0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những nét tƣơng đồng và dị biệt về thành tố trung tâm cụm động từ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT (Trang 75 -75 )

5. Bố cục của luận văn

3.2. Những nét tƣơng đồng và dị biệt về thành tố trung tâm cụm động từ

3.2.1. Điểm tƣơng đồng

Cấu trúc cú pháp của cụm động từ tiếng Hàn nhƣ sau: động từ giữ vai trò là thành tố trung tâm – thành tố chính đứng ở cuối động ngữ, tất cả các thành tố phụ đều đặt ở trƣớc thành tố trung tâm. Do đó, việc xác định thành tố trung tâm của cụm động từ tƣơng đối dễ dàng cho dù trong câu có một động từ, hai động từ hay nhiều hơn thế.

Ví dụ:

- Trƣờng hợp câu có một động từ:

[3.3] (나는) 핚국어 숙제를 핚다. [(nanun) hankukeo sukjerul hanta.]

[(Tôi)nun (tiếng Hàn) (bài tập)rul làm.]

[(Tôi) làm bài tập tiếng Hàn.] - Trƣờng hợp câu có hai động từ: [3.4] (나는) 집을 사고싶다.

[(nanun) jipul sako sipta.] [(Tôi)nun (nhà)ul (mua) (muốn)] [(Tôi) muốn mua nhà].

Trong ví dụ trên, vị ngữ của câu là một cụm động từ do động từ싶다 – sipta (muốn) làm thành tố trung tâm. Có thể hình dung cấu trúc cú pháp của cụm động từ qua sơ đồ:

집을 사고 싶다

(Jipul sako sipta) (nhà mua muốn) (muốn mua nhà)

Trong tiếng Việt cũng giống tiếng Hàn, việc xác định thành tố trung tâm của cụm động từ chỉ có một động từ khá đơn giản. Cấu trúc cụm động từ dạng đầy đủ có bai thành phần hay có hai thành phần thì trung tâm cụm động từ chính là động từ duy nhất trong động ngữ.

Ví dụ:

- Dạng đầy đủ có ba thành phần:

(Tôi) cũng làm bài tập tiếng Hàn. TTPT TTTT TTPS

- Dạng có hai thành phần: thành tố phụ trƣớc + thành tố trung tâm: (Tôi) cũng làm.

TTPT TTTT

- Dạng có hai thành phần: thành tố trung tâm + thành tố phụ sau: (Tôi) làm bài tập tiếng Hàn.

TTTT TTPS

3.2.2. Điểm dị biệt

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, động từ chính làm thành tố trung tâm trong cụm động từ tiếng Hàn luôn luôn đứng ở vị trí cuối cùng. Cho dù câu tiếng Hàn có một động từ, hai động từ hay nhiều hơn thế.

Nhƣng đối với tiếng Việt việc xác định trung tâm trong những cụm động từ có hai, ba động từ đi liền nhau không hề đơn giản. Theo tác giả Đinh Văn Đức trong phần “Giải pháp thiên về ngữ pháp cho động từ” (6; 135) cho rằng khi có nhiều động từ đi liền nhau trong cùng một cụm động từ thì động từ nào đứng trƣớc là động từ chính về mặt ngữ pháp (động từ trung tâm).

Ví dụ:

- Trƣờng hợp có hai động từ: (Tôi) muốn mua nhà.

V + V

Trong ví dụ trên, vị ngữ là cụm động từcó hai động từ “muốn” và “mua”. Động từ “muốn” đứng trƣớc là thành tố trung tâm.

Tƣơng tự nhƣ vậy, trƣờng hợp cụm động từ có ba động từ:

(Tôi) thích đi xem phim một mình. (“thích” là thành tố trung tâm). V + V + V

Và trƣờng hợp cụm động từ có bốn động từ:

(Tôi) sợ đến sống ở nơi đó. (“sợ” là thành tố trung tâm). V + V + V + V

Nhƣ vậy, đối với cụm động từ tiếng Hàn, động từ làm thành tố trung tâm luôn luôn đứng ở vị trí cuối cùng của câu. Do đó, cụm động từ tiếng Hàn không có thành tố phụ sau. Còn trong tiếng Việt, cụm động từ chỉ có thành tố trung tâm hoặc cụm động từ có thành tố phụ trƣớc và thành tố trung tâm thì vị trí của thành tố trung tâm cụm động từ tiếng Việt lúc này cũng giống cụm động từtiếng Hàn là đứng ở cuối câu. Cụm động từ tiếng Việt có hai, ba hay nhiều hơn số lƣợng động từ thì động từ nào đứng trƣớc sẽ là thành tố trung tâm.

