Nội dung và tính quy luật phát huy vai trò giáo dục đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay (Trang 32)

phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

Từ vai trò cực kỳ quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, có thể thấy việc phát huy mạnh mẽ vai trò ấy là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, trước hết cần làm rõ nội hàm của khái niệm “phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên” bằng việc xác định những nội dung cơ bản của nó.

Phát huy vai trò giáo dục – đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên thể hiện ra với tư cách một quá trình nỗ lực phấn đấu có tổ chức của các chủ thể trong việc hướng toàn bộ hoạt động giáo dục – đào tạo cùng các hoạt động khác của nhà trường vào quá trình phát triển nhân cách học sinh,

sinh viên. Các chủ thể của quá trình phát huy đó bao gồm: các cấp lãnh đạo,

33

khoa, ban; các tổ chức đảng và tổ chức đoàn thể như chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; cùng đội ngũ học sinh, sinh viên. Tuỳ theo cương vị, chức trách và nhiệm vụ cụ thể khác nhau mà mỗi chủ thể có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng được hợp thành nỗ lực tổng hợp của nhà trường trong việc hướng toàn bộ các nội dung của công tác giáo dục - đào tạo cũng như nội dung của các hoạt động xã hội diễn ra tại Trường vào quá trình phát triển nhân cách học sinh, sinh viên.

Nội dung phát huy vai trò giáo dục – đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên trước hết thể hiện ở việc làm cho công tác đào tạo, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên thể hiện đúng chức năng

xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, hình thành và phát

triển tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức… đúng đắn. Kết quả quá trình

giảng dạy và học tập phải đạt tới làm cho học sinh, sinh viên có hiểu biết chung về thể giới, về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, con người; hiểu rõ và đúng về các vấn đề quốc tế cấp thiết (hòa bình, môi trường, dân số, tệ nạn xã hội...) mà loài người hiện nay đang hợp tác giải quyết. Trên cơ sở đó, phải làm cho mỗi người tự xác định đúng đắn lý tưởng phấn đấu và các giá trị xã hội cơ bản như lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách, nắm vững và kiên định đường lối đổi mới đất nước, xác định rõ quyền và nghĩa vụ công dân trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc… Công tác giáo dục – đào tạo của nhà trường cần tập trung giáo dục học sinh, sinh viên thái độ tôn trọng và tự giác chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kỷ cương pháp luật cũng như các nội quy, quy định của tập thể, của nhà trường và các tổ chức khác, thực hiện tốt quyền công dân, dám đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Toàn bộ công tác giáo dục – đào tạo cũng như mọi hoạt động khác do nhà trường tổ chức cần hướng vào việc giáo dục cho học sinh, sinh viên

những giá trị đạo đức cơ bản của con người mới xã hội chủ nghĩa. Kết quả và

34

thẩm định bằng phẩm chất đạo đức và năng lực ứng xử đạo đức của học sinh, sinh viên. Đó là biết nhận ra và trân trọng các giá trị đích thực của xã hội, cộng đồng, gia đình và con người, lao động và thiên nhiên; biết vận dụng các nguyên tắc và các phạm trù cơ bản của đạo đức trong việc phân tích, xử lý các tình huống đạo đức, đánh giá các hành động đạo đức của bản thân và những người xung quanh; biết rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của bản thân; biết sống và làm việc trong quan hệ đoàn kết, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển; biết thể hiện những hành vi ứng xử có văn hóa. Quá trình giáo dục – đào tạo tại trường còn phải tạo tiền đề cần thiết để học sinh, sinh viên tiếp tục rèn luyện và tu dưỡng đạo đức trong quá trình công tác sau khi ra trường, giữ gìn và tôn tạo những phẩm chất quý báu đã được giáo dục, rèn giũa như đức tính trung thực, cần kiệm liêm chính, dũng cảm, khiêm tốn, ham học, ham làm, sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp, có mục đích, có kế hoạch và có ý chí, nghị lực quyết tâm vươn lên, có thói quen nói đi đôi với làm, ứng xử văn minh, lịch sự, có văn hóa…

Giáo dục – đào tạo tại trường cũng phải tập trung làm cho mỗi học sinh, sinh viên biết tự nâng cao nhận thức và làm theo các chuẩn mực văn hoá.

