Những nội dung chính của luận điểm “công lý như là công bằng”

Một phần của tài liệu Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt (Trang 66)

B. NỘI DUNG

2.2.2. Những nội dung chính của luận điểm “công lý như là công bằng”

chủ đa nguyên.

Thứ ba, công lý và công bằng còn gắn liền với đạo đức của xã hội và của cá nhân khi người ta căn cứ vào đó để xem xét một xã hội là có đạo đức và vì con người hay không. Bởi, ý niệm về sự công bằng là một ý niệm mang tính tiên nghiệm gắn với bản tính thiện của con người cho nên khi một xã hội đề cao vấn đề công bằng trong phân phối, hay giải quyết tốt vấn đề công bằng thì nó được xem như là một xã hội có đức hạnh và là một xã hội phát triển.

Như thế chúng ta thấy, với những phân tích về quan điểm của Rawls đối với vai trò và đối tượng của công lý thì công lý có vai trò trung tâm chi phối đến toàn bộ các vấn đề từ kinh tế, đến chính trị và đạo đức của một xã hội. Và để có thể đạt tới mục đích là thực thi vai trò tự nhiên này của công lý,

Rawls đề xuất một cách quan niệm mới mẻ về công lý. Ông xem “công lý

nhƣ là công bằng”. Đây là luận điểm chính trong tác phẩm “Một lý thuyết về công lý”, tác phẩm đã đánh dấu sự đóng góp quan trọng của Rawls vào những nghiên cứu của triết học chính trị, triết học đạo đức và triết học kinh tế.

2.2.2. Những nội dung chính của luận điểm “công lý như là công bằng” bằng”

* Về các thuật ngữ “công lý”, “công bằng” và “bình đẳng”:

Trước khi đi vào phân tích những quan điểm của Rawls về “công lý như là công bằng” cần có một sự minh định những nội hàm chính của các khái niệm “công lý” , “công bằng” và “bình đẳng”. Bởi trên thực tế, các thuật ngữ này thường được hiểu là như nhau, hoặc đồng nhất với nhau về mặt logic.

“Công lý” (justice) theo cách hiểu thông thường, bắt nguồn từ trong tư tưởng triết học của Aristoles có nội hàm là: đem lại cho ai đó cái gì mà họ

64

xứng đáng được hưởng. Những cái đó có thể là phần thưởng, cũng có thể là sự trừng phạt tùy thuộc vào hành động mà chủ thể thực thi. Do đó, công lý là điều đúng, nên làm, để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân có vị thế bình đẳng trong xã hội. Như thế, hàm nghĩa trong khái niệm công lí là sự tôn trọng quyền tự do của con người cá nhân và đòi hỏi mọi cá nhân phải được đối xử bình đẳng với nhau. Trong thần thoại Hy Lạp, công lý – những việc đúng đắn nên làm – thường được xem là công việc của nữ thần Themis – nữ thần công lý. Với thanh gươm và cái cân trong tay, cùng với đôi mắt bị bịt kín, hình ảnh của nữ thần công lý tượng trưng cho sự không thiên vị, sự phán xử công – tội một cách công bằng và đúng đắn theo luật. Trước đây, trong các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, thì chủ đề chính của công lý là vấn đề thưởng – phạt. Ngày nay, đặc biệt từ sau nghiên cứu của Rawls về công lý, chủ đề chính của công lý là việc làm thế nào để xã hội có thể phân chia một cách công bằng tất cả quyền cũng như nghĩa vụ, gánh nặng cũng như phúc lợi của đời sống xã hội tới các thành viên.

“Công bằng” (fairness) chính là khả năng phán xét về một điều gì đó có được thực thi theo công lí hay không. “Công bằng” được hiểu rõ nét nhất qua dạng thức phủ định của nó là “Không công bằng” – “Bất công”. Khi một sự phân chia trong kinh tế diễn ra không đều, khi luật pháp phán quyết không đúng người đúng tội, hoặc ngay cả khi ai đó làm điều gì trái với quan niệm thông thường về đạo đức, ví dụ, như vi phạm lời hứa, đều khiến cho chúng ta có cảm giác vô cùng khó chịu và đưa ra phán xét rằng “điều đó thật không công bằng!” [xem 29]. Ở khía cạnh này, công bằng là khả năng phán xét về một hành động nào đó, một chính sách nào đó có tuân thủ theo công lí hay không. Nhưng ở một khía cạnh khác, khi những cá nhân bị đối xử không bình đẳng, bị đối xử trong sự phân biệt màu da, phân biệt sắc tộc, phân biệt đẳng cấp, thì chúng ta cũng phán xét điều đó là bất công. Ở khía cạnh này, công

65

bằng là khả năng phán xét một điều gì đó, một chính sách nào đó có tuân thủ yêu cầu phải đối xử bình đẳng với con người hay không.

