CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT LIÊN HỆ GIỮA SẢN XUẤT VÀ KHOA HỌC
1.1. Quá trình phát triển sản xuất vật chất
1.1.3. Tính bị quyết định kép của sự phát triển sản xuất vật chất
Các con đường phát triển sản xuất vật chất, trong khi trước hết là các con đường tiến bộ kỹ thuật như là phương tiện chủ yếu giải quyết các mâu
thuẫn nội tại của lực lượng sản xuất thì lại bị quyết định trước hết bởi đặc thù của các mâu thuẫn đó. Sản xuất vật chất, kỹ thuật cần phát triển theo hướng nào ở một thời kỳ lịch sử nhất định? Câu trả lời chỉ có thể đáng tin cậy nếu nó dựa trên việc vạch ra các mâu thuẫn đặc thù của lực lượng sản xuất đã được con người tạo ra.
Ở thời kỳ lịch sử đó, vì từ đặc thù của các mâu thuẫn giữa tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả vận hành của lực lượng sản xuất với, xét đến cùng, thành tố kỹ thuật của chúng để rút ra chính những chiều hướng phát triển tiếp theo của sản xuất, của kỹ thuật, vốn bị quyết định một cách khách quan bởi bản chất riêng có của lực lượng sản xuất đã được tạo ra.
Cái quyết định nội tại khởi nguồn từ chính phía sản xuất vật chất đó đối với sự phát triển của nó luôn có xu hướng làm chín muồi trong chính “cơ thể”
sản xuất vật chất tính tất yếu khách quan phải tạo ra kỹ nghệ hiện thực hóa hiệu quả hơn các chức năng sản xuất này hay khác. Các mâu thuẫn của lực lượng sản xuất đang chín muồi ở thời kỳ phát triển này của chúng, chỉ xác định mặt chức năng của kỹ nghệ mới vốn có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó, còn mặt kiến tạo của kỹ nghệ mới, của các tác nhân vật chất thực hiện các chức năng đó vốn bị xác định bởi các mâu thuẫn đã chín muồi hoàn toàn của lực lượng sản xuất, lại do các quy luật của tự nhiên quyết định. Để làm sáng tỏ điều này, cần phải tuân theo kinh nghiệm của lịch sử, phân tích nó bằng ánh sáng của các luận điểm của chủ nghĩa Mác. Lênin viết: “kỹ thuật cơ giới và hóa học phục vụ mục đích của con người, chính là vì tính chất của nó (bản tính của nó) là ở chỗ nó được những điều kiện bên ngoài (những quy luật của giới tự nhiên) quy định” [28, tr. 200]. Nhờ đó, việc khám phá các quy luật tự nhiên, tri thức thực tiễn và khoa học về tự nhiên trở thành điều kiện thiết yếu cho việc tạo lập hiện thực những thiết bị kỹ thuật mới có khả năng thực hiện các chức năng sản xuất hiệu quả hơn và, như vậy, giải quyết được những mâu thuẫn tương ứng của lực lượng sản xuất.
Một mặt, kỹ thuật - là một trong các phương tiện giải quyết các mâu thuẫn nội tại của lực lượng sản xuất quan trọng nhất và do vậy, sự phát triển của nó ở khía cạnh chức năng bị quyết định bởi đặc thù của những mâu thuẫn đó. Mặt khác, các thiết bị kỹ thuật là những khí quan của bộ não người được tạo ra bởi đôi bàn tay con người, là sức mạnh tri thức được vật hóa. Và vì thế, sự phát triển của kỹ thuật, của sản xuất vật chất một cách tương đối còn bị quy định bởi sản xuất tinh thần - sản xuất tri thức, bởi tiến bộ khoa học. Thế kỹ thuật nào sẽ được tạo ra ở thời kỳ phát triển tiếp theo của nó? Điều đó cũng một cách xác định - trên bình diện kiến tạo - phụ thuộc khá nhiều vào việc, tri thức khoa học nào đã được sản sinh ra hay còn phải đợi được sinh ra.
Sự ghi nhận tính bị quyết định kép của sự phát triển sản xuất vật chất, của tiến bộ kỹ thuật, đòi hỏi phải giải quyết vấn đề mang tính nguyên tắc về tính chất của sự quyết định đó từ phía trong hay từ phía ngoài, từ chính mâu thuẫn nội tại của sản xuất vật chất hay từ phía khoa học. Cái nào trong số hai yếu tố trên mang tính chủ đạo và quyết định?
Rừ ràng là, quan điểm mỏcxớt về vấn đề này - quan điểm duy vật lịch sử - rất cần cho câu trả lời xác định. Theo đó, ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào của nhân loại thì cái quyết định bên trong sự phát triển của sản xuất vật chất luôn là cái chính, cái chủ đạo. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vẫn có một số nhà triết học mácxít cho rằng, ở thời kỳ tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện nay, vai trò quyết định trong sự phát triển của sản xuất vật chất, của kỹ thuật đã chuyển sang khoa học, dường như ngày nay khoa học tự thân đã quyết định các chiều hướng phát triển của sản xuất, còn bản thân nó phát triển không phụ thuộc vào sản xuất, vượt trước sự phát triển của sản xuất.
