Cụm động từtiếng Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 55)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Cụm động từtiếng Việt

2.2.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm và thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Việt

Nhƣ đã biết, cụm động từ là một cụm từ do động từ làm thành tố chính. Hay nói cách khác cụm động từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ, và thành tố chính là động từ. Trong tiếng Việt, khi một động từ đứng làm thành tố chính của cụm động từ thì trƣớc và sau nó có thể có những thành tố phụ. Khả năng kết hợp của động từ tiếng Việt hết sức đa dạng và phong phú. Các nhà Việt ngữ học đều có chung một quan điểm rằng “ở dạng đầy đủ nhất, cụm động từ cũng chia làm ba phần: phần giữa dành cho trung tâm và phần đầu, phần cuối dành

cho các thành tố phụ” [2;247]. Các khả năng kết hợp của động từ đƣợc khái quát trong cấu trúc và các ví dụ dƣới đây:

Cấu trúc cụm động từ tiếng Việt:

Từ phụ động từ Động từ chính Bổ ngữ Trạng ngữ (Thành tố bắt buộc) Thời-thể Tiếp thụ - Bị động (đã, đang, sẽ) (đƣợc, bị, phải)

Chức vụ của cụm động từ trong câu có thể làm vị ngữ, chủ ngữ. Ví dụ:

- Tôi đang đi học. (Cụm động từ “đang đi học” làm chức vụ vị ngữ) - Đi học là quyền lợi của mọi ngƣời. (Cụm động từ “đi học” là chủ ngữ) Thành phần phụ trƣớc của cụm động từ có vai trò bổ sung cho đồng từ các ý nghĩa nhƣ sau:

- Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang - Sự tiếp diễn, tƣơng tự: còn, cũng

- Khuyến khích, ngăn cản: hãy, đừng, chớ - Khẳng định, phủ định: không, chƣa, chẳng

Thành phần trung tâm của cụm động từ là động từ thể hiện hành động chính.

Cụm động từ

Thành tố phụ sau Thành tố trung tâm

Thành phần phụ sau có vai trò bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tƣợng, hƣớng, địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện và cách thức hành động.

Về mặt cấu tạo, ở dạng đầy đủ nhất, cụm động từ tiếng Việt chia làm 3 phần: Thành tố trung tâm, các thành tố phụ trƣớc và thành tố phụ sau.

Cụm động từ = Thành tố phụ trƣớc + Thành tố trung tâm + Thành tố phụ sau

Đã ăn cơm = đã + ăn + cơm

Đang học say sƣa = đang + học + say sƣa Sẽ thông báo sau = sẽ + thông báo + sau

Phần trung tâm có thể là một động từ (ví dụ: đang viết thƣ, đã mắc bệnh), một ngữ khứ hồi (ví dụ: vừa đi Sài Gòn về hôm qua) hoặc một thành ngữ (ví dụ: cứ chỉ tay năm ngón hoài). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp dạng đầy đủ của cấu trúc động ngữ. Có thể thấy dạng đơn giản nhất của cụm động từ chỉ có thành tố trung tâm nhƣ ví dụ dƣới đây:

Cụm động từ = Thành tố trung tâm (Tôi) hiểu = hiểu

(Nó) biết = biết (Họ) làm = làm

Nhƣng không phải cụm động từ có thể bao gồm hai phần và trật tự của cụm động từ lúc này sẽ là: thành tố phụ trƣớc + thành tố trung tâm, hoặc thành tố trung tâm + thành tố phụ sau.

Cụm động từ = thành tố phụ trƣớc + thành tố trung tâm Đang xem = đang + xem

Cũng nghe = cũng + nghe

Cụm động từ = Thành tố trung tâm + thành tố phụ sau Nói lí nhí = nói + lí nhí

Uống bằng bát = uống + bằng bát

Có thể thấy ngay rằng quan hệ giữa thành tố trung tâm và các thành tố phụ là quan hệ chính phụ. Trong hai thành tố của cụm động từ thì thành tố trung tâm là quan trọng nhất, cần thiết nhất và không thể lƣợc bỏ (trừ một số trƣờng hợp thành tố phụ trở nên cần thiết khi thành tố trung tâm hƣ hóa). Trong quan hệ nội bộ động ngữ, thành tố trung tâm chi phối tất cả các thành tố phụ trực tiếp phụ thuộc vào mình.

