Cụm động từtiếng Hàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

2.1.Cụm động từtiếng Hàn

Mỗi động từ tiếng Hàn, khi giữ chức năng là thành tố chính kết hợp với một hay một số thành tố phụ để cấu tạo nên động ngữ, thƣờng mang thêm ở sau nó những phụ tố hình thái có giá trị cấu tạo dạng thức của động từ.

Ví dụ:

a. Thời quá khứ:

[2.1] (나는) 밥을 먹었다.

(nanun) papul mekkossta. [Tôi (nun) cơm (ul) ăn-đã (ta)] [Tôi đã ăn cơm rồi].

Xét động từ “먹었다 – mekkotta – đã ăn” thì “ - mek - ăn” là căn tố, “ - ott” là phụ tố biểu thị ý nghĩa quá khứ, và “ - ta” là hậu tố biểu thị vị ngữ tính.

b. Thời hiện tại:

[2.2] (나는) 밥을 먹다. (nanun) papul mekta. [Tôi (nun) cơm (ul) ăn (ta)] [Tôi ăn cơm].

Trong động từ “먹다 - mekta - ăn) thì “ – mek - ăn) là gốc từ (căn tố),

- ta” là phụ tố biểu thị vị ngữ tính. c. Thời hiện tại tiếp diễn:

[2.3] (나는) 밥을 먹는다. (nanun) papul meknunta. [Tôi (nun) cơm (ul) ăn - đang(ta)] [Tôi đang ăn cơm.]

Trong động từ “먹는다 – meknunta – đang ăn” thì “ – mek - ăn) là căn

tố, “ – nun” là phụ tố biểu thị ý nghĩa tiếp diễn (đang), “ – ta” là hậu tố biểu thị vị ngữ tính.

d. Thời tƣơng lai:

[2.4] (나는) 밥을 먹겠다. (nanun) papul mekkessta. [Tôi (nun) cơm (ul) ăn – sẽ (ta)] [Tôi sẽ ăn cơm].

Trong động từ “먹겠다 – mekkessta – sẽ ăn” thì “ - mek - ăn”) là căn

tố, “ – kess” là phụ tố biểu thị ý nghĩa tƣơng lai, còn “ – ta” là hậu tố biểu thị vị ngữ tính.

Trong tiếng Hàn, căn tố kết hợp với phụ tố “() [(u) si)]” để biểu thị sự kính trọng. Các phụ tố biểu thị sự kính trọng đứng trƣớc các phụ tố biểu thị ý nghĩa về thời. So sánh hai ví dụ dƣới đây sẽ thấy rõ điều đó.

Ví dụ: [2.5]

아버지께서거실에서싞문을읽는다.

Apejikkeso kosileso sinmunul iknunta.

Bố (kkeso) phòng khách (eso) báo (ul) đọc – đang (ta).

Bố đang đọc báo trong phòng khách.

[2.6]

아버지께서거실에서싞문을읽으싞다.

Apejikkeso kosileso sinmunul ikusinta.

Bố (kkeso) phòng khách (eso) báo (ul) đọc – đang (ta).

Xét ví dụ [2.6] trên, trong động từ “읽으싞다” (ikusinta – đọc) thì “” (ik – đọc) là căn tố, “으시” (usi) là phụ tố biểu thị sự kính trọng, “ㄴ” (niun) là phụ tố biểu thị ý nghĩa tiếp diễn, “” (ta) là phụ tố biểu thị vị ngữ tính. Sử dụng câu [2.6] sẽ biểu thị thái độ tôn kính của ngƣời nói đối với chủ thể là “아버지” (Apeji – Bố) hơn khi sử dụng câu [2.5].

2.1.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm và thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Hàn

Nhƣ đã trình bày ở phần nội dung chƣơng 1 về “Khái niệm cụm động từ tiếng Hàn”, chúng ta thấy rằng cụm động từ tiếng Hàn là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, giữa các thành tố có quan hệ chính phụ, và thành tố chính là động từ. Cấu trúc của cụm động từ tiếng Hàn gồm 2 phần: thành tố phụ và thành tố trung tâm. Thành tố phụ do các phó từ, thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) đảm nhiệm. Thành tố trung tâm do động từ chính đảm nhiệm. Tiếng Hàn không giống nhƣ tiếng Anh, tiếng Việt,… có cấu trúc cụm động từ bao gồm 3 phần là thành tố phụ trƣớc, thành tố trung tâm và thành tố phụ sau nên trong cụm động từ thƣờng có dạng đầy đủ và không đầy đủ. Tác giả Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc) cho rằng trong tiếng Hàn do động từ chính luôn đứng ở cuối cùng của cụm động từ nên cấu trúc của cụm động từ chỉ có thành tố phụ trƣớc và thành tố trung tâm.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể khái quát cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn có trật tự nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành tố phụ + Thành tố trung tâm. Cụm động từ

[2.7]

(이학생은) 책을 날마다 학교에서 열심히 읽는다.

(I - haksengun) (chekul) (nalmata) (hakkyoyeseo) (yolsimhi) (iknunta). [(Này- sinh viên)un (sách)ul (mỗi ngày) (ở trƣờng) (chăm chỉ) (đọc)nunta.

[(Sinh viên này) đọc sách chăm chỉ mỗi ngày ở trƣờng].

Trong cụm động từ này của tiếng Hàn, “책을 날마다 학교에서 열심히” (“chekul namata hakkyoyeseo yolsimhi  sách – hàng ngày - ở trƣờng – chăm chỉ”) là thành tố phụ, “읽는다” (“iknunta  đọc”) là thành tố chính bao gồm từ gốc “” (“ik  đọc”) với phụ tố tình thái “” (“nun  phụ tố chỉ thời hiện tại tiếp diễn”) và phụ tố chức năng “” (“ta  phụ tố chỉ vị ngữ tính”) đều đứng sau từ gốc động từ. Tất cả các thành tố phụ của cụm động từ đều đặt trƣớc thành tố trung tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 34)