Vai trò giáo dục đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay (Trang 27)

về chất cả tâm - sinh lý và kinh nghiệm xã hội thông qua hoạt động sống, học tập, rèn luyện giao tiếp mà trực tiếp và chủ yếu bằng phương thức giáo dục – đào tạo trong phạm vi nhà trường, đồng thời là quá trình tự thân vận động tích cực của học sinh, sinh viên, liên tục phát triển và được định hình qua từng năm học, nhằm đáp ứng mô hình mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.2. Thực chất phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên nhân cách học sinh ở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên

1.2.1. Vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

Giáo dục và đào tạo là những hiện tượng đặc biệt chỉ có trong xã hội loài người, ở đâu có con người thì ở đó có giáo dục. Khi nào loài người còn tồn tại thì khi đó còn giáo dục và đào tạo. Giáo dục – đào tạo theo nghĩa chung nhất

là sự định hướng của thế hệ trước cho sự phát triển của thế hệ sau bằng sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người một cách có mục đích, kế hoạch nhằm hình thành và phát triển nhân cách nhanh hơn. Ý thức được tầm quan trọng đó của giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về vấn đề này. Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[17, tr.107]. Tiếp đó, Đảng còn có một nghị quyết riêng (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII) chuyên bàn về giáo dục – đào tạo.

Đào tạo là quá trình dạy dỗ, rèn luyện để các cá nhân trở thành những

người có năng lực, phẩm chất và khả năng theo những tiêu chuẩn nhất định để họ có thể làm tròn những công việc, những nghề nghiệp nhất định. Giáo dục

28

là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể (nhà giáo dục) và đối tượng (người được giáo dục) nhằm hình thành phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội. Khi khoa học và công nghệ phát triển thì giáo dục

và đào tạo càng có vai trò quyết định đối với sự phát triển con người và sự

tăng trưởng kinh tế - xã hội. Vì xét cho đến cùng công nghệ mới được sáng tạo hay cải tiến và có thể được chuyển giao khi có nhân tài, có nguồn nhân lực được đào tạo tốt. Do vậy, đầu tư cho giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao trí tuệ, tri thức, kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết, có tính tất yếu đối với sự phát triển của con người trong giai đoạn hiện nay. Đây là quá trình tác động tự giác có mục đích, có nội dung, phương pháp... được lựa chọn, tổ chức khoa học giúp cho mọi cá nhân chiếm lĩnh được kinh nghiệm, những giá trị xã hội của nhân loại bằng con đường ngắn nhất.

Đối với cách mạng nước ta, mục tiêu của giáo dục - đào tạo là nhằm tạo ra những công dân tốt, những cán bộ tốt, những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Tuy nhiên, muốn đạt được những mục tiêu đó thì nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo phải toàn diện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất”[45, tr.90]. Mục đích của việc học tập, theo Người, là để sửa chữa tư tưởng, tu dưỡng đạo đức, nhân cách để tin tưởng, để thực hành. Do đó phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau. Như vậy, học với mục đích trước mắt là để có kiến thức, chuyên môn tốt, có tay nghề giỏi, làm việc có hiệu quả, có năng suất cao; học với mục tiêu lâu dài là để làm người. Trong chiến lược trồng người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ có tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật giỏi, có đạo đức cách mạng làm cho họ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Người coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo thắng lợi của

29

cách mạng nước ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến mấy cũng phải tạo điều kiện tốt nhất cho thanh niên được học tập, giúp cho thanh niên có kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách. Nói tới vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách, trong Nhật ký trong tù, Người đã viết: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Giáo dục - đào tạo giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và

phát triển nhân cách, bởi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất, vì

mục đích xây dựng nên mẫu hình nhân cách lý tưởng mà xã hội đang yêu cầu. Trong ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình được tiến hành sớm nhất, từ khi con người cất tiếng khóc chào đời, tạo nên những phẩm chất nhân cách đầu tiên rất quan trọng, làm nền tảng cho giáo dục nhà trường. Giáo dục nhà trường có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng thông qua chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo để trực tiếp giúp học sinh, sinh viên hình thành phẩm chất và năng lực, đấu tranh ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Giáo dục xã hội thông qua các đoàn thể nhân dân, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức… góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách toàn diện theo yêu cầu của xã hội.

Ở nước ta hiện nay, giáo dục - đào tạo có vai trò rất lớn trong việc phát triển nhân cách con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảng giá trị nhân cách mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo xây dựng là bảng giá trị nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có nhiệm vụ liên tục tạo nên các thế hệ công dân mới với đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh. Những yếu tố đó của con người không phải xuất hiện ngẫu nhiên, tự phát mà phải phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, công phu, có hệ thống. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cơ bản để phát triển nhân cách con người, phát triển kinh tế - xã hội.

