Cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 63)

8. Kết cấu

2.1.2. Cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất

giữa thế kỷ XVIII

Sau gần 15 thế kỷ bị ru ngủ và kìm kẹp bởi những giáo điều tôn giáo và sự hà khắc của chế độ chuyên chế thời Trung cổ, nhân loại đã bừng tỉnh dưới thời đại Phục hưng. Các phát kiến mới ra đời, tri thức khoa học đâm chồi nảy nở trên những mảnh đất màu mỡ. Trên mỗi một mặt trận, nhân loại đều thu được những thành tựu đáng tự hào.

Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người trên một ý nghĩa nào đó. Trong quá trình lao động, con người luôn gắn mình với tự nhiên, lấy nó làm đối tượng. Và nói như Ăngghen, “Trước khi phát hiện ra lửa, dù người ta đã có những thành tựu như thế nào chăng nữa về mặt sáng chế ra các dụng cụ và thuần hóa các súc vật, nhưng cũng chỉ từ khi người ta biết dùng sự ma sát mà tạo ra lửa thì lần đầu tiên con người mới bắt được một lực vô cơ của thiên nhiên phục vụ cho mình” [31; tr. 569]. Cứ thế, lịch sử nhân loại được viết lên bởi sản xuất, bởi tính đặc thù của lao động trong những khoảnh khắc khác nhau.

Bỏ qua những bước lùi trong dĩ vãng, càng gần đến thời đại ngày nay, sản xuất càng mang trong mình những dấu ấn đậm nét trong mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ với các lĩnh vực khác, đặc biệt là khoa học. Lược khảo lịch sử của nó, chúng ta tìm thấy cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất giữa thế kỷ XVIII lại mang một đặc trưng hết sức khác biệt.

Cho đến tận thế kỷ XVIII, cơ sở của sản xuất vật chất vẫn được cấu thành từ lực lượng sản xuất thủ công: sự kết hợp con người như là phương tiện lao động chân tay và trí óc trong sản xuất vật chất với loại công cụ thủ công này hay khác. Trong sự kết hợp đó, phần của thành tố kỹ thuật trong lực lượng sản xuất - công cụ thủ công đa dạng - chỉ gồm các chức năng thay thế các khí quan con người như là phương tiện cải biến trực tiếp các đối tượng tự nhiên thành các đối tượng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu người. Còn phần

của thành tố con người trong lực lượng sản xuất thủ công, một mặt, gồm tất cả các chức năng vận tải - công nghệ, di chuyển đối tượng lao động và xử lý nó nhờ công cụ thủ công và tất cả các chức năng năng lượng, và mặt khác, bao gồm mọi chức năng xử lý thông tin vốn cấu thành nội dung của lao động trí óc trong sản xuất vật chất. Đến tận giữa thế kỷ XVIII, tiến bộ kỹ thuật vẫn chưa đụng chạm gì đến sự phân công của chức năng là đặc thù của sản xuất thủ công giữa các thành tố kỹ thuật và con người trong lực lượng sản xuất.

Tuy nhiên, có thể khẳng định từ cuối thế kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XVIII, hình thức công trường thủ công của sản xuất thủ công đã là sự phát triển tới hạn của phương thức công nghệ thủ công của sản xuất vật chất. Trong công trường thủ công, lực lượng sản xuất thủ công hóa đã đạt tới trình độ phát triển khi mà mọi khả năng tiếp tục hoàn thiện nó kể cả từ phía con người lẫn từ phía dụng cụ - đều đã cạn kiệt.

Như Mác chỉ rõ trong Tư bản, ở thời kỳ công trường thủ công, các dụng cụ đã có được các hình thức chuyên biệt hiệu quả nhất đối với từng thao tác bộ phận, được người công nhân bộ phận (như là phương tiện vận hành công cụ) thực hiện. Còn người công nhân bộ phận bị biến thành cỗ máy sống thao tác bằng dụng cụ bộ phận đến hết mức khả năng thể lực của mình và đã không thể tăng hơn năng suất lao động của mình. Bằng chứng là, Mác viết: “Sự khác nhau đập ngay vào mắt, ngay cả khi bản thân con người vẫn là chiếc động cơ đầu tiên. Số lượng dụng cụ lao động mà con người có thể sử dụng trong cùng một lúc, thì bị con số những khí quan của thân thể con người hạn chế” [32, tr. 540]. Đã không thể tăng tiếp hiệu quả của sản xuất vật chất ở thời kỳ công trường thủ công do hạn chế về thể lực của con người, đó là còn chưa nói đến việc con người là một công cụ rất không hoàn hảo để duy trì một sự chuyển động đều đặn và liên tục theo đòi hỏi tất yếu của sản xuất thời bấy giờ. Vốn dĩ các công trường thủ công là cơ sở kỹ thuật trực tiếp của đại công nghiệp. Công trường thủ công sản xuất ra những máy móc nhờ chúng mà đại

