5. Bố cục của luận văn
2.2.3.2. Thành tố phụ sau
A. Từ loại
Xét về phƣơng diện ngữ pháp, bản chất của tiểu loại động từ ở trung tâm chi phối ý nghĩa của các thành tố phụ sau (hay còn gọi là Bổ ngữ). Cũng giống nhƣ trong tổ chức của Danh ngữ, phần phụ sau của cụm động từphức tạp hơn về nhiều phƣơng diện so với phần phụ trƣớc, chỉ xét riêng về phƣơng diện từ loại, thành tố phụ sau của cụm động từ có thể là những yếu tố thuộc mọi từ loại có thể có. Chẳng hạn:
Danh từ: đọc sách (danh từ : sách)
Động từ: ăn đứng ăn ngồi (động từ: đứng, ngồi) Tính từ: đi nhanh, ăn chậm (tính từ: nhanh, chậm) Số từ: chia ba (số từ: ba)
Đại từ: hỏi ai (đại từ: ai)
Chỉ định từ: lại đây (định từ: đây) Phụ từ: hiểu rồi, thuộc rồi (phụ từ: rồi) Thán từ: Kêu ối á (thán từ: ối á)
a) Thành tố phụ sau là hư từ
Ở động ngữ, phụ từ làm thành tố phụ sau có thể đƣợc chia thành những nhóm nhỏ với những ý nghĩa ngữ pháp riêng nhƣ sau:
- Nhóm từ chỉ ý cầu khiến (mời mọc, mệnh lệnh) dùng với ngƣời ngang hang hoặc bề dƣới: đi, nào, thôi...
- Nhóm từ chỉ kết quả: đƣợc (chỉ sự vừa ý), mất (chỉ sự tiếc), phải (chỉ ý không mong muốn)...
Ví dụ: chơi đƣợc, xem đƣợc, chết mất, đánh mất, làm mất, gặp phải kẻ trộm, mua phải hàng giả...
- Nhóm từ chỉ sự tự lực: lấy Ví dụ: làm lấy, ăn lấy...
- Nhóm từ chỉ sự qua lại, tƣơng hỗ: nhau
Ví dụ: gửi thƣ cho nhau, yêu nhau, ôm nhau, đánh nhau, làm việc cùng nhau... - Nhóm từ chỉ sự cùng chung: với, cùng, chung
Ví dụ: cho nó đi với, để bạn học cùng...
- Nhóm từ chỉ hƣớng: ra, vào, lui, qua, lại - Nhóm từ chỉ mức độ: quá, lắm
- Nhóm từ chỉ cách thức diễn ra trong thời gian của hoạt động, trạng thái: ngay, liền, tức khắc, tức thì, dần, dần dần, từ từ, nữa, hoài, luôn, mãi
b) Thành tố phụ sau là thực từ
Cũng nhƣ phụ từ, khả năng xuất hiện thực từ tại phần phụ sau của cụm động từthuộc nội dung ý nghĩa của từ làm thành tố chính và nhiệm vụ phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ.
B. Cấu tạo
a) Thành tố phụ song hành
Một số động từ chỉ đòi hỏi một thành tố phụ đi kèm, ví dụ nhƣ: ăn cơm, đọc sách, nghe nhạc, xem phim… Một số động từ khác có thể đồng thời chi phối hai thành tố phụ, ví dụ: tặng bạn một quyển truyện, dạy bạn tiếng Hàn… Những thành tố phụ này có thể là hai danh từ chỉ đối tƣợng (đối tƣợng trực
tiếp và đối tƣợng gián tiếp), hoặc một danh từ nêu đối tƣợng và một động từ nêu đặc trƣng của hành động hoặc của đối tƣợng.
Thành tố phụ song hành là trƣờng hợp hai thành tố phụ đồng thời xuất hiện và cũng có những quan hệ xác định với động từ - thành tố chính. Việc phân biệt những động từ - thành tố trung tâm chỉ yêu cầu một thành tố phụ (bổ ngữ) đi kèm với những động từ đòi hỏi đồng thời hai thành tố phụ đi kèm giúp chúng ta thấy đƣợc ảnh hƣởng của động từ trung tâm đối với các thành tố phụ sau. Những thành tố phụ song hành gồm hai danh từ - thành tố phụ đi với những lớp con động từ.