3.3. Những nét tƣơng đồng và dị biệt về thành tố phụ trƣớc 3.3.1. Điểm tƣơng đồng

a) Trong cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt, thành tố phụ do phó từ đảm nhiệm thường đặt trước động từ làm thành tố chính. Trật tự cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt đều giống nhau như sau:

- Tiếng Hàn:

[3.5] (나는) 아직 먹는다.  [(nanun) ajik meknunta]  [(Tôi) vẫn ăn)]. (Phó từ “아직-ajik-vẫn” làm thành tố phụ biểu thị ý nghĩa về sự tiếp diễn đồng nhất

của hoạt động “먹다-mokta-ăn”). - Tiếng Việt: (Tôi) vẫn ăn.

Thông thƣờng, trong tiếng Hàn, các phó từ biểu thị ý nghĩa về sự tiếp diễn đồng nhất của hoạt động nhƣ “모두-motu, 역시-yoksi, 여전히-yojoenhi,

아직-ajik, 아직도-ajikdo, 계속-kyesok, 자주-jaju, -nul, 항상-hangsang...”,

trong tiếng Việt những từ tƣơng ứng là “đều, cũng, vẫn, cứ, tiếp tục, thƣờng xuyên, thƣờng, luôn, hay...” khi chúng cùng làm thành tố phụ thì trật tự sắp xếp trong câu không khác nhau.

Ví dụ:

- Tiếng Hàn: [3.6] 역시 자주 간다.

(yolsi - jaju - kanta) (cũng – hay – đi)

- Tiếng Viêt: cũng hay đi.

b) Trong một cụm động từ của tiếng Hàn và tiếng Việt, có thể có nhiều loại thành tố phụ xuất hiện, và nói chung trật tự của các loại thành tố này thường không xác định rõ.

Ví dụ:

- Tiếng Hàn:

[3.7] (1) 친구에게책을선물하다. (2) 책을친구에게선물하다.

- Tiếng Việt: (1’) Tặng cho bạn sách. (2’) Tặng sách cho bạn.

3.3.2. Điểm dị biệt

a) Trong cụm động từ tiếng Hàn thành tố phụ (an- không) mang ý nghĩa phủ định có thể đặt trước cả động từ hoặc tính từ mà (mot- không thể/ chẳng thể) không thể đặt trước vị ngữ trạng thái. Nhƣng trong cụm động từ tiếng Việt, các phó từ “không, chẳng, chƣa, chả…” có vị trí duy nhất là đặt trƣớc động từ, tính từ làm thành tố phụ biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ:

- Tiếng Hàn có thể nói đƣợc nhƣ sau: [3.8] 옷은 깨끗하다.

[Ku otun an kkekkuthata.] [Đó – (áo)un – không – sạch.] Nhƣng không thể nói:

[3.9] 옷은 깨끗하다. [ku otun mot kkekkuthata.] [đó – (áo)un – không thể – sạch.]

- Còn tiếng Việt cùng ý nghĩa nhƣ trên chúng ta vẫn thấy sử dụng: + Áo đó không sạch.

Và:

b)Tiếng Hàn có những cụm động từ riêng biệt như:

[3.10] (나는) 먹지 안는다. [(nanun) mokji annunta.]

[(Tôi)nun - (ăn) – (không có)nunta.] [(Tôi) không ăn.]

[3.11] (나는) 먹지 못핚다. [(nanun) mokji mothanta.]

[(Tôi)nun - (ăn) – (không thể)nunta.] [(Tôi) không thể ăn.]

Đối chiếu với tiếng Việt, cùng một ý nghĩa “Tôi không ăn” và “Tôi không thể ăn” nhƣng cấu trúc cú pháp giữa câu tiếng Hàn và tiếng Việt có khác nhau. Có thể phân tích ví dụ trên qua sơ đồ dƣới đây:

- Tiếng Hàn:

[3.12] (나는) 먹지 안는다.

[mokji annunta]

[(ăn không có)nunta] [không ăn]

[3.13] (나는) 먹지 못핚다.

[mokji mothanta] [(ăn không thể)ta] [không thể ăn]

- Tiếng Việt: (Tôi) không ăn.

(Tôi) không thể ăn.