Thành tố phụ trƣớc thƣờng có vẻ bề ngoài đơn giản hơn thành tố phụ sau, thành tố phụ sau thƣờng phong phú đa dạng về mặt ý nghĩa cũng nhƣ về mặt từ loại. Các thành tố phụ trƣớc mang tính chất hƣ nhiều hơn thực, trong khi đó, các thành tố phụ sau chủ yếu là các thực từ, mang tính chất cú pháp rõ rệt trong kết hợp làm cho một trong số vị trí của phần cuối trở thành vị trí mở. (Hƣ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chính xác hơn là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này đƣợc dùng để biểu thị các mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ. Tùy vào chức năng ngữ pháp của chúng, ta có thể phân biệt các loại hƣ từ nhƣ giới từ, liên từ, quán từ. Theo GS Hoàng Trọng Phiến trong “Từ điển giải thích hƣ từ tiếng Việt” thì “Hƣ từ là những từ rỗng nghĩa, tức là không có ý nghĩa chân thực – không nhằm chỉ các sự vật, hiện tƣợng, mà là những từ có giá trị ngữ pháp, ngữ dụng. Hƣ từ có vai trò nhƣ một thứ “nhựa” gắn kết các dạng cấu trúc phát ngôn”. Cũng vì thế mà ở mọi ngôn ngữ, số lƣợng hƣ từ không nhiều. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng. Giữa các nhóm từ loại này có sự khác nhau về cách thức biểu đạt hiện thực khách quan: định danh, chỉ định hoặc liệt kê xếp dãy. Nhóm từ định danh biểu đạt các lớp sự vật, hiện tƣợng hay khái niệm, ví dụ nhƣ: bàn, ghế, lợn, gà, ngủ, ăn, chăm chỉ, lƣời biếng. Cần lƣu ý rằng từ định danh không đồng nghĩa với danh từ. Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tƣợng, hành vi, tính chất... của một loạt từ chứ

không phải là chức năng riêng của danh từ. Nhóm từ chỉ định (hay còn gọi là đại từ) có giá trị biểu thị hƣớng chỉ định trong khuôn khổ của một tình huống hay ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: tôi, ta, tớ, bạn, chị ấy... Nhóm từ liệt kê, xếp dãy (hay còn gọi là số từ) có giá trị xác định dãy các sự vật hiện tƣợng. Ví dụ: Khi nói “mƣời con gà” là xác định một dãy gồm 10 con gà.)

Các thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Việt có loại có trật tự cố định, có loại có khả năng di động từ phía trƣớc ra phía sau trung tâm và ngƣợc lại. (2;143).

Ví dụ: (nƣớc) chảy ào ào  (nƣớc) ào ào chảy (nó) học say sƣa  (nó) say sƣa học

(mây) trôi bồng bềnh  (mây) bồng bềnh trôi

Các thành tố phụ này cũng có thể di động trong quan hệ đối đãi với nhau. Ví dụ: (Nó) cũng đi tìm lá diêu bông nhƣ bao ngƣời con trai khác.

cũng+V+V

Mãi mãi về sau này, chắc vẫn sẽ còn yêu em. vẫn+sẽ+còn+V

Chính điều này làm cho việc sắp xếp, quy định vị trí nhất định cho các thành tố phụ trƣớc hay thành tố phụ sau trong cụm động từ tiếng Việt là rất khó. Tƣơng tự nhƣ vậy, khó có thể đƣa ra một dạng cấu trúc lý tƣởng nhƣ đối với danh ngữ.

Động từ là một loại từ lớn bao gồm rất nhiều kiểu khác nhau, thƣờng thƣờng mỗi kiểu lại có những loại thành tố riêng của mình. Trên thực tế không thể nào tìm đƣợc trƣờng hợp có một động từ mà lại tập trung đƣợc đầy đủ tất cả mọi khả năng kết hợp có ở các kiểu động từ khác. Hơn nữa số lƣợng thành tố phụ ở cụm động từ cũng rất lớn.

Vì vậy, chúng ta không đặt thành vấn đề cố gắng tìm ra một cụm động từ có dạng lý tƣởng hay gần với lý tƣởng để nghiên cứu. Để tiện cho việc

trình bày, chúng ta sẽ nghiên cứu lần lƣợt từng phần là phần trung tâm, phần đầu, phần cuối của cụm động từ.

2.2.2. Trung tâm cụm động từ tiếng Việt

Trung tâm cụm động từ là động từ, thành tố quan trọng nhất của cả đoản ngữ về mặt tổ chức ngữ pháp và toàn bộ cấu trúc đoản ngữ là sự thể hiện các khả năng kết hợp của động từ. Ở đây, chúng ta có thể chia làm hai trƣờng hợp:

- Thành tố chính là một động từ.

Ví dụ: Tôi làm bánh. (thành tố chính là động từ “làm”) V

- Thành tố chính là một chuỗi động từ. Trƣờng hợp này thƣờng lệ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng.