công nghiệp loại bỏ được nền sản xuất thủ công và công trường thủ công trong những ngành mà nó xâm nhập vào trước tiên. Như vậy là, một lần nữa, Mác nhận thấy: “… nền sản xuất cơ khí đã nảy sinh một cách tự phát trên một cơ sở vật chất không tương xứng với nó. Đến một trình độ phát triển nào đó, nó cần phải đảo lộn chính ngay cái cơ sở mà nó đã tìm thấy sẵn lúc ban đầu, rồi sau đó đã phát triển hơn nữa dưới hình thái cũ, và phải tạo ra cho mình một cơ sở mới, thích hợp với cái phương thức sản xuất của chính nó” [32, tr. 551 - 552]. Do vậy, ở thời kỳ công trường thủ công, mâu thuẫn đặc thù của nền sản xuất vật chất chân tay gắn liền với sự hạn chế của con người như là phương tiện lao động thể lực đã chín muồi hẳn.

Từ đặc thù của mâu thuẫn đó suy ra, chiều hướng tiến bộ tiếp theo duy nhất có thể trong lĩnh vực sản xuất vật chất là phải chế tạo ra các máy móc công cụ có khả năng thực hiện các chức năng vận hành các dụng cụ mà người công nhân bộ phận đã không còn có thể làm nhiều hơn được nữa, giảm bớt đến mức tối đa sự phụ thuộc vào sự phát triển cơ bắp, sự chính xác của con mắt và tài khéo léo của đôi bàn tay con người. Vì thế, mâu thuẫn đó là cơ sở khách quan để chuyển tiến bộ kỹ thuật từ cách hoàn thiện dụng cụ thủ công sang cách chế tạo máy móc công cụ. Bước chuyển đó từ giữa thế kỷ XVIII còn mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người - kỷ nguyên cơ giới hóa

như cuộc cách mạng đặc thù trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất, mà bản chất của nó là thay thế lao động chân tay của con người bằng các hình thức kỹ thuật cơ khí đa dạng.

Cùng với kỷ nguyên cải biến căn bản sản xuất vật chất đó cũng bắt đầu cả kỷ nguyên cách mạng trong toàn bộ thực tiễn con người và trên cơ sở đó trong toàn bộ nhận thức khoa học. Và phù hợp với điều đã phân tích ở trên rằng, mọi cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất xuất hiện và phát triển trước hết theo logic khách quan riêng (chứ không chỉ phụ thuộc vào tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt được ở thời kỳ đó). Từ đây sẽ

nảy sinh câu hỏi về logic phát triển riêng của cơ giới hóa như là về cơ sở thực tiễn của sự phát triển tiếp theo của khoa học tự nhiên từ trạng thái đã được định hình do kết quả hoàn tất cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu lần thứ 2 ở thế kỷ XVII.

Khi khảo sát logic khách quan của sự cải biến sản xuất công trường thủ công thành sản xuất máy móc, Mác xác lập trong Tư bản rằng: “Cái máy, điểm xuất phát của cuộc cách mạng công nghiệp, đã thay thế người lao động chỉ sử dụng có mỗi một công cụ, bằng một cơ cấu sử dụng ngay một lúc nhiều công cụ như nhau hoặc cùng loại và do một động lực làm cho chuyển động” [32, tr. 542]. Suy ra, theo Mác, về mặt logic, khâu đầu tiên của cuộc cách mạng đó trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất, như cơ giới hóa, là việc chuyển giao cho dụng cụ kỹ thuật cơ khí đặc thù - cho máy móc công cụ - lớp thứ nhất các chức năng cơ bản của lao động chân tay: các chức năng sản xuất vốn gắn với sự tác động vào đối tượng nhờ dụng cụ thủ công, gắn với việc vận chuyển đối tượng và dụng cụ trong tiến trình làm việc của chúng và với việc truyền dẫn vận động từ thiết bị động lực sang máy công cụ.

