa là những điều đúng nên làm và đại diện cho lợi ích chung, đồng thời đạt được sự ưng thuận của tất cả mọi người.

Để có thể hiểu được phương pháp cân bằng từ suy tưởng trong những nghiên cứu về công lý của Rawls, chúng ta cần hiểu rõ ba điểm sau:

Thứ nhất, phải thừa nhận rằng “tất cả các cá nhân đều tự do và duy lý như nhau, mỗi cá nhân phải có tiếng nói ngang bằng trong việc lựa chọn những nguyên tắc chung cho tập hợp những nguyên tắc xử thế” [47, 226]

Thứ hai, phải thừa nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, hoặc sự khác biệt giữa các bên tham gia thỏa thuận. [xem 26, 52-53].

Thứ ba, cần hiểu rằng một trong những yếu tố quan trọng liên quan tới quyết định lựa chọn của một người chính là sự băn khoăn của bản thân anh ta về nguy cơ rủi ro có thể xảy ra từ chính quyết định ấy. Do đó, họ - những cá nhân tham gia vào cuộc thương lượng phải cân nhắc và tính toán đến những rủi ro có thể xảy đến như thế nào. Vì thế, quyết định được lựa chọn sẽ là quyết định đem lại nguy cơ rủi ro là thấp nhất [xem 30, 223-226].

Dựa vào phương pháp cân bằng suy tưởng, Rawls đề xuất một giả định như sau:

Giả sử chúng ta tụ tập lại để lựa chọn các nguyên tắc quản lý cuộc sống chung cho tất cả mọi người thì chúng ta sẽ lựa chọn những nguyên tắc nào? Để loại trừ những điểm khác biệt của những người tham gia, chúng ta lại tiếp tục giả định rằng những người tham gia ấy sẽ đứng sau một bức màn vô minh (the veil of ignorance) – tạm thời ngăn cách không cho chúng ta biết chúng ta

44

là ai và đương nhiên cũng không biết người khác như thế nào. Chúng ta cũng không biết lợi thế hay bất lợi của ai khi tham gia vào trạng thái này. Chúng ta cũng không biết ai có học vấn cao hay thấp hơn chúng ta. Chúng ta chỉ cần biết rằng: tất cả các cá nhân tham gia vào giả định này đều là những người có tự do trong quyết định lựa chọn, đều bình đẳng với nhau và đều có lý chí thông thường. Vậy, nếu chẳng ai biết bất kỳ thông tin gì như thế, thì thực sự chúng ta sẽ lựa chọn điều gì từ một vị thế bình đẳng – vị thế nguyên thủy (the original position) – như vậy? Trong vị thế này không ai có thể thương lượng từ vị thế cao hơn, cũng không ai có sự khác biệt về quyền lực, hay sự giàu nghèo. Chúng ta sẽ loại bỏ hết tất cả những khác biệt, những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt và phân biệt giữa con người với nhau. Vì thế, những gì mà chúng ta lựa chọn sẽ là những điều thuần túy xuất phát từ nhu cầu tự thân của bản thân của chính chúng ta. Bởi vì, chúng ta đều có ý thức về sự công bằng như là một biểu hiện tiên nghiệm có tính loài và cũng bởi vì “hành động xuất phát từ nguyên tắc công bằng là hành động xuất phát từ những nhu cầu chân thực theo nghĩa là chúng áp dụng cho chúng ta, bất kể mục tiêu cụ thể của chúng ta là gì” [47, 222-223], cho nên, đứng ở vị trí khởi thủy chúng ta sẽ lựa chọn được những nguyên tắc của công bằng – cái mà chúng ta sẽ xem là những điều đạt được sự đồng thuận lớn nhất và đại diện cho lợi ích mà ai cũng công nhận.

Sẽ khó lòng hiểu được giả định này của Rawls nếu như không đi sâu phân tích ý tưởng của ông về vị thế nguyên thủy và bức màn vô minh.

