nhân cách học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay có lưu lượng đào tạo trong khoảng từ 4.500 đến 5.000 học sinh, sinh viên, trong đó có cả sinh viên cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp và học sinh trung cấp nghề. Trong những năm qua, quy mô đào tạo của Trường được liên tục mở rộng, các loại hình đào tạo và ngành nghề đào tạo được phát triển đa dạng, thu hút số lượng học sinh, sinh viên tăng lên. Theo đó, chất lượng giáo dục - đào tạo, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, thực hành nghề nghiệp, ý thức rèn luyện, tự học của học sinh, sinh viên cũng từng bước được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt khá, giỏi tăng. Học sinh ra trường sớm tìm được việc làm và được đa số các cơ sở tiếp nhận đánh giá tốt.
Nhìn nhận về sự tương tác giữa thực hiện mô hình mục tiêu, chương trình, nội dung, phương thức giáo dục - đào tạo, hoạt động của các chủ thể giáo dục - đào tạo, môi trường văn hoá sư phạm với thực trạng phát triển nhân cách học sinh, có thể thấy nổi lên một số ưu điểm nổi bật sau.
Trước hết, nhờ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo mà chất lượng và hiệu quả đào tạo của Trường đã có sự chuyển biến tích cực, từ đó phát huy được vai trò trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Nhà trường đã chỉ đạo biên soạn chương trình khung và chương trình đào tạo
49
chuyên ngành Hạch toán kế toán và Tin học theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống nhất chương trình khung và chương trình chi tiết các hệ đào tạo nghề Điện và Công nghệ may thời trang. Nhà trường đã biên soạn giáo trình các môn học như: Lý thuyết hạch toán kế toán, Kế toán doanh nghiệp, Lý thuyết thống kê, Thống kê doanh nghiệp, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, tài chính doanh nghiệp, Phân tích hoạt động kinh tế, Marketing. Số lượng mỗi giáo trình là 500 cuốn. Các môn học khác đã được biên soạn thành bài giảng, từng bước tổ chức hoàn thiện biên sọan thành giáo trình để phục vụ công tác giảng dạy. Nhờ có hệ thống chương trình, giáo trình khá ổn định từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá nên công tác giáo dục - đào tạo đã định lượng được hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong phát triển nhân cách học sinh, sinh viên theo đúng bảng chuẩn nhân cách mà Nhà trường đã xác định.
Các nhân tố cơ bản đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo, đặc biệt là
đội ngũ giảng viên không ngừng được kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề sư phạm và phát triển phẩm chất nhà giáo. Đây thực sự là lực lượng trục tiếp quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo của Trường, đồng thời thông qua đó hướng quá trình giáo dục - đào tạo vào phát triển toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên. Trong những năm qua, cùng với việc kiện toàn đội ngũ nhà giáo, nhà trường đã quan tâm đến việc cử các giáo viên đi đào tạo sau đại học, bồi dưỡng các lớp quản lý Nhà nước, tập huấn chuyên đề. Nhà trường cũng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn cho cán bộ, giáo viên như: đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng tin học, nâng cao trình độ sử dụng chương trình PowerPoint và mạng nội bộ LAN … Nhà trường còn tổ chức hội giảng hàng năm và cử giáo viên tham gia hội giảng các cấp: cấp tỉnh, cấp toàn quốc, kết quả nhiều giáo viên đã đạt giải cao trong các hội thi các cấp. Nhờ nâng cao chất lượng giảng dạy nên đội ngũ các thầy cô giáo đã thực sự tạo được niềm tin đối với học sinh, sinh viên. Dưới sự dìu dắt của các thầy, cô mà số đông học sinh, sinh viên tốt nghiệp không những
50
có kiến thức và tay nghề chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu ngành nghề trong các doanh nghiệp, mà còn thể hiện khá rõ hoài bão lập thân, lập nghiệp, có tinh thần năng động, tự lập.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất dạy học và bảo đảm đời sống cán bộ,
giáo viên, học sinh, sinh viên cũng luôn được Nhà trường quan tâm để kịp
thời đáp ứng nhu cầu cho công tác giảng dạy và học tập. Các chế độ, chính sách về lương, thưởng, trợ cấp… của cán bộ, giáo viên được bảo đảm chu đáo. Học sinh, sinh viên luôn nhận được sự quan tâm chăm lo và động viên kịp thời về đời sống vật chất và tinh thần từ phía nhà trường… Tất cả những điều đó đã tạo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn trường sựu tin tưởng, tin tưởng và yên tâm để dạy tốt, học tốt, công tác, phục vụ tốt. Đặc biệt, đối với học sinh, sinh viên, do được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi của mình nên không chỉ tăng thêm tính tích cực trong học tập, mà quan trọng là hình thành được thói quen, nền nếp tốt trong sinh hoạt tập thể học đường, biết làm những điều tốt, có ý nghĩa, biết đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu… qua đó phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Về công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên, với phương châm
