Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu hóa học trong nuớc sử dụng cho giết mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng vệ sinh giết mổ tại một số cơ sở giết mổ gia cầm thuộc huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

2 Dụng cụ và đồ dùng được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực.

4.2.1.Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu hóa học trong nuớc sử dụng cho giết mổ

trên địa bàn các xã của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.2.1. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu hóa học trong nuớc sử dụng cho giếtmổ mổ

Nước là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giết mổ, nước cần được sử dụng ngay từ đầu cho tới kết thúc quá trình thực hiện. Các chỉ tiêu hóa học trong nước sẽ quyết định trực tiếp tới việc nước có đảm bảo vệ sinh thú y hay không.

Đã tiến hành lấy mẫu nước sử dụng cho giết mổ tại 58 điểm giết mổ, cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện để kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh thú y, kết quả được tổng hợp trong bảng 4.5a, 4.5b. Qua điều tra cho thấy duy nhất chỉ có 01 cơ sở giết mổ tập trung là công ty TNHH chế biến thực phẩm Dabaco là sử dụng nước đã qua xử lý đạt chuẩn.57 điểm giết mổ còn lại hầu hết sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý, chủ yếu là bơm lên và sử dụng trực tiếp, hoặc nếu có xử lý thì cũng rất đơn đơn giản không đảm bảo. Việc dùng nước không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của thịt và các sản phẩm sau khi giết mổ. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước máy đã qua xử lý và nước giếng khoan bơm trực tiếp tại nơi giết mổ để kiểm tra các chỉ tiêuđộ pH, giá trị DO, giá trị COD. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.5a và bảng 4.5b.

Bảng 4.5a. Kết quả kiểm tra các chỉ số pH, DO, COD trong nước sử dụng cho giết mổ tại các điểm và cơ sở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Đợt 1)

Xã, thị trấn Nước sử dụng Số mẫu kiểm tra pH DO (mg/l) COD (mg/l) X ±mx Số mẫu đạt Tỉ lệ (%) X ±mx Số mẫu đạt Tỉ lệ (%) X ±mx Số mẫu đạt

Cảnh Hưng Nước qua xử lý 5 7,25 ± 0,24 5 100,00 5,89 ± 0,68 5 100,00 2,24 ± 0,38 Nước không qua xử lý 5 6,96 ± 0,98 5 100,00 4,54 ± 0,54 0 0,00 3,65 ± 0,48 Đại Đồng Nước qua xử lý 3 7,26 ± 0,2 3 100,00 5,76 ± 0,51 1 33,33 2,32 ± 0,54

Nước không qua xử lý 3 7,01 ± 1,04 3 100,00 4,51 ± 0,48 0 0,00 3,68 ± 0,42 Lạc Vệ Nước qua xử lý 3 7,21 ± 0,35 3 100,00 5,90 ± 0,67 1 33,33 2,33 ± 0,41 Nước không qua xử lý 4 6,98± 1,01 4 100,00 4,42 ± 0,68 0 0,00 3,57 ± 0,61 Liên Bão Nước qua xử lý 2 7,23 ± 0,21 2 100,00 5,67 ± 0,61 1 50,00 2,36 ± 0,52 Nước không qua xử lý 3 7,01 ± 1,07 3 100,00 4,31± 0,60 0 0,00 3,51 ± 0,37 Phú Lâm Nước qua xử lý 2 7,22 ± 0,31 2 100,00 5,79 ± 0,57 1 50,00 2,17 ± 0,60 Nước không qua xử lý 2 7,03 ± 1,08 2 100,00 4,51 ± 0,47 0 0,00 3,51 ± 0,46 Tân Chi Nước qua xử lý 2 7,22 ± 0,31 2 100,00 5,67 ± 0,64 1 50,00 2,34 ± 0,62 Nước không qua xử lý 2 6,97 ± 1,03 2 100,00 4,51± 0,48 0 0,00 3,45 ± 0,47 Tri Phương Nước qua xử lý 2 7,24 ± 0,31 2 100,00 5,81 ± 0,57 1 50,00 2,32 ± 0,41 Nước không qua xử lý 1 7,02 ± 1,07 1 100,00 4,52 ± 0,56 0 0,00 3,61 ± 0,44 TT Lim Nước qua xử lý 3 7,22± 0,27 3 100,00 5,79 ± 0,62 1 33,33 2,24 ± 0,51 Nước không qua xử lý 3 7,03 ± 1,06 3 100,00 4,47 ± 0,54 0 0,00 3,55 ± 0,57

Tổng hợp 45 45 100,00 12 26,67

TCN 6,0 – 8,5 >6 mg/l <2 mg/l

TCN: Tiêu chuẩn ngành

Bảng 4.5b. Kết quả kiểm tra các chỉ số pH, COD, COD trong nước sử dụng cho giết mổ tại cácđiểm và cơ sở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh(Đợt 2)

Xã, thị trấn Nước sử dụng Số mẫu kiể m tra pH DO (mg/l) COD (mg/l) X ±mx Số mẫu đạt Tỉ lệ (%) X ±mx Số mẫu đạt Tỉ lệ (%) X ±mx Số mẫu đạt Cảnh Hưng Nước qua xử lý 3 7,23 ± 0,21 3 100,00 5,90 ± 0,7 2 66,67 2,21 ± 0,41 Nước không qua xử lý 4 7,10 ± 0,58 3 75,00 4,51 ± 0,55 0 0,00 3,55 ± 0,57 Đại Đồng