Ví dụ: Tôi sợ làm bánh. (Thành tố chính là hai động từ “sợ”, “làm”.) V V

Tác giả Bùi Trọng Ngoãn đã đƣa ra nhận định “trong thực tế lại có không ít những cụm động từ có nhiều động từ đi liền thành chuỗi. Bên cạnh chuỗi động từ khứ hồi, chuỗi động từ song tồn là chuỗi bao gồm một động từ trung tâm và một động từ đi kèm.” [14;140]

Việc xác định trung tâm cụm động từ trong trƣờng hợp cụm động từ chỉ có một động từ khá đơn giản. Trung tâm cụm động từ chính là động từ duy nhất trong cụm động từ (ví dụ: “nhìn”). Ngƣợc lại, việc xác định trung tâm trong những cụm động từ có hai, ba động từ đi liền nhau không hề đơn giản. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhƣng chúng tôi dựa vào quan điểm của nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức (giải pháp thiên về ngữ pháp cho động từ) cho rằng khi có nhiều động từ đi liền nhau trong cùng một động ngữ, thì động từ nào đứng trƣớc là động từ chính về mặt ngữ pháp (động từ trung tâm). [6;135]

Nhƣ vậy, trong ví dụ cuối, động từ “sợ” là động từ chính về mặt ngữ pháp, “làm” là động từ phụ về mặt ngữ pháp.

Đây là trƣờng hợp cụm động từbao gồm một động từ duy nhất, động từ duy nhất đó chính là động từ trung tâm. Việc xác định thành tố chính trong cụm động từ ở những trƣờng hợp này không khó khăn.

Ví dụ: Mẹ uống trà. V

Ông xem tivi. V

Chúng ta đều có thể dễ dàng xác định động từ “uống” và “xem” trong hai ví dụ trên là động từ trung tâm. Khi xem xét kiểu thành tố chính là một động từ, ta cần phân biệt hai loại động từ độc lập và không độc lập. Trong điều kiện sử dụng bình thƣờng, động từ độc lập có thể tự thân làm thành tố chính, còn động từ không độc lập đòi hỏi phải có một từ khác đi sau để bổ sung ý nghĩa.

A. Thành tố chính là động từ không độc lập

Các nhà Việt ngữ học đều đồng ý với quy tắc chung của tiếng Việt trong việc kết hợp hai từ cùng loại thì từ chính bao giờ cũng đi trƣớc và từ phụ đi sau. [2;252]. Ví dụ: áo len, đi lên, ăn hết… Đối với trƣờng hợp cụm động từcó thành tố chính là động từ không độc lập cũng vậy, các nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt nêu lên một quy tắc đơn giản về việc tìm trung tâm cụm động từ nhƣ sau: động từ nào đứng đầu tiên, đó là động từ chính.

Động từ không độc lập đƣợc chia thành những nhóm do ý nghĩa khái quát khác nhau của chúng nhƣ sau:

- Nhóm động từ không độc lập lớn nhất là những động từ tình thái. Nhóm này đƣợc chia nhỏ hơn:

+ Động từ chỉ sự cần thiết và khả năng: cần, nên, phải, cần phải, có thể, không thể...

+ Động từ chỉ ý chí – ý muốn: định, toan, dám, chịu, mong, muốn, chúc, nỡ, buồn...

+ Những động từ chỉ quan hệ tiếp thụ - bị động: bị, đƣợc, mắc, phải... - Nhóm động từ chỉ sự bắt đầu, sự tiếp diễn, sự chấm dứt: bắt đầu, tiếp tục, hết, thôi...

Các động từ độc lập điển hình là các động từ chỉ hoạt động vật lý, hoặc trạng thái tâm lý nhƣ: đọc, thực hiện, lấy, đi, lo, kính nể, vui...

B. Thành tố chính là động từ độc lập

Sự phân loại các động từ độc lập có khả năng một mình làm thành tố chính của cụm động từ, có thể căn cứ vào khả năng kết hợp của chúng với các yếu tố (các từ) khác có thể xuất hiện trong cụm từ chứa chúng.

- Lớp động từ có khả năng kết hợp với phụ từ.

+ Những động từ chỉ hoạt động vật lý (đƣợc hiểu là những động từ không chấp nhận các từ “đừng, chớ, hãy” làm thành tố phụ trƣớc và không chấp nhận các từ “rất, hơi, khí” làm thành tố phụ trƣớc; “lắm, quá” là thành tố phụ sau).

Ví dụ: đọc, thực hiện, lấy, đi...

+ Những động từ chỉ hoạt động và trạng thái tâm lý: lo, kính nể, vui... + Những động từ có thể kết hợp với các phụ từ chỉ hƣớng: đi ra, chạy vào, trèo lên, bƣớc xuống, đẩy ra, đậy lại...

- Lớp động từ có khả năng kết hợp với thực từ.

Đó là lớp động từ mang ý nghĩa phát nhận (cho, tặng, biếu...), động từ mang ý nghĩa nối kết (pha, trộn, nối...), động từ mang ý nghĩa khiên động (bảo, sai, khiến, bắt buộc, cho phép, để...) và những lớp con động từ khác.