giáo dục, vận động là chính, Nhà trường thường xuyên tổ chức cho toàn thể học sinh, sinh viên học tập chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào việc tuyên truyền bồi dưỡng pháp luật. Vào đầu các năm học, Nhà trường đều tổ chức học tập chính trị đầu khóa với các chuyên đề liên quan đến nội quy, quy chế, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức, tư cách học sinh, sinh viên và các chuyên đề liên quan đến Luật Giáo dục, Luật Phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội. Các chuyên đề trên được Tổ giáo viên chính trị cùng Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh phối hợp với lực lượng công an trên địa bàn đảm nhiệm. Trường còn phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin các tỉnh trên địa bàn tổ chức chiếu phim phục vụ học sinh theo các chủ đề có tính giáo dục cao. Mỗi năm Nhà trường tổ chức nhiều buổi chiếu phim phục vụ học sinh, sinh viên. Thông qua công tác giáo dục chính trị tư
51
tưởng, giáo dục pháp luật mà đã nâng cao được nhận thức cho học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng được nếp sống văn minh, lành mạnh, đoàn kết, ý thức tự giác cao trong việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của Nhà trường. Đại đa số học sinh, sinh viên nhờ vậy đã tự xây dựng được thái độ học tập và chấp hành tốt, phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện nhân cách của mình theo đúng mục tiêu yêu cầu đào tạo.
Hàng năm, Trường còn thường xuyên phát động phong trào văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao và tổ chức giao lưu giữa hai cơ sở của Trường ở
Bắc Ninh và Hưng Yên. Hàng tuần, các lớp được tổ chức phát thanh trên phương tiện truyền thanh nội bộ để nêu gương người tốt, việc tốt. Ngoài ra, học sinh, sinh viên còn được tham gia vào các hoạt động đầy ý nghĩa như phong trào “Thanh niên tình nguyện” do Đoàn Trường tổ chức. Năm học 2004 – 2005, Đoàn Trường đã chọn được 45 đoàn viên ưu tú tham gia Hè tình nguyện tại Văn Lâm - Hưng Yên. Năm 2006 – 2007, Đoàn Trường đã lựa chọn được 50 đoàn viên ưu tú tham gia Hè tình nguyện tạị Lương Tài – Bắc Ninh. Hoạt động này đã được duy trì thành truyền thống tốt đẹp, được toàn thể học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên Nhà trường hưởng ứng tích cực. Đoàn thanh niên của Trường đã được Tỉnh Đoàn và Trung ương đoàn tặng Giấy khen.
Để đẩy mạnh việc học tập kiến thức và phát triển tay nghề của học sinh,
sinh viên, Nhà trường thường xuyên động viên động ngũ giáo viên thường
xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh, sinh viên có được nhiều kiến thức bổ ích, tay nghề cao. Học sinh, sinh viên được thu hút tham gia các hoạt động chuyên môn của Trường ngày càng nhiều và có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, hàng năm, Nhà trường tổ chức “Diễn đàn học tốt” để học sinh, sinh viên có dịp chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm học tập của nhau, tổ chức thi học sinh giỏi các môn. Vì thế đã có nhiều học sinh thi học sinh giỏi các cấp (cấp trường, cấp tỉnh) đạt kết quả
52
cao.Nhà trường cũng đã tăng cường các hoạt động ngoại khóa, qua đó giúp học sinh, sinh viên có thêm những nhận thức mới, tạo điều kiện để tự rèn luyện phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên, đã có những
biến chuyển tích cực rõ rệt. Hầu hết các em đều giữ gìn được phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo và có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Đặc biệt từ khi có Chỉ thi 34 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng và củng cố tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng trong trường học đã tạo nên động lực cho học sinh, sinh viên tự phấn đấu rèn luyện, học tập theo lý tưởng của Đảng. Trong những năm qua (2000 – 2008), Nhà trường đã chú ý đến công tác phát triển đảng trong học sinh, sinh viên, đã có nhiều em được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, do thường xuyên được sự định hướng chính trị tư tưởng tốt nên mặc dù tiếp xúc với môi trường kinh tế địa phương khá phức tạp, nhưng đa số học sinh, sinh viên vẫn giữ được nếp sống lành mạnh, Nhiều năm qua, nhà trường không có học sinh, cán bộ, giáo viên nào tham gia mua, bán, tàng trữ trái phép ma túy.