Lẽ dĩ nhiên, quan điểm lịch sử - cụ thể một lần nữa lại trở nên cần thiết khi nghiên cứu, đánh giá các luận điểm sau đây: Ngay trong thế kỷ XIX, khả năng dự đoán của lý luận khoa học tự nhiên trong quan hệ với thực nghiệm và
sản xuất cũng đã dần dần bộc lộ. Nói một cách hình ảnh thì khoa học, khi ấy đã có thể dùng làm kim chỉ nam, vạch ra phương hướng mà thực tiễn phải vận động và phát triển. Đến giữa thế kỷ XX, khoa học không chỉ giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn sản xuất - kỹ thuật đặt ra trước nó dưới hình thức rừ ràng mà cũn giải quyết cả những vấn đề mà cụng nghiệp và kỹ thuật chỉ trong tương lai mới có hy vọng đạt tới. Như thế, khoa học đã mở ra những con đường quan trọng nhất cho thực tiễn sản xuất tương lai…
Chúng ta đều biết, trong một loạt công trình của mình, Mác đã nghiên cứu đến vai trò của khoa học trong sự phát triển của sản xuất. Chẳng hạn, khi nghiên cứu năng suất lao động, Mác đã phát hiện ra các nhân tố quyết định của nó trong số đó có mức độ phát triển khoa học và quy mô ứng dụng của nó. Ông viết: “Lực lượng lao động sản xuất được xác định bởi những điểm khác nhau, tựu trung là bởi trình độ nghệ thuật trung bình của người công nhân, bởi mức độ phát triển khoa học và bởi trình độ ứng dụng công nghệ của chúng, bởi cách hợp nhất xã hội của quá trình sản xuất, bởi các điều kiện thiên nhiên” [Trích theo 42, tr. 184]. Ngoài ra, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mỏc cũn chỉ rừ mối liờn quan trực tiếp giữa việc tăng năng suất lao động và phát triển khoa học. Nó thể hiện ở chỗ theo đà phát triển khoa học và kỹ thuật, những máy và công cụ cũ được thay thế bằng những thứ mới có hiệu suất cao hơn, rẻ hơn so với kết quả công việc của chúng. Do đó, Mác kết luận, tư bản cũ tái sản xuất dưới hình thức có năng suất cao hơn làm cho lực lượng lao động sản xuất tăng lên, trước hết là trong lĩnh vực sản xuất ra các phương tiện sản xuất. Quá trình này liên tục gắn liền với tiến bộ khoa học và kỹ thuật.
Tất cả những nhận định trên đều gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó. Thế nhưng, trước mưu toan phủ nhận vai trò của sản xuất trong mối tương quan với khoa học, nhiều học giả vẫn cố tình hiểu sai về vai trò của cả hai yếu tố sản xuất - khoa học trong lịch trình phát triển của nhân loại. Kết quả của sự lầm lẫn các khía cạnh trong việc đánh giá các yếu tố phát triển của
sản xuất vật chất một cách ngoài ý muốn đã làm rạn nứt cách giải quyết duy vật lịch sử về vấn đề tương quan giữa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, giữa lý luận và thực tiễn. Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản của sự nhầm lẫn này? Câu trả lời ngắn gọn là ở tính giả tưởng, ở bề mặt, ở tính tưởng chừng của nhận thức. Sự quyết định tiến bộ kỹ thuật từ phía khoa học dẫn đến việc, quá trình tạo lập kỹ thuật nhìn bề ngoài như là quá trình đồng nhất với quá trình vật chất hóa các tri thức khoa học, chỉ như là sự vận động theo đường
“từ khoa học đến kỹ thuật”, được thực hiện chỉ nhờ chính sự sản xuất ra tri thức. Phân khúc đó, trong khi hoàn toàn không là tính quy luật cơ bản của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, bị che khuất bởi các hiện tượng của nó, mà có chăng cũng chỉ là một trong các biểu hiện bên ngoài của tính quy luật đó - của sự quyết định nội tại của sự phát triển sản xuất vật chất, của kỹ thuật, lại nằm trên bề mặt các quan hệ giữa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, giữa kỹ thuật và khoa học. Nú đập ngay vào mắt rừ đến nỗi xuất hiện mối đe dọa tuyệt đối hóa khoa học một cách ngoài ý muốn, xếp cái vốn chỉ là quyết định bên ngoài đối với sự phát triển sản xuất vật chất, kỹ thuật vào hạng cái quyết định duy nhất hay ít ra thì cũng là cái quyết định chủ đạo, chính yếu. Ngay từ gần 1,5 thế kỷ trước, Ăngghen đã buộc phải nhấn mạnh: “Nếu kỹ thuật phụ thuộc trên mức độ đáng kể vào trạng thái của khoa học như ngài khẳng định, thì khoa học phụ thuộc vào trạng thái và nhu cầu của kỹ thuật ở mức độ lớn hơn nhiều”
[34, tr. 408].
