5. Bố cục của luận văn
1.3.2. Cụm động từtrong tiếng Việt
Nhƣ chúng ta đã biết, động từ là một từ loại rất có khả năng kèm thêm những thành tố phụ để phát triển thành đoản ngữ.
Loại đoản ngữ có động từ làm trung tâm nhƣ thế gọi là động ngữ. Đoản ngữ có động từ làm trung tâm còn đƣợc gọi là cụm động từ (hay động ngữ). Vậy cụm động từ tiếng Việt là loại cụm chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm... cho động từ trung tâm đó.
Ví dụ: Các động từ chính: Học, đi, nói...
Học: (Sinh viên) học tiếng Hàn. (“học tiếng Hàn” là cụm động từ trong đó “học” là thành tố trung tâm, “tiếng Hàn” là thành tố phụ).
Đi: (Ông ấy) luôn luôn đi trƣớc mọi ngƣời. (“luôn luôn đi trƣớc mọi ngƣời” là cụm động từ trong đó “đi” là thành tố trung tâm, “luôn luôn” là thành tố phụ trƣớc và “trƣớc mọi ngƣời” là thành tố phụ sau).
Nói: (Nó) rất hay nói chen ngang. (“rất hay nói chen ngang” là cụm động từ trong đó “nói” là thành tố trung tâm, “rất hay” là thành tố phụ trƣớc, “chen ngang” là thành tố phụ sau).
Khả năng kết hợp của động từ tiếng Việt hết sức đa dạng và phong phú. Các khả năng kết hợp của động từ đƣợc khái quát trong cấu trúc của động ngữ.
Có thể mô tả cấu trúc cụm động từtiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất nhƣ sau:
(Từ phụ động từ) (Động từ chính) (Bổ ngữ, trạng ngữ)
(Biểu thị thời, thể; tiếp thụ - bị động) (Thành tố bắt buộc)
Ví dụ: + (Lái xe) đã hỏi ngƣời đi đƣờng. (“đã” là thành tố phụ trƣớc; “hỏi” là thành tố trung tâm; “ngƣời đi đƣờng” là thành tố phụ sau).
+ (Chúng ta) sẽ làm trong hôm nay. (“sẽ” là thành tố phụ trƣớc; “làm” là thành tố trung tâm; “trong hôm nay” là thành tố phụ sau).
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp dạng đầy đủ của cấu trúc động ngữ. Ở dạng đơn giản nhất, cụm động từ chỉ có thành tố trung tâm xuất hiện.
Cụm động từ = Thành tố trung tâm
Ví dụ: + (Tôi) ngủ. (động từ “ngủ” là thành tố chính) + (Nó) chạy. (động từ “chạy” là thành tố chính)
+ (Em bé) hát. (động từ “hát” là thành tố chính)
Cụm động từ cũng có thể bao gồm hai thành phần nhƣ bảng dƣới đây:
Cụm động từ = Thành tố phụ trƣớc + Thành tố trung tâm
Đang + làm
Đều + hoạt động
Vẫn cứ + đi
Hoặc:
Cụm động từ = Thành tố trung tâm +Thành tố phụ sau
Hiểu + hết Biết + rõ
Đi + rất nhanh
Trong quan hệ ngữ pháp, các thành tố phụ của cấu trúc cụm động từ góp phần tạo nên quan hệ chính – phụ giữa chúng (các thành tố phụ) và thành tố trung tâm.