“Bình đẳng” (equality) đó là sự ngang nhau của con người cá nhân về màu da, sắc tộc, về việc hưởng những quyền tự nhiên và cơ bản của con người. Bình đẳng có được dựa trên nguyên tắc của công lý và công bằng. Nhưng bình đẳng cũng là điều kiện để cho công lý và công bằng được ra đời và thực thi.

Cả ba khái niệm này theo cách hiểu như trên, đều đề cập đến sự cân bằng nói chung trong các mối quan hệ. Sự cân bằng ấy dường như phản ánh sự căn bằng của tự nhiên vào xã hội, và khiến cho xã hội trở thành một trạng thái đặc biệt của tự nhiên. Tuy nhiên, giữa những khái niệm ấy có những điểm khác biệt về mặt nội hàm. Chính sự khác biệt ấy cho thấy rằng, nếu xem xét “công lý”, “công bằng” và “bình đẳng” một cách riêng biệt sẽ dẫn đến những hạn chế nhất định. Nếu chỉ đơn thuần xem xét khái niệm “công lý” – một chuẩn mực gắn liền với luật pháp theo cách hiểu thông thường – thì có thể một điều gì đó là công lý với giai cấp này, song không là công lý với giai cấp khác. Tương tự, khái niệm “công bằng” – gắn liền với những đánh giá có tính chủ thể - thì một điều gì đó có thể là công bằng với người này, song không là công bằng với người khác. Và cuối cùng “bình đẳng” khi được hiểu chỉ đơn giản là sự ngang nhau, thì trong một số trường hợp nó có thể bị xem là cào bằng. Chính ở điểm này đòi hỏi phải có một quan niệm có tính tổng quan, vượt lên trên những quan niệm thông thường về “công lý”, “công bằng”, và “bình đẳng”. Quan niệm đó được Rawls định hình trong triết học của mình bằng một khái niệm mới mẻ - “công lý như là công bằng”. Chúng tôi xem “công lý như là công bằng” trong triết học của Rawls là một khái niệm, chứ không xem đó là một mệnh đề thông thường.

66

Khi triển khai những tư tưởng của mình Rawls đưa ra khái niệm “justice as a fairness” – được tạm dịch - “công lý như là công bằng” theo tác giả Trần Thảo Nguyên trong “Triết học kinh tế trong “Lý thuyết về công lý” của nhà triết học Mỹ J.Rawls” [26]. Ở một số sách, khái niệm này được dịch là “công lý như là sự hợp lý” [xem 40, 126-137]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất hiểu khái niệm trên theo cách dịch của tác giả Trần Thảo Nguyên về mặt thuật ngữ.

* Nội hàm của khái niệm “công lý như là công bằng”:

Thứ nhất, khi bàn tới công lý, Rawls quan tâm tới điều được xem là đúng đắn trong tương quan với những điều được xem là thiện và những điều được xem là công bằng. Công lý là điều đúng, hay công lý là điều thiện, hay công lý là những điều công bằng? Trên thực tế, có những điều đúng, song chưa chắc đã là điều thiện, hoặc một điều gì đó là đúng đồng thời đại diện cho cái thiện, nhưng lại vì điều thiện cho lợi ích của một thiểu số người, thì điều đó có là công bằng? Rawls cho rằng, khi công lý được xem như là một đức hạnh của xã hội tức là nó được xem như là khuôn thước của mọi sự đánh giá, là một giá trị dùng làm tiêu chí để đánh giá một xã hội là tiến bộ hay lạc hậu về mọi mặt, thì công lý phải bao hàm trong mình nó tất cả những điều gì được gọi là đúng – thiện – công bằng. Chính vì thế Rawls xem “công lý như là công bằng” để muốn nói rằng công lý bao gồm trong nó cả những điều đúng đắn nên làm, những điều thiện và những điều công bằng. Khi xem xét công lý với các nội dung như vậy, Rawls chắc chắn rằng quan niệm như thế về công lý sẽ đạt được hiệu quả giống với lý tính thực tiễn của Kant. Vì khi công lý được quan niệm như thế sẽ gắn liền với mục đích của cuộc sống xã hội, và gắn liền mục đích sống của từng cá nhân con người trong xã hội đó. Công lý cũng gắn liền với bản tính thiện và những điều tốt đẹp mà con người mong