Nước qua xử lý 4 7,24 ± 0,31 4 100,00 5,78 ± 0,56 2 50,00 2,30 ± 0,51 Nước không qua xử lý 4 7,03 ± 0,58 3 75,00 4,48 ± 0.52 0 0,00 3,64 ± 0,32 Lạc Vệ

Nước qua xử lý 3 7,23 ± 0,28 3 100,00 5,89 ± 0,71 2 66,67 2,23 ± 0,40 Nước không qua xử lý 3 7,11± 0,54 1 33,33 4,41 ± 0,65 0 0,00 3,54 ± 0,54 Liên Bão

Nước qua xử lý 4 7,24 ± 0,19 4 100,00 5,68 ± 0,59 3 75,00 2,31 ± 0,49 Nước không qua xử lý 2 7,06 ± 0,49 1 50,00 4,38 ± 0.62 0 0,00 3,56 ± 0,34 Phú Lâm

Nước qua xử lý 2 7,21 ± 0,37 2 100,00 5,89 ± 0,68 1 50,00 2,11 ± 0,51 Nước không qua xử lý 2 7,08 ± 0,64 2 100,00 4,48 ± 0,55 0 0,00 3,54 ± 0,56 Tân Chi

Nước qua xử lý 3 7,23 ± 0,24 3 100,00 5,77 ± 0,54 2 66,67 2,31 ± 0,52 Nước không qua xử lý 1 7,05 ± 0,52 1 100,00 4,49 ± 0.53 0 0,00 3,65 ± 0,28 Tri Phương

Nước qua xử lý 2 7,25 ± 0,29 2 100,00 5,79 ± 0,61 1 50,00 2,29 ± 0,36 Nước không qua xử lý 2 7,06 ± 0,50 1 50,00 4,50 ± 0,53 0 0,00 3,60 ± 0,42 TT Lim

Nước qua xử lý 2 7,22 ± 0,36 2 100,00 5,89 ± 0,71 1 50,00 2,20 ± 0,45 Nước không qua xử lý 3 7,08 ± 0,64 2 66,67 4,49 ± 0,53 0 0,00 3,45 ± 0,62

TCN 6,0 – 8,5 >6 mg/l <2 mg/l

DO(mg/l): Lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hấp thu của các VSV trong nước

COD (mg/l):Lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước

Qua điều tra thực tế tại địa phương chúng tôi thấy hầu hết các cơ sở giết mổ gia cầm vẫn dùng các loại nước chưa qua xử lý, chỉ có 01 cơ sở giết mổ tập trung là sử dụng nước đã qua xử lý đạt chuẩn hoặc dùng nước máy trong quá trình giết mổ.

Khi tiến hành kiểm tra nguồn nước cho thấy độ pH của nước đã qua xử lý và không qua xử lý không chênh lệch nhiều, số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh đợt 1 là 100%, toàn bộ 45 mẫu kiểm tra đều đạt chỉ tiêu pH theo TCN từ 6,0- 8,5;kết quả kiểm tra đợt 2 vẫn có 37/44 mẫu kiểm tra đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 84,09%. Đa số các cơ sở sử dụng cách xử lý nước cơ học đơn giản như lọc qua cát, sỏi.

Chỉ sốoxy hòa tan trong nuớc (DO) là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.

Khi kiểm tra chỉ số DO của nước qua xử lý thì đa số đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Do nguồn nước qua xử lý được tiếp xúc nhiều với oxy không khí nên hàm lượng DO tăng lên rõ rệt. Còn nước được bơm từ giếng khoan, sử dụng trực tiếp thì hàm lượng DO sẽ thấp hơn. Điều này phù hợp với điều kiện cung cấp nước. Nước được bơm từ độ sâu 10 – 15m và được đưa vào sử dụng ngay nên ít được tiếp xúc với không khí. Vì vậy, tất cả các mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu DO. Đối với nước đã qua xử lý có 12/22 mẫu, chiếm tỉ lệ 26,67% (đợt 1) và 14/23 mẫu, chiếm tỉ lệ 31,82% (đợt 2) đạt tiêu chuẩn.

Nhu cầu ôxy hóa học (COD - Chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp

chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), do đó COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.

Đã tiến hành lấy 45 mẫu tại đợt 1 và 44 mẫu tại đợt 2. Kết quả cho thấy chỉ có 11/45 mẫu tại đợt 1 (24,44%) và 11/44 mẫu tại đợt 2 (25%) là đạt chỉ tiêu về chỉ số COD, kết quả này chủ yếu là ở các mẫu nước đã qua xử lý. Đối với các mẫu nước chưa qua xử lý khi kiểm tra chỉ số COD thì 100 % đều không đạt tiêu chuẩn. Do trong nước có các thành phần hữu cơ cao, các xác vi sinh vật, các hữu cơ của trong đất hòa tan trong nước,… Khi được xử lý thì hàm lượng các hợp chất hữu cơ được giảm xuống. Tùy vào hệ thống xử lý mà lượng chất hữu cơ trong nước giảm nhiều hay ít. Qua kết quả kiểm tra chỉ tiêu COD cho thấy các cơ sở giết mổ nằm gần nguồn ô nhiễm như hệ thống cống rãnh của gia đình hay tại chợ, vì vậy trong nước bị nhiễm khá nhiều chất hữu cơ. Trên thực tế, chủ của các cơ sở giết mổ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, các chất thải và nước thải được đưa trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Vì vậy làm cho nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới hàm lượng chất hữu cơ tăng cao.

4.2.2. Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh nguồn nước sửdụng cho giết mổ tại các điểm và cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Tiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng vệ sinh giết mổ tại một số cơ sở giết mổ gia cầm thuộc huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 53)