thức giáo dục - đào tạo
Đổi mới mô hình mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo: Mục tiêu, nội dung, chương trình phải được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng thời thích ứng với nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng và của địa phương, của từng môn học cụ thể; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội. Chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học.
Xây dựng mục tiêu đào tạo theo hướng đáp ứng diện đào tạo rộng theo ngành đào tạo trên cơ sở phân tích và xác định đầy đủ các yêu cầu. Cần thể
64
hiện sự nâng cao chất lượng, về các thuộc tính phẩm chất và năng lực nhằm phục vụ tốt hơn các yêu cầu về phát triển nhân cách học sinh, sinh viên nhà trường. Xây dựng mục tiêu đào tạo đảm bảo có các phẩm chất cần thiết đáp ứng các yêu cầu mới. Xác định những phẩm chất thích hợp, khả thi, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng ngành nghề. Bổ sung những phẩm chất mới, hiện đại để nâng cao trình độ và bảo đảm các chức năng của học sinh, sinh viên phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới như: ý thức học tập suốt đời, ý thức nghiên cứu và vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính sáng tạo, có tinh thần hợp tác, ý thức bảo vệ môi trường, khả năng hội nhập...
Về nội dung chương trình đào tạo phải tuân thủ các quy định trong luật giáo dục và khung kế hoạch đào tạo của nhà nước cần tăng cường tính chủ động của nhà trường trong việc xác định nội dung có tính đặc thù của từng ngành. Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính hiện đại. Bên cạnh việc đảm bảo tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường thời lượng, khối lượng nội dung của phần thực hành, thực tập, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ thực tập. Tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Cần bổ sung giáo trình của một số môn học còn thiếu, đầu tư để hoàn chỉnh việc biên soạn tập bài giảng một số môn cho hiệu quả.
Đổi mới hiện đại hoá phương thức giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động mang nặng tính chất “thầy đọc- trò ghi” sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho học sinh, sinh viên phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp. Phát triển được năng lực của mỗi học sinh, sinh viên. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên cần được thực hiện thông qua các môn học và các phong trào hoạt động của nhà trường. Từ đó học sinh, sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học và hoạt động thực tiễn, rèn luyện phẩm chất và nhân cách của mình. Đặc biệt, cần phải đẩy mạnh các hình thức giáo dục, đẩy mạnh các phong trào hoạt động, phong trào
65
thi đua hơn nữa như học sinh, sinh viên với nghề nghiệp, phong trào sinh viên với nếp sống văn hóa, sinh viên tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa khác.
Đối với giáo viên dạy nghề và trung học chuyên nghiệp của nhà trường cần đào tạo và bồi dữơng theo chuẩn, bổ sung giáo viên cho một số môn học còn thiếu. Nâng tỷ lệ giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010. Đối viên giảng viên Cao đẳng của Nhà trường, khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ. Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Chú trọng đào tạo giảng viên có trình độ cao. Đặc biệt nên tổ chức nhiều buổi giao lưu giữa học sinh, sinh viên với các giáo viên dạy giỏi, nhà giáo ứu tú... có như vậy các em mới có đều kiện nâng cao nhận thức sự hiểu biết của mình. Đổi mới chế độ thi cử, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng thi, kiểm tra một cách khách quan, chính xác.
Đời sống kinh tế – xã hội chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm biến đổi mục tiêu đào tạo. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những thách thức của hội nhập quốc tế đòi hỏi khẩn trương đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.
Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trong khi thời gian học tập ở nhà trường bị khống chế. Do đó cần phải đổi mới phương pháp dạy học để giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian học tập có hạn và nội dung học tập ngày càng tăng. Trước hết phải nhận thức đúng thế nào là đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế cho thấy, một số giáo viên chưa hiểu chính xác về đổi mới đổi mới phương pháp dạy học, cho rằng chỉ cần sử dụng được phương tiện dạy học là đã đổi mới phương pháp dạy học ... nếu chỉ như vậy thì hiệu quả của đổi mới phương pháp dạy học sẽ không cao. Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi vai trò hoạt động của người dạy từ vai trò người truyền đạt, truyền thụ một chiều cho học sinh những gì mình có theo một quy trình cứng nhắc, trở thành vai trò của
66
người nắm vững tri thức, hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức và hướng dẫn người học chủ động tư duy nhận thức, thực hành và sáng tạo trong quá trình tiếp nhận kiến thức và biến nó thành tri thức của bản thân.