Trong chương III [47, 102-160] của “Một lý thuyết về công lý”, Rawls chỉ rõ rằng vị thế khởi thủy là một khí cụ diễn đạt, một phương tiện cho tư tưởng, nhằm giúp chúng ta hiểu thấu một cách cơ bản ý tưởng về công lý trên chính trị. Nó giống như ý niệm “tình trạng tự nhiên” về con người của

45

Rosseau, hay tình trạng tiền chính trị của nhân loại mà Hobbes và Locke đã đề cập tới. Chúng ta thử hỏi: con người giao tiếp và sống với nhau như thế nào trước khi các khế ước xã hội và các định chế xã hội được xây dựng? Chúng ta quay trở về với trật tự xã hội đầu tiên để xem xem cái gì chi phối đến cuộc sống chưa từng có mâu thuẫn hay bất công của chúng ta. Theo quy luật sự đi lên của lịch sử, những cấu trúc đã ra đời thì không mất đi mà trở thành trầm tích của những xã hội sau này. Chính vì thế, từ vị thế khởi thủy, những cá nhân tham gia vào cuộc giả định của Rawls sẽ lựa chọn những nguyên tắc công lý để cai chế cấu trúc cơ bản cho một trật tự xã hội có tính công bằng và công lý ở trong hiện tại. Ai sẽ là người được chọn để đứng vào vị thế khởi thủy đó? Rawls cho rằng, mỗi con người thực hữu trong một trật tự xã hội công lý có một đại biểu trong vị thế nguyên thủy. Những đại biểu này là những người được tín nhiệm và là những người bảo hộ đại diện cho tất cả những cá nhân trong một tập thể chính trị của những người tự do và bình đẳng. Những đại biểu này đương nhiên có tự do, có sự bình đẳng và có lý trí trong nỗ lực thực thi nguyện vọng của những người họ đại diện nhằm đạt được những nhu cầu công lý. Trong vị thế khởi thủy, các đại diện sẽ cân nhắc làm sao đó để đạt tới một sự cân bằng nhất định giữa lợi ích của bản thân với nguy cơ rủi ro có thể xảy ra từ những mong muốn của họ. Họ không bị ràng buộc hay chịu một áp lực nào từ phía bên ngoài, ngoại trừ việc tự họ phải cân nhắc giữa cái được và cái mất trong một hành vi lựa chọn của mình.

Những con người đại biểu này đứng sau một bức màn vô minh [xem 47, 118-123]. Chức năng chính của bức màn này là che lấp sự hiểu biết về giới tính, về chủng tộc, về sự giàu – nghèo, về tôn giáo, giai cấp, về mục đích hay động cơ của các bên tham gia với nhau. Nó không cho ai biết ai cả! Bức màn vô minh là một hình ảnh ẩn dụ và mang tính giả tưởng cho sự giới hạn của kiến thức cần thiết cho một lý thuyết trung hòa vượt qua các yếu tố đặc

46

thù của con người thực sự ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử. Đằng sau bức màn vô minh này, không ai có thể lợi dụng hoặc gây áp lực với kẻ khác vì hoàn cảnh và vị thế đặc quyền của mình, hay vì sự yếu kém của kẻ khác. Mỗi đại biểu là một con người công tâm, hành động lựa chọn của họ nhằm đưa tới một công cụ lý thuyết trung hòa và hiệu năng để mọi người có thể chấp nhận được

Rawls cũng chỉ rõ những đại biểu này không phải là những người “thực vật”. Nghĩa là, không phải, họ không có hiểu biết gì về tình trạng xã hội. Mà có hiểu biết một cách tổng quát về những điều mình muốn, về mục đích, về quyền lợi.... Họ đều có hiểu biết về công lý và những điều thiện dành cho xã hội mà trong đó họ là một thành viên. Nếu không có bức màn vô minh này, các cá nhân tham gia cuộc thương lượng sẽ lựa chọn một mô thức công lý có lợi cho mình – chưa kể đến những vấn đề kỳ thị hay đối xử phân biệt cho mô

Một phần của tài liệu Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)