Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Phi nói chung cũng như Ghana noi riêng chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu ở Ghana thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Vì vậy, để tránh rủi ro, doanh nghiệp Angimex thường xuất
NHÓM IMG Page 51
khẩu qua các công ty trung gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh, thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.
Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào châu Phi, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước như Bờ Biển Ngà, Senegal, Cameroun, Ghana, Nigeria, Algeria... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp. Năm 2009, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp bên mua/bên bán về gạo tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ châu Phi nhằm tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bộ cũng tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường châu Phi, cơ chế nhập khẩu mặt hàng này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Năm 2011/2012, Bộ Công Thương đã gửi thư đến Bộ Thương mại các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo để đề xuất đàm phán và ký Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo nhằm giúp gạo Việt Nam có đầu ra ổn định, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp mặt hàng này đồng thời tránh được sự cạnh tranh từ gạo của các nước xuất khẩu khác. Tháng 6/2011, Bộ Công Thương đã ký MOU về cung cấp gạo cho Cộng hoà Sierra Leone và hiện đang đàm phán các thoả thuận tương tự với một số nước như Guinea, Ghana, Cameroon.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu, tháng 1/2013, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam, Lào, Campuchia và châu Phi tại Hà Nội. Đây là dịp để ngân hàng các bên tăng cường khả năng hợp tác, xác định nhu cầu của doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu một cách hiệu quả hơn.