Dự phòng khi kế hoạch thất bại

Một phần của tài liệu đồ án marketing công nghiệp công ty cổ phần xuất khẩu an giang (Trang 64)

NHÓM IMG Page 64

Các khả năng gây ra rủi ro cho kế hoạch

 Rủi ro kinh tế

Trong nền kinh tế nói chung, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất và tỷ giá… của từng giai đoạn tăng trưởng hay suy thoái, đều tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty.Một khi tốc độ tăng trưởng kinh tế biến động, thì nhu cầu lương thực thực phẩm và tiêu dùng cũng sẽ đồng biến, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy, xét về mặt trung và dài hạn, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định và mức lạm phát thấp dưới 10% trong năm nay, khi tình hình lạm phát dần được kiểm soát, triển vọng đối với nền kinh tế Việt Nam khả quan hơn, rủi ro kinh tế vĩ mô về dài hạn sẽ được hạn chế.

 Rủi ro tỷ giá hối đoái và lãi suất

Rủi ro tỷ giá hối đoái: hiện tại do nguyên liệu gạo đầu vào của Công ty được mua hoàn toàn từ nguồn trong nước nên tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng. Tỷ giá hối đoái chỉ ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu gạo. Trường hợp tỷ giá VND/USD giảm sẽ khiến doanh thu Công tygiảm.

Rủi ro lãi suất: Trong quá trình hoạt động, để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh, Công ty cần được tài trợ từ các khoản vay ngân hàng. Do đó, nếu lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng đến chi phí lãi vay, tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Để hạn chế những rủi ronày Công ty cũng có mối quan hệ và hợp tác lâu dài với các ngân hàng lớn để có thể giải ngân cho Công ty kịp thời với mức lãi suất hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty luôn kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn.

 Rủi ro nguyên liệu đầu vào:

Lĩnh vực kinh doanh lương thực lúa gạo của công ty mang tính thời vụ rất cao, nguồn cung nguyên liệu thường không đều giữa các tháng trong năm. Do đó, giá cả nguyên liệu đầu vào thường biến động theo thời vụ. Đông Xuân là mùa vụ chính để thu mua nguyên liệu do có sản lượng nhiều nhất và chất lượng tốt hơn so với các mùa vụ khác.

NHÓM IMG Page 65

Tình trạng dự báo không đúng với diễn biến thị trường nên có hiện tượng trữ hàng chờ giá hoặc bán ào ạt làm biến động giá nguyên liệu đầu vào.

Ảnh hưởng của thời tiết làm hạn chế nguồn cung và chất lượng nguyên liệu.

Ảnh hưởng từ sự tăng giá xăng dầu kéo theo các mặt hàng như giá phân bón, giá thuốc trừ sâu… tăng cao khiến chi phí sản xuất lúa hàng hóa tăng, từ đó giá nguyên liệu đồng biến.

Việc thu mua lúa gạo của Công ty cũng ảnh hưởng bởi chính sách của Chính phủ về thu mua lúa gạo tạm trữ cho nông dân trong năm.

 Rủi ro lưu kho:

Gạo tồn kho khoảng 03 tháng sẽ bị sâu mọt, giảm chất lượng, phải tái chế lại nên sẽ phát sinh chi phí tái chế và chi phí lãi vay làm tăng giá thành sản phẩm ( làm cho giá thành tăng khoảng 2% - 3%).

Rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu

Ảnh hưởng của thời tiết, tăng giảm diện tích sản xuất lúa của các quốc gia sẽ làm nguồn cung thế giới biến động, và sự thay đổi chính sách của những nước xuất nhập khẩu gạo lớn là những nguyên nhân dẫn đến biến động giá lươngthực, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 Rủi ro từ các chiến lược, chính sách của Nhà nước

Công ty kinh doanh trong ngành lương thực nên bất kỳ những thay đổi nào từ chính sách Nhà nước đều tác động đến Công ty.

Điển hình Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 quy định các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Để được cấp phép xuất khẩu gạo, Công ty cũng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí quy định như:

NHÓM IMG Page 66

Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc.

Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

Nghị định này đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Do vậy, những thay đổi từ chính sách Nhà nước cũng là một trong những rủi ro đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cấp trang thiết bị, chuẩn bị chu đáo về năng lực nên khi Nghị định 109 ban hành

 Rủi ro cạnh tranh quốc tế

Bên cạnh việc Ấn Độ tham gia xuất khẩu gạo trở lại, Campuchia cũng đang có kế hoạch xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo. Myanmar sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới và các nước nhập khẩu gạo trước đây đang tăng cường sản xuất để đảm bảo mục tiêu tự cung cấp nên sẽ có nguồn cung dồi dào hơn, nhu cầu nhập khẩu sẽ ít hơn. Vì vậy, mức độ cạnhtranh quốc tế gia tăng. Điều này sẽ làm giảm thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam nói chung và Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang nói riêng. Và điều này sẽ tá động mạnh lên kế hoạch Marketing của chúng tôi trên thị trường Ghana

 Rủi ro thanh toán quốc tế

Hoạt động xuất khẩu nên rủi ro thanh toán quốc tế có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Rủi ro trong thanh toán quốc tế này chủ yếu là những rủi ro chủ yếu do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán như việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán; sự bất hợp lệ trong chứng từ thanh toán; thời hạn xuất trình chứng từ bị chậm trễ… Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu tiền hoặc nhận được tiền chậm của Công ty.

NHÓM IMG Page 67

Gạo xuất khẩu được vận chuyển chủ yếu qua đường biển, bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết, thiên tai, … nên khả năng gặp phải rủi ro là rất cao.

Rủi ro giao nhận cũng có thể xuất phát từ khách hàng. Một số khách hàng trì hoãn việc nhận hàng hoặc không nhận hàng vì muốn ép giá hoặc vì có nguồn cung khác vớigiá rẻ hơn. Điều này sẽ tạo ra rất nhiều điều bất lợi khi hàng bị lưu giữ tại nước nhập khẩu, phát sinh chi phí bảo quản, lưu bãi, lưu kho và đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa nếu lưu giữ quá lâu.

 Rủi ro từ thiên nhiên

Những rủi ro bất khả kháng không thể lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,... có thể xảy ra sẽ gây thiệt hại đáng kể về tài sản, con người do đó không tránh khỏi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty. Đồng bằng sông Cửu Long thường xảy ra lũ lụt gây khó khăn cho thu hoạch lúa, ảnh hưởng đến chất lượng lúa hàng hóa và xay xát chế biến sản phẩm gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, lũ lụt cũng ảnh hưởng đến kho hàng và nhà máy chế biến.điều này sẽ dấn đến sản lượng gạo không thể cung cấp đủ cho các khách hàng , đặc biệt nghiêm trọng hơn khi đã ký các hợp đồng giao hàng nhưng không có hàng để giao.

Kế hoạch hành động để giảm thiểu rủi ro

 Biện pháp rủi ro lãi suất

Để hạn chế những rủi ro này Công ty thiết lập, tạo mối quan hệ và hợp tác lâu dài với các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HSBC, ANZ,… để có thể giải ngân cho Công ty kịp thời với mức lãi suất hợp lý. Công ty luôn kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn.

NHÓM IMG Page 68

Để ổn định về giá cả, số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào, Công ty đã triển khai và phát triển Vùng nguyên liệu thông qua hình thức liên kết hợp tác sản xuất với nông dân ngay tại tỉnh An Giang với tổng diện tích vùng nguyên liệu sản xuất lúa trên 3.000 ha trong năm 2011. Dự kiến đến năm 2015 tăng trên 15.000 ha.

 Biện pháp rủi ro lưu kho

Theo dõi sát diễn biến thị trường thế giới, dự báo nhu cầu nhập khẩu của các thị trường để chủ động trong khâu mua, bán và tồn kho hợp lý.

 Biện pháp đối với rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu

Theo dõi sát diễn biến thị trường thế giới, dự báo nhu cầu nhập khẩu của các thị trường để chủ động trong khâu mua, bán và hàng tồn kho.

