Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 28)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1.Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ

Thực tế lịch sử phát triển của tri thức khoa học thể hiện một quá trình liên tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ về nghiên cứu đối chiếu cũng đƣợc xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó.

Thuật ngữ “đối chiếu” thƣờng đƣợc dùng để chỉ phƣơng pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tƣợng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tƣơng đồng và dị biệt hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét dị biệt giữa hai hay nhiều ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại.

Đối chiếu các ngôn ngữ cho khả năng xác định không chỉ các dữ kiện và hiện tƣợng có các chức năng tƣơng tự trong các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ thống theo chức năng. Ví dụ, khi đề cập đến hệ thống các phƣơng tiện mang nghĩa chỉ hành động, có thể nói rằng trong tiếng Anh tiếp tố “-er” chắc chắn là hạt nhân của hệ thống chức năng các phƣơng tiện tạo ra danh từ chỉ vật mang hành động, hơn nữa, tiếp tố này giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập các danh từ trên cơ sở một động từ bất kỳ. Trong tiếng Việt, nhân tố đƣợc dùng để tạo từ chỉ ngƣời hành động thƣờng là từ riêng biệt và đƣợc gọi là từ tố, ví dụ “viên” trong các từ “nhân viên, sinh viên, viên chức”... Trong tiếng Hàn, các từ chỉ nơi chốn, địa điểm rộng có sức chứa lớn thƣờng có từ “ – jang - trƣờng” “공장 – kongjang - công trƣờng/ nhà máy, “광장 – kwangjang - quảng trƣờng”, “시장 – sijang -

thị trƣờng/chợ”, “정류장 – jeongryujang - điểm dừng xe”, “운동장

undongjang - sân vận động”, “경기장 – kyongkijang - nơi thi đấu”, “수영장 – suyongjang - bể bơi”...

Trong phân tích đối chiếu ngôn ngữ, các hiện tƣợng ngôn ngữ càng giống nhau thì càng có nhiều tƣơng đồng về cấu trúc và hoạt động của ngôn

ngữ đƣợc đối chiếu. Ví dụ, khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hán hoặc với tiếng Thái thì mức độ giống nhau nhiều hơn là đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nga hoặc tiếng Bungari. Trong trƣờng hợp đối chiếu các ngôn ngữ rất khác nhau về loại hình thì sẽ tìm thấy nhiều điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ. Sự khác nhau này có tính hệ thống, khái quát (ví dụ, thanh điệu trong tiếng Việt, cách trong tiếng Nga....). Nếu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hàn sẽ tìm thấy nhiều điểm không tƣơng đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 28)