- Động từ mang ý nghĩa phát nhận: đƣa, biếu, tặng, cấp, dành, vay, mƣợn, bồi thƣờng…
Ví dụ: biếu bà chai mật ong, tặng bạn quyển truyện - Động từ chỉ sự nối kết:
Ví dụ: pha sữa với đƣờng, đính cúc vào áo...
- Động từ chỉ ý nghĩa sai khiến: sai, bảo, xúi, giục, ngăn cấm, bắt buộc, cho phép…
Ví dụ: bảo bạn chép bài, cấm ngƣời ngoài vào khu vực này...
- Động từ chỉ ý nghĩa đánh giá nhận xét, thừa nhận: coi, gọi, lấy, công nhận…
Ví dụ: coi nó nhƣ kẻ thù, lấy công làm lãi...
Xét ví dụ trong cụm động từ “Bảo bạn gọt hoa quả”, động từ mang ý nghĩa sai khiến “bảo” cùng một lúc đòi hỏi đối tƣợng bị sai khiến “bạn” và động từ chỉ nội dung sai khiến “gọt”. Trong cụm động từ này, dƣới ảnh hƣởng của động từ trung tâm, đối tƣợng bị sai khiến bắt buộc phải đứng trƣớc nội dung sai khiến. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự tác động của nhân tố ý nghĩa đối với trật tự kết hợp của hai bổ ngữ này.
Những thành tố phụ xuất hiện đồng thời đều có quan hệ với động từ trung tâm, nhƣng giữa chúng lại không có quan hệ ngữ pháp với nhau.
Có thể biểu diễn sơ đồ trật tự sắp xếp của các thành tố phụ sau dƣới ảnh hƣởng của động từ trung tâm nhƣ sau:
Động từ trung tâm + Thành tố phụ sau
Ăn cơm
Đọc sách
Xem phim
Động từ trung tâm + Thành tố phụ sau 1 + Thành tố phụ sau 2
Bảo bạn gọt hoa quả
(đối tƣợng bị sai khiến) (nội dung sai khiến)
Dạy bạn tiếng Hàn
(đối tƣợng tiếp nhận) (nội dung tiếp nhận)
Động từ trung tâm cũng ảnh hƣởng đến việc thêm, bớt các thành tố phụ sau có ý nghĩa thiên về ngữ pháp.
Những động từ chỉ động tác có phƣơng hƣớng có thể thêm các thành tố phụ nhƣ: đi, vể, ra, vào, lên, xuống, qua, lại… ở phẩn cuối. Chúng ta có thể nói chạy – chạy đi, chạy về, chạy ra, chạy vào, chạy lên, chạy xuống, chạy qua, chạy lại; hay nhƣ: mang – mang đi, mang về, mang ra, mang vào, mang lên, mang xuống, mang qua, mang lại…
Những động từ chỉ sự việc có khả năng kết thúc nhƣ: ăn, đọc, mở, đóng… mới có thể kết hợp với các thành tố phụ “xong” teo trật tự: động từ trung tâm + xong (thành tố phụ sau).
Ngoài ra động từ trung tâm còn quy định sự xuất hiện của các thành tố phụ đi sau chúng.
Những động từ kiểu nhƣ: ngủ, nghỉ, làm việc, hy sinh, công tác… không yêu cầu có thành tố phụ chịu sự chi phối trực tiếp của động từ đi kèm (bổ ngữ). đứng sau những động từ này chỉ có thể là những thành tố phụ - trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích…
Ví dụ:
Nhân viên làm việc tăng ca 3 đêm liên tục. Bố tôi đi công tác ở nƣớc ngoài.
Ông nội tôi hy sinh trong trận đánh Mùa xuân năm 1975.
Ý nghĩa “đối tƣợng” và ý nghĩa “điểm đến” chỉ đƣợc xác lập trong mối quan hệ với trung tâm.
Ví dụ:
Ăn cơm. (“cơm” có ý nghĩa đối tƣợng)
Đến cô hƣớng dẫn. (“cô hƣớng dẫn” có ý nghĩa điểm đến)
Nhƣ vậy, ý nghĩa đối tƣợng xuất hiện là do sự chi phối của kiểu loại động từ “đọc”, ý nghĩa “điểm đến” là do sự chi phối của kiểu loại động từ “đến”.
Ngƣợc lại, có những động từ bắt buộc phải có thành tố phụ đi kèm, ví dụ nhƣ những động từ chỉ sự mong muốn (mong, muốn, định…), chỉ sự tồn tại (có,còn, hết…), chỉ kết quả biến đổi (trở thành, biến thành, trở nên…). Những thành tố phụ sau chỉ nội dung hành động cụ thể.