Trong tiếng Hàn, thành tố trung tâm của cụm động từ là안는다(annunta- không có), 먹지 (mokji – sự ăn) là thành tố phụ; còn trong tiếng Việt, “ăn” là thành tố chính, “không” là thành tố phụ. Nếu chuyển từ câu tiếng Hàn sang tiếng Việt sẽ phải là “(tôi) không có sự ăn”.

c) Trong cụm động từ tiếng Hàn để biểu thị ý nghĩa khuyên ngăn người ta dùng cấu trúc động ngữ:

Lúc này, động từ phía trƣớc đóng vai trò là thành tố phụ, thành tố chính là말다 (malta – đừng). Ví dụ: [3.14] 가지마세요. (kaji maseyo) (đi – đừng) (Đừng đi) [3.15] 먹지마라. (mokji mara) (ăn- đừng) (đừng – ăn) [3.16] 들어가지 말아요. Động từ + 지말다

(tureokaji marayo) (vào- cấm)

(Cấm vào)

Nhƣng trong cụm động từ tiếng Việt, các phó từ “đừng, chớ, cấm” đặt trƣớc động từ, làm thành tố phụ.

Ví dụ:

Đừng đi. Chớ ăn. Cấm vào.

d) Trong cụm động từ tiếng Hàn cũng như trong cụm động từ tiếng Việt, các loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) đều có thể làm thành tố phụ diễn đạt ý nghĩa về hoàn cảnh của hoạt động hay trạng thái, tính chất. Ý nghĩa về hoàn cảnh thường bao gồm nơi chốn, thời gian, cách thức, phương tiện, phương hướng, mục đích, nguyên nhân, kết quả… Vị trí của thực từ làm thành tố phụ giữa hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Trong cụm động từ tiếng Hàn, loại thành tố phụ này luôn luôn đứng trước thành tố chính. Trái lại, trong cụm động từ tiếng Việt, loại thành tố phụ này đứng sau thành tố chính. Ví dụ: - Tiếng Hàn: [3.17] 자전거로간다. (jajeonkeolo kanta) (xe đạp – bằng – đi) (đi bằng xe đạp / đi xe đạp) - Tiếng Việt: Đi xe đạp.

e) Trong cụm động từ tiếng Hàn, nếu thành tố phụ là tính từ láy, diễn đạt nghĩa về tính chất, cách thức của hoạt động, trạng thái thì vẫn chỉ có một trật tự thành tố phụ đứng trước thành tố chính. Trường hợp tương tự, ở cụm động từ tiếng Việt nó có thể đặt ở cả hai vị trí, trước hoặc sau thành tố chính.

Ví dụ:

- Tiếng Hàn:

[3.18] (비가) 부슬부슬내리다. (pika) pusulpusul nelita. (mƣa) lác đác rơi

- Tiếng Việt:

(Mƣa) lác đác rơi./ (Mƣa) rơi lác đác.

Ngoài ra trong cụm động từ tiếng Việt, những thành tố phụ kiểu này ngƣời ta gọi là “thành tố phụ có vị trí tự do” (2; 299). Còn trong tiếng Hàn thì vẫn chỉ có một trật tự thành tố phụ đứng trƣớc thành tố chính nhƣ ở trên đã phân tích. Ví dụ: - Tiếng Hàn: [3.19] 열심히공부핚다. (yolsimhi kongpuhanta). (chăm chỉ học) - Tiếng Việt: Học tích cực/ học chăm chỉ. Cũng có thể nói: Tích cực học/ chăm chỉ học.

Những “thành tố phụ có vị trí tự do” nhƣ trên trong tiếng Hàn cũng nhƣ tiếng Việt khá phong phú. Chúng ta có thể liệt kê một số từ theo bảng dƣới đây:

Tiếng Hàn Tiếng Việt

[3.20] 아장아장걷다.

(ajangajang kotta- lẫm chẫm đi bộ)

đi lẫm chẫm/ lẫm chẫm đi

[3.21] 머뭇머뭇하다.

(momutmomut hata –lần chần làm)

làm lần chần/ lần chần làm

[3.22] 우물우물거리다.

(umulumul kolita – nhem nhẻm nói)

nhem nhẻm nói/ nói nhem nhẻm

f) Trong cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt, thành tố phụ có thể là động từ nhưng trật tự sắp xếp thành tố chính và thành tố phụ trong cụm động từ của hai ngôn ngữ rất khác nhau.

Ví dụ:

- Tiếng Hàn:

[3.23] 앇아서공부핚다.  (앇다 – anchta – ngồi + 아서 – aseo – sau đó/ rồi thì + 공부하다 – kongpuhata – học).  (anchaseo kongpuhanta)  (ngồi rồi học)

[3.24] 누워서잔다.  (눕다 – nupta - nằm + 어서 – eoseo – sau đó/ rồi thì +

자다 - jata – ngủ)  (nuweoseo janta)  (nằm rồi ngủ)

[3.25] 서서 이야기핚다. (서다 – seota – đứng + 어서-eoseo – sau đó/ rồi thì +

이야기하다 - iyakihata – nói chuyện).  (seoseo iyakihantan)  (đứng rồi nói

chuyện).

