dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay
58
Từ thực trạng của nền giáo dục - đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, như trên đã cho thấy, rõ ràng là vấn đề phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên là một trong những vấn đề hết sức cơ bản, không thể coi nhẹ. Tuy nhiên, để có hệ giải pháp phù hợp, còn cần phải dự báo những nhân tố mới sẽ tác động cả gián tiếp và trực tiếp đến quá trình phát huy ấy. Đó là những nhân tố vừa được xét theo diện rộng của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, vừa xét theo diện hẹp của nền giáo dục nước nhà, mà trực tiếp là giáo dục - đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…
Về tình hình chung, Đảng ta đã khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về Tổ quốc, trong thời gian tới đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Để đi tắt đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ luôn được xác định là quốc sách hàng đầu. Đó chính là cơ sở mang tính định hướng chính trị thuận lợi, song cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay.
Trong tiến trình tiếp tục đổi mới trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động được mở
59
rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác cũng làm thay đổi quan niệm giá trị ảnh hưởng đến việc lựa chon ngành, nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và ngòai xã hội. Tuy nhiên, sự tự do cạnh tranh làm phân hóa giầu nghèo…sẽ làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư. Bối cảnh ấy tất nhiên vừa tạo thuận lợi, thường, vừa đặt ra những vấn đề bức xúc đối với việc phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…
Một xu thế khác của thế giới đương đại là vấn đề xã hội hoá giáo dục đang và sẽ đòi hỏi hệ thống nhà trường cần tiếp tục có sự điều chỉnh lớn về mục tiêu đào tạo. Các nhà trường không chỉ tự khẳng định uy tín đào tạo đơn thuần bằng chất lượng truyền thụ kiến thức, truyền thụ thông tin khoa học…, mà các đối tác tìm đến các nhà trường chuyên nghiệp luôn mong muốn được tiếp tục tạo thuận lợi cho quá trình hoàn thiện, phát triển nhân cách toàn diện của mình. Thêm vào đó, nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội cũng không chỉ thuần tuý là hệ chỉ số về kiến thức, tay nghề… mà còn là những chỉ số phát triển toàn diện về nhân cách con người đối với đội ngũ thành viên của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức xã hội. Xu thế đào tạo theo địa chỉ, cũng như xu thế doanh nghiệp tiến hành tuyển chọn nhân viên ngay trong quá trình đào tạo và trực tiếp tham gia quá trình đào tạo đã, đang và sẽ tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, nhưng lại đặt ra những quy tắc kiểm nghiệm mới hết sức nghiêm ngặt đối với sản phẩm đào tạo. Đồng thời, điều đó cũng đòi hỏi giáo dục phải phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển của xã hội; kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. Giáo dục, nhất là giáo dục học đường, cần phải định hướng lại các quan niệm về giá trị : bồi dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học và trình độ đào tạo ở mọi tầng lớp nhân dân.
60
Tuy nhiên, trên thực tế, cần thấy rằng trong thời gian tới vẫn sẽ còn những nhân tố tác động không thuận chiều đến sự phát triển nhân cách học sinh, sinh viên các nhà trường chuyên nghiệp. Sự yếu kém và nhiều mặt bất cập về chất lượng giáo dục - đào tạo không thể một sớm một chiều được khắc phục triệt để. Vẫn sẽ còn tồn tại sự mất cân đối về cơ cấu giáo dục. Hiệu quả giáo dục - - đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân vẫn còn khoảng cách khá xa so với nhu cầu cấp thiết của thực tiễn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập. Đội ngũ giáo viên vừa “thừa”, vừa thiếu vẫn còn là một vấn nạn trong thời gian tới. Cơ sở vật chất của nhiều trường vẫn sẽ còn tình trạng xuống cấp, không đồng bộ. Hệ thống giáo trình, nội dung và phương thức giáo dục - đào tạo sẽ chưa thể thoát khỏi tình trạng “bình mới, rượu cũ”, trong khi đó những bước cải cách nhân danh “đổi mới” thì đang chứa đựng nguy cơ chệch hướng. Đặc biệt, chất lượng giáo dục trong đào tạo
của nhiều trường nói chung vẫn sẽ còn là bài toán nan giải. Trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuẩn trong các doanh nghiệp đang và sẽ tiếp tục kêu cứu, thì vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ chất lượng lại rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền ở nước ta hiện đang trong tình trạng biến động lớn, và đây sẽ là xu thế kéo dài trong nhiều năm tới. Điều đó đòi hỏi các trường cao đẳng và trung cấp nghề phải vượt qua những khó khăn rất lớn để có thể chuẩn hoá mô hình, mục tiêu đào tạo. Hơn nữa, tâm lý xã hội của người dân vẫn còn sính bằng cấp đại học, chưa chú trọng đến việc gửi con em đi đào tạo nghề, kể cả những nghề trình độ cao mà xã hội đang có nhu cầu cấp thiết. Do đó, việc tăng quy mô đào tạo nghề trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn, ít có sức thu hút những học sinh, sinh viên có năng khiếu về kỹ thuật. Việc tạo nguồn từ hệ thống trường trung học phổ thông sẽ vẫn là vấn đề gần như chỉ mang tính hình thức, thiếu sự liên kết đào tạo nên vừa kém hiệu quả trong
61
giáo dục hướng nghiệp phổ thông, vừa gây nguy cơ “cạn” nguồn đầu vào các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Đối với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, việc được nâng cấp từ trường trung học lên cao đẳng đánh dấu bước tiến mới và sự nỗ lực của Nhà trường, đồng thời chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục chuyên nghiệp về chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện cho nhà trường có sự đổi mới và phát triển về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của học sinh, sinh viên về học tập, tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo xu thế ngày càng hiện đại, đồng thời rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, cũng chính điều đó đặt ra những yêu cầu rất mới, khác hẳn về chất so với thời kỳ đào tạo theo chương trình trung học, cả về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung và phương thức đào tạo, cả về tiêu chí phát triển toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên.