Ví dụ:
…mong kết thúc công việc nhanh chóng. …định đi vào rạng sáng.
Tƣơng tự nhƣ vậy, động từ trung tâm chỉ sự tồn tại (có, hết) rất cần sự có mặt của thành tố phụ sau để chỉ sự tồn tại của sự vật.
Ví dụ:
Trên bàn có quyển từ điển tiếng Hàn. Trong tủ lạnh hết kimchi’i rồi.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng, chính bản chất của động từ trung tâm đã ảnh hƣởng đến sự xuất hiện của các thành tố phụ sau, đã quy định các kiểu loại thành tố phụ cũng nhƣ trật tự sắp xếp của chúng trong cụm động từ.
b) Thành tố phụ sau là cụm từ chủ - vị
Thành tố phụ sau là cụm chủ - vị có thể xuất hiện sau những lớp con động từ nhƣ:
- Những động từ không độc lập chỉ sự cần thiết, chỉ ý muốn, chỉ quan hệ tiếp thụ - bị động.
Ví dụ: Vấn đề này phải nhiều ngƣời cùng suy nghĩ và giải quyết. (cụm chủ - vị trong thành tố phụ là “nhiều ngƣời cùng suy nghĩ và giải quyết”).
- Những động từ chỉ sự cảm nghĩ, nói năng.
Ví dụ: Tôi biết họ không thích tôi. (cụm chủ - vị trong thành tố phụ là “họ không thích tôi”).
Tiểu kết chƣơng 2
Nhƣ trên đã phân tích, cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn bao gồm hai thành phần là thành tố phụ và thành tố trung tâm đứng cuối. Cấu trúc cụm động từ tiếng Việt ở dạng đầy đủ luôn luôn có ba thành phần là thành tố phụ trƣớc, thành tố trung tâm và thành tố phụ sau. Tuy nhiên, cụm động từ tiếng Việt không phải lúc nào cũng gặp dạng đầy đủ, có những trƣờng hợp cụm động từ chỉ có thành tố phụ trƣớc và thành tố trung tâm hoặc chỉ có thành tố trung tâm và thành tố phụ sau. Quan hệ giữa thành tố trung tâm và các thành tố phụ là quan hệ chính – phụ. Về nguyên tắc, thành tố trung tâm luôn xuất hiện trong cụm động từ (trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ). Động từ trung tâm càng trống nghĩa thì các thành tố phụ càng trở nên cần thiết. Khó có thể đƣa ra cấu trúc cụm động từ lý tƣởng, bao gồm hầu hết mọi thành tố phụ nhƣ của danh ngữ, bởi các thành tố phụ của cụm động từnhƣ là những vị trí mang tính chất khái quát, tổng hợp. Các thành tố phụ trƣớc của cụm động từ thƣờng có bề ngoài đơn giản, phần lớn đều mang ý nghĩa thiên về ngữ pháp. Trái lại, các thành tố phụ sau thƣờng phong phú, đa dạng về mặt ý nghĩa cũng nhƣ về mặt
tổ chức, mang tính chất cú pháp rõ rệt trong kết hợp làm cho một trong số vị trí của thành tố phụ sau trở thành vị trí mở.
Việc xác định động từ trung tâm trong cụm động từ tiếng Việt cũng là một vấn đề, bởi tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái. Bản chất ngữ pháp của các tiểu loại động từ ở trung tâm có ảnh hƣởng sâu rộng đối với việc tiếp nhận các thành tố phụ, có liên quan đến khái niệm bổ ngữ (đối tƣợng, địa điểm...) làm cho các thành tố phụ này có giá trị phân loại trở lại đối với trung tâm.
Ở cả hai ngôn ngữ, thành tố phụ của cụm động từ đều do phó từ và thực từ đảm nhiệm. Sự khác biệt về cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ đƣợc chúng tôi phân tích rõ hơn trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
Trong chƣơng 2, chúng tôi đã trình bày khá chi tiết các cấu trúc cơ bản của cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, trong chƣơng này chúng tôi sẽ tập trung phân tích đối chiếu những cấu trúc cơ bản này nhằm tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt của cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn - tiếng Việt với hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu lĩnh vực này cũng nhƣ góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn và tiếng Việt nhƣ là một ngoại ngữ.