B. NỘI DUNG
2.2.1. Vai trò của công lý và đối tượng của công lý
Trong chương I có tên “Justice as a Fairness” – tạm dịch là “công lý như là công bằng” [theo 26] ,với mục tiêu đưa lại một quan niệm mới mẻ về công lý, Rawls bắt đầu bằng việc đề cập tới vai trò và đối tượng của công lý. Ông viết: “Công lý là đức hạnh đầu tiên của các định chế xã hội, cũng như chân lý là trung tâm của các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết dù có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu nó sai thì phải bị bác bỏ; cũng như thế, luật pháp và các định chế dù có hiệu năng hay hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải được cải tổ hay phá bỏ nếu nó là bất công” [47, 3]. Đây được xem như là một tuyên ngôn chính trị dựa trên một giá trị cơ bản đó chính là tự do – quyền cơ bản của con người. Tình trạng bất công trong một xã hội, nếu có, cũng chỉ có thể được chấp nhận khi như nó là cần thiết để tránh một thứ bất công lớn lao hơn. Với vai trò này, công lý sẽ lấy “cấu trúc cơ bản của xã hội” trong một hệ thức chính trị làm đối tượng của mình. Ở trong cấu trúc cơ bản ấy nội dung của công lý sẽ được triển khai tùy thuộc vào phương thức mà các quyền tự do căn bản và đồng thời là trách nhiệm của công dân được phân chia một cách công bằng và hợp lý, song song với sự phân chia các cơ hội phát triển kinh tế và phân chia phúc lợi xã hội.
Rawls đảm bảo rằng, chỉ khi xem xét công lý dựa trên sự phân chia một cách công bằng và hợp lý các quyền lợi và cơ hội như thế chúng ta mới có thể có được một quan niệm đúng đắn về công bằng. Bởi vì, “mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm trên nền tảng công lý và không thể bị phủ quyết cho dù vì quyền lợi của xã hội. Chính vì lý do này, công lý sẽ phủ nhận tự do của một số người cho dù nó có thể được bù trừ bởi công ích lớn hơn. Nó không cho phép áp đặt sự hy sinh lên một số người ngay khi nó được cân bằng bởi
62
một tổng số lợi ích cho nhiều người khác. Từ đó, trong một xã hội công bằng, quyền tự do bình đẳng của công dân là chuyện dĩ nhiên; những quyền hạn được đảm bảo bởi công lý không thể bị gia giảm vì lý do chính trị hay vì tính toán có lợi cho xã hội. Lý do duy nhất để chúng ta chấp nhận một lý thuyết sai đó là khi không có lý thuyết nào tốt hơn; cũng như thế, một sự bất công chỉ có thể được khi nó cần thiết để tránh một bất công lớn hơn. Trong những đức hạnh hàng đầu của đời sống con người, chân lý và công lý là hai điều không thể bị nhân nhượng” [47, 3-4]. Như vậy, công lý chính là tiêu chuẩn để chúng ta xem xét và đánh giá một xã hội là tốt đẹp hay không tốt đẹp, là tiến bộ hay đang băng hoại. Rawls xuất phát từ chính những ý nghĩa của công lý và công bằng đối với đời sống kinh tế và chính trị của con người để đi đến những kết luận trên về vai trò và đối tượng của công lý.
Thứ nhất, công lý và công bằng xã hội gắn liền với vấn đề phân phối của cải và thu nhập sao, phân phối cơ hội và phúc lợi của xã hội sao cho hợp lý. Thực tế nhu cầu cần phải có những chuẩn mực dùng để phân phối sao cho công bằng là một nhu cầu thiết yếu của bất cứ xã hội nào. Tất cả những mâu thuẫn hay xung đột trong xã hội đều có nguyên nhân sâu sa từ việc những chuẩn mực dùng để phân phối không đúng đắn, hay nói một cách khác là do quan niệm sai lầm hoặc không thống nhất được với nhau về công lý và công bằng xã hội.
Thứ hai, công lý và công bằng gắn liền với các hệ chính trị khi các thể chế chính trị này cai quản xã hội bằng một hệ thống luật pháp và bằng công việc phân chia quyền và nghĩa vụ cho các công dân. Thể chế chính trị đó có thể là của thiếu sổ người, cũng có thể là của đa số người, nhưng theo Rawls một thể chế đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự phân phối quyền và nghĩa
63