2.2.2.2. Thành tố chính là hai hoặc hơn hai động từ.

Ví dụ:

Nó cần ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày. (cụm động từ gồm động từ “cần”, “ngủ”) V V

Tôi không muốn đi học. (cụm động từ gồm động từ “muốn”, “đi”, “học”) V V V Nhà tôi sợ đến sống ở nơi đó. V V V V (cụm động từ gồm động từ “sợ”, “đến”, “sống”, “ở”)

Khi phân tích cụm động từ, chúng ta có thể gặp một số khuôn ngữ pháp đƣợc làm thành từ một động từ dời chuyển (đi, chạy...) hoặc một động từ chỉ hƣớng (ra, vào...) có thành tố phụ sau chỉ điểm đến hay chỉ mục tiêu của sự dời chuyển, cộng với một động từ chỉ hƣớng hàm ý ngƣợc chiều với nghĩa của động từ đứng đầu kiến trúc, để cùng với nó tạo ra ý nghĩa “khứ hồi”. Khuôn ngữ “khứ hồi” thƣờng gặp nhất là “đi...về”. Ví dụ “đi Sài Gòn về”, “chạy ra phố về”, “vào trong nhà ra”, “đi từ quê lên”...

Nhƣ vậy, xét các ví dụ ở phần [b] thấy rằng động từ “cần”, “muốn”, “sợ” là những động từ chính về mặt ngữ pháp, còn động từ “ngủ”, “đi”, “học”, “đến”, “sống”, “ở” là những động từ phụ về mặt ngữ pháp.

2.2.2.3. Thành tố chính là một kết cấu khứ hồi

Chúng ta có thể gặp một số khuôn ngữ pháp đƣợc làm thành từ một động từ dời chuyển (ví dụ: đi, chạy...) hoặc một động từ chỉ hƣớng (ví dụ: ra, vào...) có thành tố phụ sau chỉ điểm đến hay chỉ mục tiêu của sự dời chuyển, cộng với một động từ chỉ hƣớng hàm ý ngƣợc chiều với nghĩa của động từ đứng đầu kiến trúc, để cùng với nó tạo ra ý nghĩa “khứ hồi”.

Khuôn ngữ “khứ hồi” thƣờng gặp nhất là “đi...về”, “vào...ra”, “chạy...về”, “đi...lên”.

Ví dụ:

- Họ vừa đi làm về. - Nó chạy ra phố về.

- Bà đi từ quê lên.

2.2.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Việt

2.2.3.1. Thành tố phụ trước

Giống nhƣ nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, động từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú về kiểu loại và tính chất. Tìm ra những khác biệt và đối lập trong nội bộ động từ sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc tác động qua lại giữa động từ trung tâm với các thành tố phụ trƣớc và sau của động ngữ. Động từ trung tâm quyết định việc thêm bớt các từ thiên về ngữ pháp. Nhìn chung, động từ là loại từ dùng để chỉ hành động. Hành động thì thƣờng chỉ có thể xảy ra, chứ ít khi có thể tăng lên hoặc giảm mức độ xuống. Phần lớn động từ không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ nhƣ “hơi”, “lắm”, “rất”, “quá”. Tuy nhiên, có một số động từ chỉ tính chất/ cảm nghĩ nhƣ “lo”, “sợ”, “yêu”, “thích”, “ghét”, “tin”… lại có khả năng này. Chính vì có sự phân biệt đó nên chúng ta mới hiểu rõ tại sao có thể nói:

Lo  hơi lo, rất lo, quá lo Tin  hơi tin, rất tin, quá tin Nhƣng lại không thể nói: Ăn  hơi ăn, rất ăn, quá ăn

Mặc  hơi mặc, rất mặc, quá mặc

Các phụ từ có vị trí thƣờng xuyên đứng trƣớc động từ làm thành một danh sách khoảng vài ba chục từ nhƣng có ý nghĩa và cách dùng khá phức tạp. Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy tại phần phụ trƣớc của cụm động từ có thể gặp hai lớp từ khác nhau rõ rệt:

- Những từ mang nhiều ý nghĩa ngữ pháp, chuyên đi kèm động từ (hoặc tính từ), có thể gọi chung là những phụ từ.

- Một số từ rõ nghĩa từ vựng, những thực từ

Các phụ từ có vị trí thƣờng xuyên trƣớc động từ làm thành một danh sách khoảng vài ba chục từ nhƣng có ý nghĩa và cách dùng khá phức tạp. Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp của các phụ từ trong quan hệ với động từ ở trung tâm có thể chia chúng thành nhiều nhóm. Những nhóm tiêu biểu là:

- Từ chỉ sự tiếp diễn, tƣơng tự của hoạt động, trạng thái: đều, cũng, vẫn,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)