Qua quá trình được đào tạo, mỗi học sinh, sinh viên hiểu được các kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực; biết rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn quy định, có khả năng tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp để tham gia có hiệu quả các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt ở lớp, trường, địa phương. Quá trình giáo dục của nhà trường giúp học sinh, sinh viên hiểu đúng và lựa chọn chính xác những chuẩn mực cái đẹp trong đời sống và lao động, trong thiên nhiên và con người, trong văn học và nghệ thuật; có khả năng học tập theo quy luật của cái đẹp, thể hiện được chuẩn mực của lối sống văn minh, nói lời hay, cử chỉ đẹp. Cùng với việc giáo dục xây dựng cho học sinh có năng lực tham gia một vài loại hình văn học nghệ thuật như: làm thơ, vẽ, đóng kịch, hát, múa..., cần xây dựng cho họ ý thức bảo vệ môi trường, các công trình văn hoá công cộng; có thái độ không khoan nhượng trước mọi biểu hiện

35

thiếu văn hóa và phản thẩm mỹ ở mọi nơi, mọi lúc, dám đấu tranh chống mọi hoạt động tiêu cực trong cuộc sống của con người và xã hội.

Phát huy vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên thể hiện trực tiếp nhất trong giáo dục về học

vấn và chuyên môn. Đây là nhiệm vụ trung tâm của quá trình giáo dục – đào

tạo tại trường, song cần được đặc biệt quan tâm hướng vào hình thành các yếu tố cơ bản về phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp học của từng môn học, về kinh nghiệm hoạt động tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động nhận thức… Đó cũng chính là quá trình hình thành kỹ năng tư duy lôgíc và diễn đạt lôgíc; phát triển kỹ năng ghi nhớ, tái hiện, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết các vấn đề; khuyến khích học sinh, sinh viên tự học, tự hoàn thiện từng bước vốn hiểu biết của mình. Điều đó cũng có nghĩa là, toàn bộ các hoạt động ngoài quy trình đào tạo cũng

cần hướng vào trang bị nhận thức toàn diện cho học sinh, sinh viên, làm cho

mỗi người tập làm quen với phương châm không chỉ học tập từ sách vở, mà

còn phải học tập từ cuộc sống.

Đặc biệt, việc giáo dục hướng nghiệp được tiến hành thường xuyên và

chặt chẽ thì mới bảo đảm phát huy được vai trò của giáo dục – đào tạo trong

việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Đó là làm cho học sinh, sinh viên không chỉ có hiểu biết cơ bản về kỹ năng nghề nghiệp mà còn có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Thông qua quá trình giáo dục – đào tạo, cần làm cho học sinh, sinh viên có hiểu biết về quản lý kinh tế và hoạch toán kinh tế, phát triển tư duy kinh tế; hiểu về vệ sinh lao động nghề nghiệp, về các quy tắc bảo hộ an toàn lao động. Đồng thời, cần làm cho họ biết cách thực hiện quy trình công nghệ của một nghề phổ thông; biết cách tổ chức lao động kỹ thuật, trước hết là lao động học tập hợp lý ngay tại trường và biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Đào tạo hướng nghiệp còn phải góp phần rèn giũa học sinh, sinh viên về đức tính yêu lao động, quý trọng người lao động và sản phẩm lao động; lao động theo tác phong công nghiệp; có tinh

36

thần vươn lên, phấn đấu trong học tập, lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; có ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trong công việc.

Như vậy, phát huy vai trò giáo dục – đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là tổng thể những tác động sư phạm tự giác, tích cực của các chủ thể, nhằm làm cho quá trình giáo dục – đào tạo cùng mọi hoạt động của nhà trường được hướng vào mục đích hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên theo mục tiêu, mô hình giáo dục - đào tạo.

Quá trình phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên không phải diễn ra một cách chủ quan, duy ý chí, mà tuân theo tính quy luật khách quan của nó. Điều đó thể hiện rõ ở các vấn đề có tính quy luật dưới đây.

Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là quá trình phụ thuộc vào mô hình mục tiêu, chương trình, nội dung, phương thức giáo dục - đào tạo.

Mô hình mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

là tạo ra nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực mà xã hội mong đợi. Trước hết, đó là mô hình về trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp mà người tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải đạt được để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp của mình sau khi ra trường. Đồng thời, mô hình mục tiêu đào tạo của Trường còn bao gồm những yêu cầu cơ bản về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn, tay nghề và sức khỏe... đối với người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Do vậy, bản thân mô hình mục tiêu đào tạo của Trường đã hàm chứa giá trị nền tảng trong nhân cách học sinh, sinh viên, đồng thời cũng chính là bảng chuẩn giá trị nhân cách mà toàn bộ sự nỗ lực của công tác giáo dục – đào tạo cũng như mọi hoạt động của nhà trường phải hướng đến.