Ngồi học. (“ngồi” là động từ chính) Nằm ngủ. (“nằm” là động từ chính)

Đứng nói chuyện. (“đứng” là động từ chính).

Trƣờng hợp này, cụm động từ tiếng Hàn sử dụng cấu trúc ngữ pháp liên kết /어서” (a/eoseo – rồi/ thì/ sau đó) đứng giữa hai hành động, biểu thị hành động xảy ra theo thứ tự trƣớc – sau. Còn cụm động từ tiếng Việt, nhƣ đã phân tích ở trƣớc đây là loại cụm động từ có nhiều hơn một động từ thì theo nghiên cứu động từ đứng trƣớc sẽ là động từ chính.

g)Trong cụm động từ tiếng Hàn, các phó từ chỉ có một vị trí duy nhất là đứng trước động từ làm thành tố chính. Nhưng trong cụm động từ tiếng Việt có một số phó từ chỉ mức độ như “quá,...” đứng trước hoặc sau động từ, và phó từ “lắm” trong tiếng Việt thì luôn đứng sau động từ trung tâm. Điều này hoàn toàn không có trong tiếng Hàn.

Ví dụ:

- Tiếng Hàn:

[3.26] 너무무서워하다.  (neomu museowahata.)  (quá - sợ) - Tiếng Việt: sợ quá

quá sợ - Tiếng Hàn:

[3.27] 매우무서워하다.  (meu museowahata.)  (lắm – sợ) - Tiếng Việt: sợ lắm.

h) Trong tiếng Việt có các phó từ chỉ thời gian biểu thị quá khứ “đã/ rồi”, hiện tại “đang”, tương lai “sẽ/ sắp tới” đặt trước động từ. Nhưng trong tiếng Hàn không có các từ như vậy mà chỉ có các phụ tố cấu tạo dạng thức ngữ pháp của động từ biểu thị.

- Tiếng Hàn:

Phụ tố “/ – ass/ oss” đi sau động từ biểu thị thời quá khứ: [3.28] 밥을먹었다.  (papul mekeossta)  [(cơm – ăn – đã – (ta)]

Phụ tố “ㄴ/는” đi sau động từ biểu thị thời hiện tại:

[3.29] 밥을먹는다.  (papul moknunta)  [(cơm – ăn – đang – (ta)] Phụ tố “” đi sau động từ biểu thị thời tƣơng lai:

[3.30] 밥을먹겠다.  (papul mokkyetta) [(cơm – ăn – sẽ - (ta)] - Tƣơng ứng với các câu tiếng Việt sau:

[3.29’] Đang ăn cơm. [3.30’] Sẽ ăn cơm.

Phó từ “đã/ rồi” biểu thị thời quá khứ, trong đó “đã” luôn đứng trƣớc động từ, còn “rồi” luôn đứng sau động từ và có thể kết hợp cả hai phó từ này trong cùng một câu với vị trí nhƣ trên.

+ Đã ăn cơm./ Ăn cơm rồi./ Đã ăn cơm rồi. Phó từ “đang” biểu thị thời hiện tại:

+ Đang ăn cơm.

Phó từ “sẽ/ sắp/ sắp tới” biểu thị thời tƣơng lai: + Sẽ ăn cơm./ Sắp ăn cơm

Ngoài ra, nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, trong tiếng Hàn có ba thì, mỗi thì có bốn loại. Còn trong tiếng Việt, thì và thể đƣợc xác định rõ hơn nhờ các trạng ngữ chỉ thời gian. Nhƣ vậy, riêng về việc dịch các động từ có mang ý nghĩa về thời từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại thƣờng rất khó khăn cho ngƣời học. Ngƣời học phải chú ý đến các tình huống và thời điểm cụ thể lúc nói thì lời dịch mới chính xác.

i) Trong tiếng Việt, ý nghĩa thụ động được biểu thị bằng các từ “bị, được, mắc, phải, chịu...”. Còn trong tiếng Hàn, ý nghĩa bị động do các phụ tố

biểu thị như , , , ”. Và mỗi phụ tố lại đi kèm với những động từ nhất định.

Ví dụ:

Phụ tố :

+ 먹이다 (mokkita- đƣợc ăn/ bị ăn) Phụ tố 히: + 잊히다 (ithita – bị quên) Phụ tố : + 눌리다 (nulita – bị ấn) Phụ tố : + 찢기다 (chitkita – bị xé)

Ngoài ra trong tiếng Hàn còn kết hợp động từ với các cấu trúc để biểu thị ý nghĩa bị động.