67

muốn đạt tới. Và cuối cùng, những cá nhân con người sẽ được xem là bình đẳng, ngang nhau về quyền và nghĩa vệ, về phúc lợi và cơ hội để phát triển. Do đó, con người đồng thuận thực hiện theo những nguyên tắc của công lý, xem đó như là một mệnh lệnh tuyệt đối gắn liền với lợi ích và bổn phận của họ. Nó sẽ trở thành giá trị thiêng liêng để con người nhận ra nhau, tin tưởng vào nhau trong quá trình phát triển của xã hội.

Thứ hai, khi coi “công lý như là công bằng” thì có nghĩa là xem khái niệm công lý có tính đa nguyên. Điều này hiểu là chúng ta không nên áp đặt một quan niệm bất kỳ nào về công lý và xem nó là cái đúng trong mọi hoàn cảnh. Rawls cho rằng “chúng ta chỉ có thể tìm ra một thế cân bằng qua trực giác, qua những việc có vẻ đúng với chúng ta” [47, 30]. Với quan điểm xem “công lý như là công bằng” thì công lý là một giá trị mà người ta đặt vào cho đối tượng. Vì thế, với những chủ thế khác nhau, thì có thể sẽ có những quan niệm khác nhau về công lý. Con người cần phải được tôn trọng vì đó là quyền cơ bản của họ. Rawls muốn khi chúng ta bàn tới công lý, thì phải luôn luôn tính tới sự khác biệt giữa các cá nhân. Khi một cá nhân chấp nhận coi “công lý như là công bằng” thì toàn xã hội của chúng ta chắc chắn sẽ đạt được sự đồng thuận về những nguyên tắc của công lý. Rawls viết: “mỗi cá nhân khi biết rõ lợi ích của mình thì chắc chắn họ sẽ biết cách tự cân nhắc những cái được và cái mất của bản thân mình. Người ta có thể sẵn sàng chịu thiệt thòi tại một thời điểm nào đó để có thể có được lợi ích về sau. Con người có quyền mưu cầu những điều tốt đẹp cho mình; có thể mưu cầu lợi ích cho mình đến một chừng mực nào đó, miễn là điều đó không làm ảnh hưởng đến người khác. Vậy thì tại sao một xã hội lại không vận hành theo nguyên tắc này và công nhận rằng, cái gì là hợp lý đối với một cá nhân thì cũng đúng với một cộng đồng” [47, 21]. Một hệ thống xã hội công bằng sẽ xác định được phạm vi để cá nhân có thể phát triển những mong muốn của mình và đưa ra một

68

khung hình về những quyền và cơ hội, mà với nó, mọi cá nhân có thể đạt được mục đích của mình một cách bình đẳng.