30

Đối với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, giáo dục - đào tạo là

một trong những hoạt động cơ bản của nhà trường, vừa là điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, vừa là yếu tố cơ bản trong thực hiện mục tiêu đào tạo cũng như trong nội dung giáo dục của nhà trường. Cả công tác giáo dục tổng hợp và công tác đào tạo đều được tổ chức chặt chẽ với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng: giáo dục tại trường gắn kết với giáo dục ở gia đình và giáo dục của toàn xã hội; đào tạo nội khóa kết hợp với sinh hoạt sư phạm ngoại khóa; giảng dạy lý thuyết đi đôi với tăng cường tổ chức thực hành và thực tập; trang bị tri thức gắn với chuẩn bị chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện chính trị - đạo đức – văn hoá… Sự tác động của giáo dục - đào tạo đén quá trình phát triển nhân cách học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên thể hiện ở nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, giáo dục - đào tạo của Trường thông qua các môn học góp

phần trang bị hệ thống kiến thức toàn diện và phương pháp tư duy, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh, sinh viên từ trình độ nhận

thức thông thường lên trình độ tiếp cận nhận thức khoa học. Bằng việc truyền

thụ những khái niệm khoa học cơ bản, có tính hệ thống và logic, công tác giáo dục – đào tạo của Trường góp phần làm cho quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên được chuyển hoá từ tự phát sang tự giác. Phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, sinh viên đều có sự chuyển hoá vượt xa so với bậc học trung học phổ thông. Do vậy, học sinh, sinh viên của Trường không thể tiếp thụ kiến thức theo kiểu áp đặt một chiều, mà bước đầu đi sâu vào bản chất khoa học của nội dung môn học, đồng thời bước đầu hình thành được phương pháp tư duy khoa học.

Thứ hai, giáo dục - đào tạo của Trường tập trung phát triển năng lực

chuyên môn của học sinh, sinh viên. Đây là sự gặp gỡ giữa nhu cầu phát triển

nhân cách con người theo hướng học để làm việc với mục tiêu yêu cầu đào

tạo đặc trưng của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên. Do vậy, công

31

hệ thống kiến thức chuyên ngành, mà còn tập trung trang bị tay nghề chuyên môn như một tố chất bắt buộc của học sinh, sinh viên để khi ra trường vững vàng về hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có tiềm năng tiếp tục phát triển kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề và ứng dụng tốt những kiến thức đã được học vào công việc, đáp ứng tốt nhu cầu cho xã hội.

Thứ ba, giáo dục - đào tạo của Trường góp phần xây dựng hệ tư tưởng

cách mạng cho học sinh, sinh viên. Thông qua quá trình giáo dục – đào tạo tại

trường, học sinh, sinh viên hình thành thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức ngày càng tốt hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có khả năng đánh giá đúng các hiện tượng chính trị - xã hội, vững vàng về tư tưởng – lý luận và biết đấu tranh phê phán các luận điệu chính trị phản động. Cùng với việc giúp học sinh, sinh viên hình thành, phát triển những giá trị văn hoá cách mạng, các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, ý thức tự lực tự cường và lòng tự tôn dân tộc với tư cách các thuộc tính phẩm chất tốt đẹp của mình, công tác giáo dục – đào tạo của Trường còn góp phần hình thành ở học sinh, sinh viên tinh thần dũng cảm đấu tranh góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy.

Thứ tư, giáo dục - đào tạo của Trường góp phần xây dựng những giá trị

đạo đức, bồi dưỡng lối sống đẹp, phát huy tình cảm, ý thức trách nhiệm của

học sinh, sinh viên khi ngồi học trên nghế nhà trường cũng như khi là người cán bộ, công nhân viên tương lai. Thông qua quá trình giáo dục – đào tạo, nhà trường không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho học sinh, sinh viên về mặt bằng học vấn, mà còn góp phần hình thành những quan điểm, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản. Nhờ đó học sinh, sinh viên biết tự đánh giá ý thức và hành vi của mình trong các mối quan hệ xã hội, lựa chọn cho mình những hành vi ứng xử phù hợp, đồng thời biết phân biệt cái đúng, cái sai, lên án và đấu tranh chống lại thói hư, tật xấu, Những nội dung giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhân cách học sinh, sinh viên, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa

32

thầy và trò, giáo dục những thói quen ứng xử văn hóa trong tập thể học sinh, sinh viên... đều được đưa vào các hình thức dạy học, các phong trào thi đua, các cuộc vận động của trường. Điều đó góp phần gắn liền giáo dục đạo đức với giáo dục chính trị - tư tưởng và nâng cao hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo… nhằm hình thành, phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thứ năm, giáo dục - đào tạo của Trường tạo tiền đề tiên quyết để tiếp tục

định hướng phát triển nhân cách học sinh, sinh viên sau khi ra trường. Trong

môi trường giáo dục - đào tạo của Trường, mỗi học sinh, sinh viên không chỉ từng bước hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc, không phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, mà còn có tiền đề để tiếp tục tự vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với hệ thống chuẩn mực xã hội cũng như yêu cầu của chuyên môn nghề nghiệp sau này.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay (Trang 27)