PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng vệ sinh giết mổ tại một số cơ sở giết mổ gia cầm thuộc huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 72)

2 Dụng cụ và đồ dùng được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực.

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN:

5.1. KẾT LUẬN:

Từ những kết quả đã nghiên cứu và thảo luận ở phần trên về thực trạng hoạt động giết mổ gia cầm tại một số cơ sở giết mổ gia cầm thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

* Thực tế hoạt động giết mổ gia cầm trên địa bàn nghiên cứu còn nhiều vấn đề cần quan tâm:

+ Toàn huyện có 58 điểm và cơ sở giết mổ gia cầm, trong đó có 01 cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn, còn lại 57 cơ sở là cácđiểm giết mổ nhỏ lẻ tại chợ hay trong khu dân cư.

+ Hầu hết các điểm giết mổ có quy mô và công suất nhỏ, không đảm bảo quy định chung về vệ sinh thú y:

+ Tại các điểm giết mổ: do tận dụng các ki ốt tại chợ hay một phần diện tích nhà của mình để làm nơi giết mổ nên không đảm bảo các yêu cầu chung về thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật. Hầu hết các điểm giết mổ điều tra đều không được phân thành các khu riêng biệt, không có khu khám thân thịt, phủ tạng nên tất cả các công đoạn của quá trình giết mổ đều được tiến hành ngay trên nền, sàn rất mất vệ sinh. Các điểm giết mổ này không có trang thiết bị chuyên dùng để giết mổ.

+ Nguồn nước sử dụng cho hoạt động giết mổ bị nhiễm khuẩn nặng. Trong 44 mẫu nước củađợt 1 kiểm tra có 17 mẫu không đạt chỉ tiêu về tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E.coli vàSalmonella

* Sự ô nhiễm vi khuẩn thịt trong quá trình giết mổ và bày bán tạ chợ, trong khu dân cư trên địa bàn huyệncũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Đối chiếu với TCVS những mẫu thịt đã kiểm tra được đánh giá cụ thể như sau:

+ Có 63,46% số mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu TSVKHK. + Có 69,23% số mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu Coliform

+ Có 71,15% số mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu E.coli. + Có 36,54% số mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu Salmonella.

Những kết quả này đã góp phần phản ánh tình trạng ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, từ đó cảnh báo đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Do điều kiện kinh phí và thời gian thực tập có hạn nên kết quả nghiên cứu của đề tài còn nhiều hạn chế. Vì vậy chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu một số lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thịt bày bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Nghiên cứu mức độ ô nhiễm nguồn nước thải tại các điểm giết mổ. - Nghiên cứu thêm các loại vi sinh vật gây ô nhiễm thịt và nguồn nước sử dụng như: Coliforms, Clostridiuum perfringens,… và các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hoocmon tồn dư trong thịt và sản phẩm thịt.

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá một cách có cơ sở khoa học về thực trạng hoạt động giết mổ gia cầm và tình hình vệ sinh giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây chính là cơ sở đề nghị chính quyền các địa phương từng bước phải có quy hoạch xây các cơ sở giết mổ tập trung. Các cơ quan chuyên môncầnkiểm tra giám sát các chủ cơ sở giết mổ thực hiện đúng quy định của Pháp luật đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc động vật tiêu thụ trên thị trường đủđiều kiện vệ sinh thú y, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng vệ sinh giết mổ tại một số cơ sở giết mổ gia cầm thuộc huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w