Phương pháp dạy học không có nghĩa là sử phương pháp hoàn toàn mới, phủ nhận phương pháp truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, các biện pháp, các thủ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp, phương tiện, công nghệ và các thủ pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình nhằm giúp học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Về thực chất, đổi mới phương pháp dạy học chính là đổi mới quan niệm về dạy học từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, từ dạy học độc thoại sang dạy học đối thoại, từ dạy học áp đặt sang dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhu cầu, từ dạy học tập trung vào giáo viên sang dạy học tập trung vào học sinh, vào nhóm học sinh, từ dạy học tập trung vào việc dạy sang dạy học tập trung vào việc học, từ dạy kiến thức sang dạy cách học…
Chỉ có trên cơ sở hiểu được bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, các thầy cô mới có thể sử dụng nó một cách linh hoạt và phù hợp từng phương pháp dạy học với từng nội dung bài giảng cần truyền đạt. Trên cơ sở đó biết vận dụng một số phương pháp mới vào giảng dạy. Vì các phương pháp dạy học mới có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia trao đổi nhiều hơn, cho phép khai thác được vốn hiểu biết đã có của các em. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá, lạm dụng quá một phương pháp dạy học nào, bởi mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có phương pháp rất tốt cho việc hình thành kiến thức, một số phương pháp lại có tác dụng đối với việc hình thành kỹ năng, thay đổi thái độ, hành vi của người học.
67
Đổi mới phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, đối tượng được đào tạo cũng như đặc trưng của từng môn học cụ thể là điều vô cùng cần thiết. Mỗi môn học có đặc thù riêng, do vậy không nên áp dụng một, hai phương pháp nào đó với tất cả môn học. Cần phải hiểu được đối tượng tác động của dạy chính là học sinh, sinh viên – đối tượng luôn chịu tác động của tổng hoà các mối quan hệ xã hội, qua mỗi thời kỳ và mỗi thế hệ học sinh, sinh viên nên cách tư duy và nhận thức có khác nhau. Do đó phải có phương pháp dạy học phù hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác và bồi dưỡng phương pháp tự học của học sinh, sinh viên. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh; tác động tư tưởng, tình cảm, xây dựng cho học sinh niềm tin, niềm hứng thú trong học tập để hành trang của các em có đủ đức và tài.
Muốn vậy, thì cần phải coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là hạ thấp vai trò người thầy giáo mà nó đòi hỏi phải chú ý đến vai trò của người học, yêu cầu của người học, phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Quan điểm lấy người học làm trung tâm cũng không có nghĩa là xuất phát từ học sinh để xác định mục tiêu giáo dục, mà mục tiêu của xã hội phải xuất phát từ yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không nên hiểu quan điểm này một cách giản đơn, thiển cận là học sinh cần gì học đấy từ đó dễ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, cắt xén chương trình và nội dung học tập.
Dạy học lấy người học làm trung tâm đã và đang là tư tưởng chỉ đạo, là một trong những định hướng chính trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở các nước trong khu vực, trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là cách dạy học thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tôn trọng người học, đề cao kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của người học, vì người học( vì lợi ích, niềm vui, hứng thú của học sinh, sinh viên). Phương pháp này giúp người học tự phát hiện vấn đề, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề và tự biết tìm ra kết luận.
68
Phải phát huy được vai trò hoạt động của học sinh, sinh viên. Hoạt động của học sinh, sinh viên có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Muốn phát huy được vai trò hoạt động của các em, các thầy cô giáo cần: Đưa học sinh, sinh viên vào những hoạt động đa dạng, coi hoạt động là phương tiện giáo dục cơ bản. Cần thay đổi tính chất hoạt động làm phong phú nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, từ đó lôi cuốn học sinh, sinh viên vào các hoạt động, từ đó, hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên.
Đặc biệt cần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy môn chính trị và các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một nội dung quan trọng trong việc trực tiếp phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Đội ngũ giảng viên Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không những phải nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò của môn học mà còn cần phải tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy như: Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với môn học, cần chú ý đến nội dung bài giảng và cách học của học sinh, sinh viên; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức thảo luận và các hình thức thảo luận; cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.