Nói đến môi trường văn hoá sư phạm là nói đến môi trường nhà trường mang tính văn hoá - sư phạm, mang tính giá trị đạo đức và nhân văn, đào tạo ra những con người là sản phẩm là thước đo của chuẩn mực xã hội, những con người với trình độ chuyên môn và tay nghề đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Do vậy, cần xây dựng hệ thống các giá trị văn hoá sư phạm, trước mắt, cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong tổ chức Đảng, trong toàn thể cán bộ giáo viên và gia đình.
Xây dựng cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tinh thần yêu nước, có ý chí xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đạo đức lối sống mới, hình thành lối sống mới, lối sống văn minh, tác phong công nghiệp, trật tự, kỷ cương và trách nhiệm.
Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. phê phán lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền... trong đời sống hiện nay. Kiên quyết loại bỏ các phần tử thoái hoá biến chất về đạo đức ra khỏi tổ chức Đảng, ngăn ngừa và đẩy lùi các hiện tượng phản văn hoá. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, đẩy lùi hủ tục, tệ nạn cờ bạc, ma tuý, bạo lực gây rối trật tự..
74
Xây dựng hệ thống cảnh quan và thiết chế văn hoá sư phạm ở nhà trường. Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, phát huy vai trò của công đoàn và đoàn thanh niên và toàn thể cán bộ giáo viên trong việc xây dựng đời sống văn hoá.
Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các thiết chế hiện có như thư viện, nhà văn hoá… Thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Xây dựng mới và hoàn thiện các thiết chế văn hoá như: sân chơi, sân thể thao, câu lạc bộ, phòng truyền thống cho học sinh, sinh viên.
Phát triển các quan hệ văn hoá sư phạm, đó là các quan hệ giữa thầy với trò, quan hệ giữa trò với trò, quan hệ giữa cán bộ, giáo viên với nhau... Nếu những quan hệ này tốt thì sẽ trở thành các mối quan hệ giá trị, góp phần tác động tích cực đến việc phát triển nhân cách học sinh và ngược lại.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, nhà trường đã phát triển tốt các mối quan hệ đó, do vậy đã có ảnh hưởng tốt đến nhân cách học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy những yếu tố đó, đối với người thầy phải tiếp tục gương mẫu trong cuộc sống, tâm huyết với nghề nghiệp, thương yêu và quý trọng học sinh, sinh viên. Luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, giảng dạy đảm bảo chất lượng. Giữ gìn phẩm chất và đạo đức trong sáng, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
Đối với học sinh, sinh viên phải có thái độ kính thầy, yêu bạn, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, biết tông trọng người khác. Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ bạn bè, cư xử đúng mức và lễ phép, nhân ái với mọi người. Chăm chỉ học tập lao động, có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội. Luôn có ý thức về cội nguồn dân tộc, biết giữ gìn làm sạch đẹp nhà trường, bảo vệ của công, hăng hái trong mọi hoạt động đoàn thể. Có ý thức tôn trọng pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường và quy định của địa phương.
75
Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá sư phạm như hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động thư viện, hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội từ thiện.
Đối với hoạt động thông tin, tuyên truyền cần làm tốt nhiệm vụ quan trọng của nó là phổ biến rộng rãi trong học sinh, sinh viên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường, đồng thời nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán các thói hư tật xấu, góp phần tạo dựng nếp sống văn hoá trường học. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, báo, đài và hàng loạt phương tiện thông tin đại chúng đưa tới cho học sinh, sinh viên nhiều luồng thông tin trái chiều, dễ lúng túng trước sự bùng nổ thông tin. Trong tình hình đó, công tác thông tin, tuyên truyền của nhà trường có nhiệm vụ sàng lọc, định hướng thông tin giúp cho học sinh, sinh viên có hướng lựa chọn và tiếp nhận thông tin thuận lợi, nhờ đó xây dựng được môi trường văn hoá sư phạm lành mạnh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, đọc sách báo. Sách báo là nguồn tri thức vô tận góp phần trực tiếp vào việc nâng cao hiểu biết cho học sinh, sinh viên. Vì vậy, thư viện luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hoá của nhà trường. Do đó nhà trường cần cải tiến thư viện cho phù hợp hơn nữa, đặc biệt là cần áp dụng tốt công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực này phù hợp với xu thế thời đại và chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông. Để giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử và cách mạng, nhà trường cần xây dựng phòng truyền thống hoặc góc truyền thống. Tại nơi này có thể tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống, tổ chức các lễ hội nhân dịp kỷ niệm các ngày lịch sử quan trọng, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên, đảng viên.
76
Tích cực tổ chức các hoạt hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí nhằm tăng cường thể lực, rèn luyện phẩm chất tinh thần như tình cảm cách mạng, ý chí bền bỉ, lòng dũng cảm, hoạt bát, thông minh và tinh thần tập thể đồng đội. Ngoài ra, cũng như các hoạt động vui chơi khác, hoạt động thể dục, thể thao có tác dụng giải trí lớn làm tan biến những căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc liên tục. Hoạt động này có sức hấp dẫn mọi lứa tuổi. Tuy nhiên những hoạt động này có thể tổ chức ở hội trường hay sân vận động, sân bãi. Đối với nhà trường cần xây dựng sân vận động để có thể tổ chức các hoạt động này có quy mô và hiệu quả hơn nữa.
Tiếp tục tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện như giúp đỡ trẻ em mồ côi, nạn nhân chiến tranh... bằng cách tổ chức các đêm văn nghệ từ thiện hoặc các tổ chức các sinh hoạt văn hoá phục vụ các đối tượng từ thiện, đóng góp để ủng hộ những vùng thiên tai, lũ lụt....
Như vậy, chỉ trong môi trường văn hoá sư phạm của nhà trường, học sinh, sinh viên được đưa vào các hoạt động xã hội phong phú mang tính nhân văn mới có điều kiện tốt để hình thành, phát triển những phẩm chất của một nhân cách văn hoá đáp ứng yêu cầu của mô hình, mục tiêu đào tạo.
77
KẾT LUẬN