Ví dụ:

- Căn tố + /어지다

+ 음식을먹어지다

(eumsikul mokeojita)

(thức ăn – ăn – đƣợc – “ta”)

j) Trong cụm động từ tiếng Việt, có các phó từ chỉ thời gian như: « đã, đang, sẽ » đặt trước động từ. Nhưng trong tiếng Hàn không có các từ như vậy mà chỉ có các phụ tố cấu tạo dạng thức ngữ pháp của động từ biểu thị.

Tiểu kết chƣơng 3

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, từ không biến hình. Tiếng Hàn là một ngôn ngữ chắp dính có biến hình. Trong động ngữ, khi có nhiều loại thành tố phụ cùng xuất hiện thì trật tự các thành tố phụ trong tiếng Việt cũng

nhƣ trong tiếng Hàn rất khó xác định. Cấu trúc cụm động từ tiếng Việt đầy đủ có ba thành phần, còn cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn chỉ có hai thành phần. Trong đó, thành tố trung tâm là quan trọng nhất và cùng do động từ đảm nhận. Việc xuất hiện các thành tố phụ hoàn toàn do động từ trung tâm quy định.

Trong tiếng Hàn, động từ trung tâm có các phạm trù ngữ pháp nhƣ thì, thể, dạng, thức còn trong tiếng Việt chúng ta phải sử dụng một số từ phụ để diễn đạt các ý nghĩa tƣơng ứng.

KẾT LUẬN

Trừ những ngƣời có năng khiếu khi học một hay nhiều ngôn ngữ nƣớc ngoài, đa số ngƣời học ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Thời gian để làm quen với một ngôn ngữ mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tƣơng đồng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học, loại ngôn ngữ, độ phức tạp của ngôn ngữ mới (phát âm, ngữ pháp, văn phong giao tiếp…). Khi học tiếng Hàn chúng ta cũng gặp những thuận lợi và khó khăn bƣớc đầu nhƣ vậy.

Toàn luận văn đã nghiên cứu tổng quát về đoản ngữ, cụm động từ trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Hàn – tiếng Việt nói riêng. Đoản ngữ là loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ. Cấu trúc đoản ngữ dạng đầy đủ trong tiếng Hàn không có thành tố phụ sau nhƣ trong đoản ngữ tiếng Việt vì thành tố trung tâm của đoản ngữ tiếng Hàn luôn đứng ở vị trí cuối cùng. Những đoản ngữ có động từ làm trung tâm nhƣ thế đƣợc gọi là cụm động từ (hay động ngữ). Do đó, cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn cũng chỉ có hai thành phần là thành tố phụ trƣớc và thành tố trung tâm, trong khi cụm động từ tiếng Việt ở dạng đầy đủ có ba thành phần là thành tố phụ trƣớc, thành tố trung tâm và thành tố phụ sau. Động từ trung tâm trong tiếng Hàn có các phạm trù ngữ pháp nhƣ thì, thời, thể, dạng, thức còn trong tiếng Việt chúng ta phải sử dụng một số từ phụ để diễn đạt các ý nghĩa tƣơng ứng.

Xét tổng thể, luận văn mong muốn đƣợc đóng góp vào việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt từ trƣớc đến nay. Tiếp theo, luận văn hƣớng tới sự đóng góp về phƣơng diện thực hành ngôn ngữ. Đó là việc học tập và giảng dạy tiếng Hàn cho ngƣời Việt và tiếng Việt cho ngƣời Hàn hay việc phiên dịch, biên dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại. Cuối cùng, khi thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng đƣợc góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu, đối chiếu, so sánh hai ngôn ngữ. Cụ thể

là giữa tiếng Hàn (một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính) và tiếng Việt (một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập).

Trong luận văn, khi tiến hành phân tích, đối chiếu trật tự từ trong cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt, chúng tôi dựa trên ba phạm vi nghiên cứu để xác định trật tự từ nhƣ sau:

- Trật tự từ là phƣơng thức ngữ pháp tiêu biểu đƣợc sử dụng trong các ngôn ngữ phân tích tính trong đó có tiếng Hàn và tiếng Việt.

- Trật tự từ với tính cách là sự phân bố các vị trí trong các cấu trúc ngữ pháp.

- Trật tự từ là đối tƣợng phân tích chức năng câu.

Luận văn đã tập trung chủ yếu phân tích sự phân bố các vị trí của các thành tố cấu tạo nên cấu trúc cụm động từ trong hai ngôn ngữ. Cụm động từlà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT (Trang 75 -75 )

×