Đội ngũ giáo viên của Nhà trường tuy đã được quan tâm kiện toàn, củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng, song trong những năm tới vẫn còn thiếu về số lượng và còn phải nỗ lực rất nhiều để có chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở bậc cao đẳng kỹ thuật. Đặc biệt, với các giáo viên trẻ đồi hỏi vừa vững vàng về nghiệp vụ sư phạm, vừa phải phấn đấu để có trình độ sau đại học, nên đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường. Với sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo đang diễn ra hiện nay thì Nhà trường cần tính đến việc liên tục tuyển những giáo viên có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng có thể đáp ứng yêu cầu của nhà trường trong giai đoạn mới, đồng thời khuyến khích, động viên các giáo viên đi học nâng cao trình độ.
Trong những nhân tố tác động đến phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay, cần đặc biệt chú ý đến xu thế biến đổi của bản thân đội ngũ học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên của nhà trường có truyền thống hiếu học, say mê, sáng tạo, năng lực tiếp thu vận dụng tri thức và kỹ
62
năng mới… là những lợi thế có thể giúp Nhà trường vượt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ xây dựng một nhà trường phát triển toàn diện, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất nhân cách của học sinh, sinh viên. Song, sự phát triển kinh tế - xã hội đang dẫn đến thay đổi đối tượng giáo dục của nhà trường cả thuận chiều và không thuận chiều. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh, sinh viên của nhà trường được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, tạo điều kiện nâng cao nhận thức toàn diện. Song, nếu không biết chọn lọc thông tin chính xác, khoa học thì điều đó rất có thể dẫn đến một bộ phận học sinh, sinh viên bị lệch chuẩn nhân cách - điều nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà trường.
Để tiếp tục thực hiện các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường còn phải kiên trì khắc phục các hiện tượng bất cập trong thiết kế nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, trong thi, kiểm tra... Đặc biệt, thực tiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục- đào tạo của Nhà trường phải tiếp cận, thích nghi với cơ chế mới. Việc gắn kết trí dục với giáo dục thể chất, đạo đức, nhân cách, trách nhiệm đối với xã hội, ý thức tự tôn dân tộc... cũng sẽ là xu thế mới trong giáo dục - đào tạo mà Nhà trường cần phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia. Đồng thời, quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường phải gắn kết với đấu tranh phê phán, khắc phục các hiện tượng tiêu cực như mua bằng, bán điểm; tuyển sinh vượt chỉ tiêu; thu chi sai nguyên tắc... Chỉ như vậy thì mới có thể gắn quá trình giáo dục - đào tạo với phát triển toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên.
Sự biến đổi của tình hình địa phương cũng sẽ là một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến quá trình phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay. Sống và học tập tại khu vực kinh tế phát triển năng động, nhiều nghề truyền thống có giá trị, học sinh, sinh viên của Trường sẽ có môi trương trực tiếp để nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới theo
63
hướng tích cực, song cũng hàm chứa khả năng thẩm lậu của các yếu tố xấu độc từ môi trường xã hội. Đặc biệt, trng những năm tới, vấn đề phòng và chống các tiêu cực và tệ nạn xã hội trầm trọng như ma tuý, mãi dâm, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, vi phạm an toàn giao thông… vẫn sẽ là những khó khăn lớn đối với Nhà trường trong việc quản lý học sinh, sinh viên.
Tất cả những tác động và xu thế chung nói trên đã đặt ra những yêu cầu mới trong phát huy vai trò giáo dục – đào tạo của nhà trường đối với quá trình phát triển nhân cách học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay. Đối với sự phát triển nhân cách học sinh, cần phải quan tâm phát triển toàn diện, cả đức và tài, đáp ứng mục tiêu đào tạo. Đối với quá trình phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, cần được xác định rõ trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo, từ mục tiêu mô hình đến nội dung, chương ttrình và phương thức đào tạo.