Việc chuyển giao cho các máy móc chỉ một phần lao động chân tay, phần là sự hiện thực hóa các chức năng vận chuyển - công nghệ, tức sự cơ giới hóa mang tính bộ phận, đã giải quyết mâu thuẫn của sản xuất công trường thủ công vốn gắn với các khả năng hạn chế của con người trong các thao tác bằng dụng cụ. Tuy nhiên, đến lượt mình, nó lại sinh ra mâu thuẫn mới, nói như Mác là “… nhưng đến một trình độ phát triển nào đó thì đại công nghiệp cũng sẽ xung đột về mặt kỹ thuật với cơ sở thủ công và công trường thủ công của nó” [32, tr. 552]. Mâu thuẫn này diễn ra giữa tính tất yếu phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sự vận hành của lực lượng sản xuất đã phần nào được cơ giới hóa với hình thái công nghệ đặc thù của chúng. Hình thái đó có đặc trưng về phương tiện hiện thực hóa lớp thứ hai các chức năng cơ bản (chức năng động lực của lao động chân tay), vẫn là con người. Nhưng con

người chỉ là động lực hết sức hạn chế, việc giải quyết những nhiệm vụ này đâu đâu cũng vấp phải những giới hạn của con người. Vì thế, sự gia tăng tiếp hiệu quả của sản xuất đã phần nào được cơ giới hóa đòi hỏi phải thay thế con người ở vai trò là động lực bằng một động lực khác cũng đa năng như nó, nhưng mạnh mẽ hơn nhiều. Thật có lý khi Mác viết: “Việc tăng thêm kích thước của máy công tác và số lượng những công cụ hoạt động cùng một lúc, đòi hỏi phải có một động cơ mạnh hơn, và động cơ đó cần có một sức đẩy mạnh hơn sức người để có thể khắc phục được sức đề kháng của chính bản thân nó” [32, tr. 543].

Suy ra, trong khi bắt đầu từ việc thay thế con người như là phương tiện lao động chân tay vốn gắn với việc thực hiện các chức năng công tác, sự cơ giới hóa sản xuất tất yếu khách quan cần phải lan đến cả lớp các chức năng cơ bản thứ hai của lao động chân tay. Sự lan truyền đó đã được thực hiện nhờ việc chế tạo ra máy hơi nước như nguồn động lực đa năng của đại công nghiệp. Sáng chế máy hơi nước như là sự cải biến mới về chất đối với hình thái công nghệ của sản xuất vật chất, là vòng khâu logic thứ nhất của cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất - sự thay thế lao động chân tay của con người bằng kỹ thuật cơ khí.

Khác với vòng khâu logic của cuộc cách mạng đó - sự cơ giới hóa mang tính bộ phận đặt khởi đầu cho sản xuất máy móc cơ giới hóa - vòng khâu logic thứ hai của nó - hơi nước hóa sản xuất - đã hoàn tất việc chuyển giao tất cả các chức năng cơ bản của lao động chân tay cho kỹ thuật cơ giới (cho các máy công tác và máy hơi nước). Vậy là nền đại công nghiệp đã phải nắm lấy những tư liệu sản xuất đặc trưng của nó, tức là bản thân máy móc, và dùng máy móc để sản xuất ra máy móc. Do vậy, nó đã tạo ra được cho mình một cơ sở thích hợp và đứng vững được trên đôi chân của mình. Như Mác khẳng định: “Điều kiện sản xuất cơ bản nhất để dùng máy móc sản xuất ra máy móc, là một máy phát động có thể cung cấp bất kỳ một công suất nào,

nhưng đồng thời lại hoàn toàn có thể kiểm soát được. Máy hơi nước đã đáp ứng được điều kiện đó” [32, tr. 555]. Như vậy, vòng khâu logic thứ hai đó đã hoàn tất việc cải biến cái phương thức công nghệ của sản xuất kiểu như công trường thủ công thành nền đại sản xuất cơ giới hóa máy móc.