37

Trong từng giai đoạn phát triển, mô hình mục tiêu đào tạo của Trường được phân định thành hệ thống mục tiêu đào tạo theo chiều ngang, tức là theo các ngành hay chuyên ngành đào tạo. Ứng với mục tiêu đào tạo xác định của từng ngành là một phân hệ về chương trình, nội dung thích hợp nhằm đạt mô hình mục tiêu chung. Nội dung đào tạo được thể hiện trong chương trình đào tạo là những yếu tố tri thức khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy, nay được lựa chọn phù hợp để người học tiếp thu và hình thành những thuộc tính nhân cách theo mục tiêu đào tạo đề ra. Nói cách khác, chương trình, nội dung đào tạo chính là sự cụ thể hóa mô hình mục tiêu đào tạo. Trong việc xây dựng chương trình, nội dung cần chú ý đến việc lựa chọn và sắp xếp, cấu trúc nội dung sao cho đảm bảo được các yêu cầu cả khoa học, thực tiễn và sư phạm. Ở từng ngành, mục tiêu đào tạo cần phải được chi tiết hóa theo chiều dọc thành mục tiêu dạy học theo tầng bậc, từ môn học đến từng môn học, chương mục cụ thể hơn, phù hợp hơn. Điều này rất phức tạp, vì vậy mô hình mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo phải được các chuyên gia và các giáo viên xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu thực tế. Mục tiêu và nội dung, chương trình đào tạo đối với một ngành đào tạo là vấn đề cốt lõi trong mô hình đào tạo của ngành, được xây dựng và thực hiện trên cơ sở của mô hình nhân cách và mô hình hoạt động của từng giai đoạn, từng bậc học tại Trường.

Nhìn duới góc độ một trong những động lực cơ bản của quá trình phát triển nhân cách học sinh, sinh viên, việc xây dựng mô hình mục tiêu đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo phải xuất phát từ mô hình hoạt động của nguồn nhân lực cần đào tạo, nhất là hoạt động lao động nghề nghiệp mà người học phải thực hiện. Mô hình hoạt động ấy trước hết phải xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ công việc của người lao động ở từng vị trí sẽ đảm nhiệm sau này. Việc xác định đó có tầm quan trọng đặc biệt nhằm phát huy vai trò giáo dục – đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên. Bởi lẽ, nội dung, chương trình là khâu

38

quan trong nhất của hoạt động dạy và học, song đó là biểu hiện sự lượng hóa tri thức cần được giáo dục, xác định giói hạn, trình độ của đối tượng được đào tạo. Cho nên, việc xác định đúng mắt khâu này cho phép gắn chặt hơn nữa công tác giáo dục - đào tạo của nhà trường với việc tự học tập, rèn lụyên chuyên môn nghiệp vụ của học sinh, sinh viên. Đồng thời, điều đó cũng cho phép phát huy mạnh mẽ vai trò vai trò giáo dục – đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.

Chương trình và cách thực hiện chương trình đào tạo của nhà trường thể hiện ở hệ thống giáo trình các bộ môn. Giáo trình không chỉ là tài liệu giảng dạy mang tính pháp lệnh của giáo viên, mà còn trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự lĩnh hội tri thức mới và thực hành theo năng lực của học sinh, sinh viên. Việc tiến hành đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với đổi mới hệ thống giáo trình các bộ môn không chỉ nhằm hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, mà còn góp phần đổi mới quá trình hình thành, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Nếu xác định nội dung đào tạo dàn trải, quá tải thì chất lượng học tập của học sinh, sinh viên không được cải thiện, việc học tập trở nên nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, việc thiết kế nội dung quá giản lược, nghèo nàn thì không những không đảm bảo được các nguyên tắc giáo dục – đào tạo, mà còn làm triệt tiêu niềm hướng thú, say mê của học sinh, sinh viên đối với việc học tập. Tất cả các động thái ấy rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng tiêu cực đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên và để lại hậu quả lâu dài.

Khi đã xác định đúng đắn nội dung chương trình đào tạo thì vấn đề xác định và thực hiện một phương thức đào tạo phù hợp trở thành khâu có tính quyết định chất lượng đào tạo. Đó cũng là mắt khâu hết sức cơ bản để phát huy được vai trò của giáo dục – đào tạo trong hình thành, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Khi triển khai thực hiện chương trình, các giáo viên được chủ động lựa chọn các phương pháp thích hợp với từng đối tượng sinh viên để

39

tổ chức, hưỡng dẫn sinh viên tự học, tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Trên thực tế, các bài giảng được thiết kế và thi công một cách có tâm huyết,

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay (Trang 32)