 Biện pháp đối với rủi ro từ các chiến lược, chính sách của Nhà nước:

Công ty là mộttrong những công ty xuất khẩu gạo lớn tại Việt Nam và không ngừng cải tiến hệ thống nhà kho, trang thiết bị trong quá trình sản xuất. Vì vậy, Công ty có khả năng đáp ứng được các quy định của Nhà nước. Đối với rủi ro hệ thống như quy định giá sàn xuất khẩu của Hiệp hội Việt Nam theo nghị định 109, các công ty trong ngành nói chung và Angimex nói riêng xem đây là một trong những quy định bắt buộc và điều chỉnh hoạt động theo từng thời kỳ.

 Biện pháp đối với rủi ro cạnh tranh quốc tế và nội địa:

Đối với thị trường gạo xuất khẩu: Vị thế gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được xem là quốc gia xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp thấp và trung bình. Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo phân khúc cấp thấp của Việt Nam. Do vậy cần phải nâng cao chất lượng gạo và đầu tư cho nghiên cứu để tạo ra giống lúa mới để cung cấp sảm phẩm gạo tốt hơn

NHÓM IMG Page 69

Công ty lựa chọn những ngân hàng chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế để được tư vấn trong ký kết hợp đồng thương mại, kiểm soát tốt các bộ chứng từ và xem xét, lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với từng thị trường, khách hàng.

 Biện pháp rủi ro trong vận tải giao nhận

Công ty đã chọn các hãng tàu uy tín, chuyên nghiệp cao, mua bảo hiểm hàng hóa khi bán với giá CF hay CIF, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác, khách hàng như: uy tín, văn hóa, thông lệ mua bán, điều kiện thanh toán,… nên Công ty đã hạn chế được các rủi ro như đã nêu trên.

 Biện pháp rủi ro thiên nhiên

Để hạn chế rủi ro này, Angimex đã đầu tư mở rộng hệ thống kho và nâng cấp thiết bị phục vụ sản xuất chế biến cho ra sản phẩm chất lượng cao hơn.

NHÓM IMG Page 70

Kết luận

Như vậy, sau khi lên đầy đủ các nội dung của kế hoạch marketing trong thời gian sắp đến, công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang đã có thể sẵn sàng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Ghana. Việc lập kế hoạch marketing giúp cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang thực hiện được mục tiêu và các chiến lược đã đề ra. Thị trường kinh doanh luôn có những bước chuyển mình khó lường vì thế công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang phải luôn đưa ra những ứng biến kịp thời để đề ra các phương pháp và các kế hoạch marketing khác nhằm nâng cao khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

Lần đầu tiên lập kế hoạch marketing do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Vì thế rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của Thầy để nhóm IMG rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong những đề án lần sau.

NHÓM IMG Page 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu là sách

 Th.s Đàm Nguyễn Anh khoa (2013), Marketing Công Nghiệp, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

 Th.s Đàm Nguyễn Anh khoa (2012), Marketing Căn Bản, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

 Th.s Đàm Nguyễn Anh khoa (2012), Nghiên Cứu Thị Trường, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

Tài liệu từ internet

 Tác giả TS. Nguyễn Minh Phong trong bài: Ngân hàng giảm lãi suất-những tín hiệu tích cực. Đọc từ: http://www.tapchitaichinh.vn/Vang-Tien-te/Ngan-hang- giam-lai-suat-nhung-tin-hieu-tich-cuc/30682.tctc

 Cổng thông tin điện tử công thương Hà Nội, ngày 21/12/2011: Thông tư 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài Chính. Đọc từ:

http://congthuonghn.gov.vn/default.aspx?page=&lang=0&cat=33&content=592

 Tác giả Thanh Sơn, ngày 08/10/2012: Sản lượng lúa hè thu 2012 lần đầu đạt trên 9 triệu tấn. Đọc từ: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/101518/San-luong- lu%CC%81a-he-thu-2012-lan-dau-dat-tren-9-trieu-tan.aspx

Một phần của tài liệu đồ án marketing công nghiệp công ty cổ phần xuất khẩu an giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)