Trong nền sản xuất hơi nước hóa, tất cả các chức năng cơ bản của lao động chân tay được thực hiện bởi hệ thống máy công tác do một thiết bị hơi nước chung cho chúng đưa vào vận hành. Và chỉ những chức năng trợ giúp

đòi hỏi lao động chân tay như lắp đặt dụng cụ và đối tượng chế tác, thay thế dụng cụ, lấy các chi tiết đã được chế tác ra... là còn tiếp tục do người công nhân phải làm bên cạnh các chức năng kiểm soát và điều khiển máy móc. Vì thế trong nền sản xuất hơi nước hóa, lao động máy móc giản đơn đã thay thế lao động phức tạp. Sự cơ giới hóa mang tính bộ phận chuyển thành sự cơ giới hóa giản đơn mà điểm đặc trưng của nó là tính tất yếu bổ sung công nhân cho máy móc là chỉ để thực hiện các chức năng trợ giúp của lao động chân tay (cùng với tất cả các chức năng của lao động trí óc trong sản xuất vật chất).

Từ bản chất của sự hơi nước hóa sản xuất suy ra, nó là hình thức thay thế rất đặc thù con người như là động lực. Toàn bộ công nhân mà từng người trong số họ ở sản xuất cơ giới hóa bộ phận đã hoạt động với tư cách là thiết bị động lực sống chỉ như một cỗ máy công tác làm việc thì trong sản xuất hơi nước hóa đã được thay thế chỉ bằng một thiết bị hơi nước chung cho cả hệ thống các máy công tác. Hình thức thay thế người như là động lực như thế đòi hỏi sự truyền dẫn vận động từ cỗ máy hơi nước chung đến toàn hệ thống máy công tác nhờ bộ truyền tải lớn (dây cu-roa) và suy ra, đã hạn chế quy mô của công xưởng, nhà máy bởi kích cỡ tối đa cho phép của bộ truyền tải và bởi những hao tổn công suất cho bản thân nó. Vì thế, tính tất yếu của việc tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất vật chất không thể không gây mâu thuẫn gắn với hình thức cơ giới hóa giản đơn như thế, vốn có cơ sở là thiết bị hơi nước trung tâm cản trở sự phát triển tiếp của hệ thống máy công tác và loại bỏ khả năng

chế tạo các thiết bị kỹ thuật để thay thế con người như là phương tiện thực hiện các chức năng trợ giúp. Từ đặc thù của mâu thuẫn đó tất yếu suy ra là, giai đoạn tiến bộ kỹ thuật tiếp theo cần phải gắn bước chuyển từ thiết bị động lực trung tâm sang các động cơ riêng cho từng cỗ máy công tác đơn lẻ và với việc cải biến trên cơ sở đó hình thái công nghệ của sản xuất hơi nước hóa.

Bước chuyển đó đã được thực hiện nhờ kết quả chế tạo ra động cơ điện như nguồn động lực riêng hiệu quả hơn đến từng cỗ máy công tác đơn lẻ. Động cơ điện đã mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển sản xuất - kỷ nguyên điện khí hóa. Và vai trò làm cơ sở khách quan cho bước chuyển từ hơi nước hóa sang điện khí hóa thuộc về chính mâu thuẫn riêng của hơi nước hóa. Bản chất của điện khí hóa trước hết là ở việc giải quyết mâu thuẫn của hơi nước hóa trên cơ sở cải biến toàn bộ hệ thống máy công tác nhờ chuyển từ thiết bị động lực trung tâm sang các động cơ riêng biệt. Tuy nhiên, đồng thời thì điện khí hóa cũng là sự cải biến cơ giới hóa giản đơn thành cơ giới hóa

phức tạp, bởi lẽ việc sử dụng động lực cơ điện thay vì động lực hơi nước cho phép chuyển sang kỹ thuật cơ giới tất cả các chức năng trợ giúp sản xuất, vốn vẫn mất sức lao động chân tay.

Tóm lại, logic khách quan của sự cơ giới hóa như cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất vốn gắn liền với việc thay thế lao động chân tay của con người, là quá trình xuất hiện và giải quyết dần

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)