Thành tố phụ trước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 64)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3.1.Thành tố phụ trước

Giống nhƣ nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, động từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú về kiểu loại và tính chất. Tìm ra những khác biệt và đối lập trong nội bộ động từ sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc tác động qua lại giữa động từ trung tâm với các thành tố phụ trƣớc và sau của động ngữ. Động từ trung tâm quyết định việc thêm bớt các từ thiên về ngữ pháp. Nhìn chung, động từ là loại từ dùng để chỉ hành động. Hành động thì thƣờng chỉ có thể xảy ra, chứ ít khi có thể tăng lên hoặc giảm mức độ xuống. Phần lớn động từ không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ nhƣ “hơi”, “lắm”, “rất”, “quá”. Tuy nhiên, có một số động từ chỉ tính chất/ cảm nghĩ nhƣ “lo”, “sợ”, “yêu”, “thích”, “ghét”, “tin”… lại có khả năng này. Chính vì có sự phân biệt đó nên chúng ta mới hiểu rõ tại sao có thể nói:

Lo  hơi lo, rất lo, quá lo Tin  hơi tin, rất tin, quá tin Nhƣng lại không thể nói: Ăn  hơi ăn, rất ăn, quá ăn

Mặc  hơi mặc, rất mặc, quá mặc

Các phụ từ có vị trí thƣờng xuyên đứng trƣớc động từ làm thành một danh sách khoảng vài ba chục từ nhƣng có ý nghĩa và cách dùng khá phức tạp. Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy tại phần phụ trƣớc của cụm động từ có thể gặp hai lớp từ khác nhau rõ rệt:

- Những từ mang nhiều ý nghĩa ngữ pháp, chuyên đi kèm động từ (hoặc tính từ), có thể gọi chung là những phụ từ.

- Một số từ rõ nghĩa từ vựng, những thực từ

Các phụ từ có vị trí thƣờng xuyên trƣớc động từ làm thành một danh sách khoảng vài ba chục từ nhƣng có ý nghĩa và cách dùng khá phức tạp. Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp của các phụ từ trong quan hệ với động từ ở trung tâm có thể chia chúng thành nhiều nhóm. Những nhóm tiêu biểu là:

- Từ chỉ sự tiếp diễn, tƣơng tự của hoạt động, trạng thái: đều, cũng, vẫn, cứ, còn...

- Từ chỉ quan hệ thời gian của hoạt động, trạng thái: từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ...

- Từ chỉ tần số (số lần) khái quát của sự xuất hiện hoạt động trạng thái: thƣờng, hay, năng, ít, hiếm...

- Từ chỉ mức độ của trạng thái: rất, hơi, khí, quá...

- Từ chỉ nêu lên ý khẳng định hay phủ định: có, không, chƣa, chẳng... - Từ nêu ý sai khiến, khuyên nhủ: hãy, đừng, chớ...

Xét về nghĩa, các phụ từ đứng trƣớc động từ căn bản là đƣợc dùng nhƣ một loại tiêu chí ngữ pháp – tình thái, tham gia tạo dựng cái khung vị ngữ mà động từ là trung tâm. Ngoài ra nói tới thành tố phụ trong đoản ngữ nói chung còn phải nói tới vấn đề khả năng kết hợp và vị trí của các từ. Do đặc trƣng về nghĩa tình thái, các thành tố phụ ở trƣớc động từ không đƣợc phân phối vào những vị trí rõ ràng, dứt khoát tạo ra sự liên tƣởng về một vị trí chung. Các từ thƣờng kết hợp với nhau theo một trật tự không cố định.

Nhìn vào bảng sau, ta sẽ thấy đƣợc sự phức tạp của chúng:

Cũng vẫn đều lại cứ Cũng - + + + + vẫn - - - + + đều - + - - - lại + + - - - cứ - + - - - b) Thành tố phụ trước là thực từ

Tại phần phụ trƣớc động ngữ, ta gặp kiểu thực từ làm thành tố phụ sau đây:

- Những từ tƣợng thanh, tƣợng hình và một số tính từ có tác dụng miêu tả hành động, trạng thái nêu ở động từ (thành tố chính).

Ví dụ: ào ào chảy, lác đác rơi, khẽ kêu, căn bản hoàn thành, tích cực làm việc, khẽ khàng đáp,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 64)