Thứ ba, khi xem “công lý như là công bằng” chúng ta có thể tìm thấy giải pháp cho sự xung đột giữa hai vấn đề rất quan trọng của đời sống, đó là vấn đề công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế. Công bằng xã hội là vấn đề được cả triết học chính trị và kinh tế học phúc lợi đề cập tới [xem 26, 66]. Rawls cho rằng: “một xã hội có trật tự tốt đẹp là một xã hội được cai quản một cách có hiệu năng bởi một quan niệm công lý công cộng nhằm đến ba điểm: thứ nhất, mọi người đều chấp nhận và biết rằng người khác cũng chấp nhận về một quan niệm công lý chung; thứ hai, định chế xã hội và xã hội cơ bản thỏa mãn được những nguyên tắc công lý này; thứ ba, công dân đều có một cảm nhận về hiệu năng của công lý, có khả năng áp dụng sự hiểu biết và cảm nhận công lý trong tổng thể quyền hạn và trách nhiệm của mình [48, 8-9]. Với cách nhìn nhận công lý như vậy, thì trong thực tế xã hội dù các cá nhân có thể đưa ra những đòi hỏi thái quá với nhau, nhưng vì họ đã đều công nhận một điểm chung thống nhất làm cơ sở nên họ lại có thể tự phán xử và kiềm chế những đòi hỏi quá đáng của mình. Nếu như thiên hướng về lợi ích cá nhân khiến cho con người vì lợi ích của mình có thể chống lại người khác thì nhận thức chung về công lý buộc họ phải tự điều chỉnh mình để sống một cách hài hòa trong xã hội. Chính nhận thức về công lý liên kết tất cả những cá nhân khác biệt lại với nhau. Đó là mong muốn chung của tất cả mọi người trong xã hội. Thật khó để có được một định nghĩa đúng đắn và được thống nhất ở tất cả mọi người về khái niệm công lý. Nhưng thế nào đi chăng nữa, mọi xã hội luôn có một quan niệm nhất định về giá trị đó. Con người lấy các nguyên tắc của công lý để làm cơ sở cho sự phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cũng như để xác định thế nào là sự phân bổ hợp lý quyền và nghĩa vụ xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội. Chính ở điểm này cho thấy lý do tại sao chủ điểm nghiên cứu hay tiếp cận trong

69

những quan điểm về công lý chuyển từ việc “xem ai xứng đáng với cái gì” sang việc “quyền lợi và nghĩa vụ, cũng như gáng nặng và phúc lợi xã hội nên được chia như thế nào” – vấn đề trung tâm của các học thuyết kinh tế. Cũng chính ở điểm này công lý được hiểu như là công bằng.

Trong một xã hội, sự hợp tác của các cá nhân bắt nguồn từ việc họ cảm thấy có lợi khi tham gia vào hợp tác, song, cũng vì họ là các cá nhân riêng biệt với lòng vị kỷ đặc trưng, cho nên sự hợp tác ấy có nguy cơ bị phá bỏ do những đóng góp cho lợi ích chung lại không như nhau ở mỗi người. Vấn đề công bằng được đặt ra ở mối quan hệ này. Xung quanh đó là các câu hỏi “công bằng là gì?” “cái gì tạo ra công bằng?”, “dựa vào tiêu chí nào để đánh giá công bằng hay bất công?”...

Rawls cho rằng các hợp tác xã hội đều ra đời từ những thỏa thuận công bằng. Nhưng khi các hợp tác xã hội đã ra đời và đi vào thực thi thì nó biểu hiện hai mặt: một là, các cá nhân thống nhất lợi ích với nhau để cùng gia nhập vào một nhóm, nhưng hai là, sự đóng góp của các cá nhân vào hợp tác đó lại không như nhau. Và lúc này thì điều bất công bằng diễn ra. Do đó, nhất thiết phải có một hệ thống các nguyên tắc giúp lựa chọn cách thức phân chia lợi ích một cách thỏa đáng và cũng là sự cam kết thỏa thuận giữa các cá nhân về phần đóng góp của mình. “Công lý như là công bằng” ở khía cạnh này được hiểu là trong một hợp tác xã hội, thì điều gì là đúng đắn nên làm để đảm bảo được công bằng. Khi hiểu “công lý như là công bằng”, Rawls mong muốn từng cá nhân hiểu được mục đích của hợp tác xã hội, rồi từ đó tự nguyện thực hiện các bổn phận và nghĩa vụ của mình.

Với khái niệm “công lý như là công bằng”, Rawls khẳng định rằng một thể chế và luật pháp sẽ phải bị loại bỏ nếu như nó không công bằng. Khái

70

niệm này sẽ đóng vai trò như là những khung quy chiếu cho việc xây dựng những chính sách phát triển của bất kỳ quốc gia nào.

Thực tế cho thấy, quốc gia nào cũng quan tâm đến sự phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, để giải quyết song song cả hai vấn đề này không phải là điều đơn giản. Tồn tại mối xung đột với các mức độ

Một phần của tài liệu Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)