Đoàn Thanh niên, Đội học sinh, sinh viên tự quản đã có vai trò lớn trong
việc phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Đoàn Thanh niên đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thu hút được nhiều em tham gia như: tổ chức cho học sinh tham gia viết bài dự thi “Tìm hiểu 75 năm vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”, tìm hiểu phòng chống các tệ nạn xã hội, tìm hiểu Luật Giao thông. tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS. Đặc biệt, các phong trào vui chơi giải trí, thể dục thể thao, phong trào văn hóa văn nghệ... đã để lại những ấn tượng tốt trong học sinh, sinh viên. Thông qua những ngày lễ lớn, những ngày truyền thống của ngành, Đoàn Thanh niên đã có nhiều hình thức hoạt động với nội dung phong phú và hấp dẫn như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Vì ngày mai lập nghiệp”, “Sinh viên tình nguyện”, “Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân đạo”... Cùng với đẩy mạnh phong trào thi
53
đua học tập, rèn luyện là phong trào tự quản ký túc xá, xây dựng ký túc xá văn minh, sạch đẹp.. Các hoạt động đó đã thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia và đạt kết quả tốt, qua đó phát triển toàn diện nhân cách của một thế hệ thanh niên Việt Nam mới.
Có được những thành tựu cơ bản trên là do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Các hoạt động chuyên môn và phong trào của học sinh, sinh viên, công tác quản lý học sinh, sinh viên đều được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường trực tiếp chỉ đạo, tổ chức xây dựng và thục hiện các quy chế như: Quy chế công tác học sinh, sinh viên, Quy chế xét điểm rèn luyện của học sinh, sinh viên... Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường còn trực tiếp chỉ đạo các phòng khoa, tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên chủ động phối kết hợp với các cấp chính quyền, các đoàn thể địa phương và các gia đình trong việc giáo dục học sinh, sinh viên.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các thầy, cô giáo luôn gương mẫu về
đạo đức, có lối sống trong sạch, lành mạnh, tận tình, có trách nhiệm với học sinh, sinh viên. Bản thân các cán bộ và các thầy, cô giáo là những tấm gương sáng về đạo đức và nhân cách để học sinh, sinh viên học tập và noi theo.
Thứ ba, đội ngũ học sinh, sinh viên của nhà trường đã có một trình độ
nhận thức nhất định, có khả năng nhận thức và phân biệt cái đúng, cái sai, cái cần ủng hộ, cái cần phải đấu tranh. Do vậy, đa số học sinh, sinh viên khi được hướng dẫn chu đáo đều nhanh chóng tiếp thu để tự xây dựng cho mình ước mơ, hoài bão và lý tưởng sống cao đẹp.
Những thành tích kể trên của nhà trường đã phản ánh sự phát triển mọi mặt và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên của Nhà trường, tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
54
Bên cạnh những ưu điểm, những kết quả đã đạt được là cơ bản, Nhà trường vẫn còn một số hạn chế trong việc phát huy vai trò giáo dục - đào tạo hướng vào phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, sinh viên.
Về công tác lãnh đạo, quản lý, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
của Trường tuy đã được nghiên cứu đổi mới, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Phương thức đào tạo và phương pháp dạy học còn chậm được đổi mới. Quy mô đào tạo của Trường có tăng nhưng vẫn còn nhỏ bé, cơ cấu đào tạo nhiều điểm còn chưa thật hợp lý. Chất lượng đào tạo tuy đã được nâng lên, song vẫn còn có mặt bất cập như: nhận thức về lý thuyết chưa đầy đủ và sâu sắc, chưa có kinh nghiệm để xử lý những tình huống cụ thể… Nội dung, chương trình của một số môn học chưa cập nhật được những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tế cuộc sống. Các phòng, ban chức năng và đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn một số hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác.
Về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và trách nhiệm nghề
nghiệp của giáo viên, vẫn còn có một số giáo viên hạn chế trong phương pháp
sư phạm, còn nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Việc dạy học theo lối cũ còn khá phổ biến như: thầy nói nhiều - trò thụ động; lý thuyết nhiều - luyện tập thực hành ít; thậm chí “thầy đọc - trò ghi”… chưa đáp ứng yêu cầu mới về đào tạo nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nên đã cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên.
Có một số giáo viên đã có ý thức học nâng cao, nhưng họ theo học với nhiều hình thức khác nhau chỉ với mục đích cá nhân, vì bằng cấp chứ không phải học để nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy... Nhất là trong điều kiện hiện nay, mức thu nhập của cán bộ, giáo viên còn thấp trong khi giá cả hàng hóa leo thang, khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp xã hội chênh lệch khá cao thì sự tác động về tâm lý, tư tưởng là không tránh khỏi và như vậy rất có thể sẽ bị phân tâm trong hoạt động chuyên môn. Điều đó đòi mỗi giáo viên
55
phải biết vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cần tâm huyết, nhiệt tình hơn nữa, cần xác đinh đúng đắn thái độ, mục đích và ý nghĩa của nghề để tự nâng cao chất lượng chuyên môn bản thân góp phần xây dựng nhà trường