Tuy nhiên, thời nay, do sự gia tăng còn mạnh mẽ hơn so với ở các thế kỷ trước vai trò sản xuất của khoa học mà một số người đã nghiêng về việc thổi phồng khoa học vốn chỉ như cái quyết định bên ngoài đối với sự phát triển của sản xuất vật chất vào hạng quy luật cơ bản của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đương đại. Một khi kỹ thuật hiện đại thể hiện với tư cách sự vật chất hóa một số tri thức khoa học và sự tạo ra kỹ thuật thường đi sau phát minh khoa học xác định nào đó, mà nhiều người cho rằng, nó được tạo ra có nguyên
nhân từ phát minh đó. Thế thì ở đây vẫn là lỗi lôgic muôn thuở: lẫn lộn giữa tính kế tiếp về thời gian và quan hệ nhân quả. Nguyên nhân thì phải có trước kết quả, nhưng không phải cái gì có trước cũng là nguyên nhân, điều đó giống như việc, một con chim én không làm nên mùa xuân. Nhưng nếu thực sự là chính các tri thức khoa học tự thân, do chính một bối cảnh là đã có chúng, nên quyết định chiều hướng phát triển của kỹ thuật, của sản xuất vật chất, thì bước chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất máy móc đã cần phải diễn ra từ thời Arixtốt, bởi lẽ, các tri thức kỹ thuật và các thành tựu thời Hy Lạp hóa tự thân đã khá đủ để tạo ra các máy móc cơ bản làm nên cách mạng công nghiệp - các cỗ máy dệt đa năng có điều khiển và máy hơi nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, bước chuyển đó chỉ diễn ra vào giữa thế kỷ XVIII. Vậy là hơn 2000 năm, tri thức về vận động cơ học vốn về bản chất là tri thức về kỹ nghệ cơ giới có khả năng cách mạng hóa sản xuất, đã không thể gây ra cuộc cách mạng nào phù hợp với nội dung của mình. Trường hợp trên không phải là duy nhất, ngoại lệ, về sự thiếu thốn khả năng kéo dài nhiều thế kỷ của tri thức khoa học (về thực chất là tri thức về kỹ thuật mới) hóa thân một cách hiện thực thành kỹ thuật tương ứng với nó. Bởi vậy, lịch sử kỹ thuật chứa đầy những phát minh có giá trị mà không được áp dụng rộng rãi chỉ vì thiếu những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết.
Tóm lại, sự bị quy định kép – trong và ngoài – đối với sự phát triển sản xuất vật chất có tính chất sau: Từ phía trong – phía sản xuất, phía kỹ thuật đã có – thì những hình thức sản xuất mới được xác định bởi các mâu thuẫn đã chín muồi của lực lượng sản xuất vốn thực hiện chức năng là cơ sở khách quan cho bước chuyển đến những hình thức sản xuất mới, đến kỹ thuật mới.
Do sự quyết định này mà có thực tế là kỹ thuật mới mà tính tất yếu khách quan của nó chín muồi trong chính “cơ thể” của sản xuất vật chất, - kỹ thuật có cơ sở bởi chính những nhu cầu riêng của sản xuất. Từ phía ngoài – phía khoa học - kỹ thuật mới được xác định bởi nội dung của tri thức mới giữ vai
trò là điều kiện thiết yếu cho việc tạo lập nó một cách hiện thực. Và do sự quyết định đó mà có thực tế là, kỹ thuật mới chỉ có thể được tạo lập trên cơ sở tri thức khoa học vừa nhận được - kỹ thuật được xác định bởi các chức năng của khoa học.
Rừ ràng là, chỉ cú sự gặp nhau giữa cơ sở và điều kiện của tiến bộ kỹ thuật mới làm xuất hiện kỹ thuật thực sự có hiệu quả cao về mặt kinh tế và giải quyết được những vấn đề hiện thực của sự phát triển sản xuất vật chất.
Chỉ khi kỹ thuật được tạo điều kiện bởi các khả năng của khoa học, sẽ đồng thời là kỹ thuật dựa trên cơ sở các nhu cầu của sản xuất, thì khi đó quá trình vật chất hoá tri thức khoa học mới đòi hỏi phí tổn tài chính và nhân lực thấp nhất, nhưng lại mang đến hiệu quả kinh tế nhiều nhất. Bởi lẽ trong trường hợp này, sự vận động từ tri thức khoa học đến kỹ thuật mới tương ứng với nó sẽ diễn ra trong điều kiện chín muồi hoàn toàn của tất cả các tiền đề vật chất cần cho việc tạo lập mới kỹ thuật đó.
Vì, như Mác là người đầu tiên đã khám phá ra, quy luật phổ biến của sản xuất vật chất chính là việc các khả năng vật chất của hình thái sản xuất tiếp theo - cả các điều kiện công nghệ, lẫn kết cấu kinh tế của xí nghiệp - đều đã được tạo ra ở hình thức trước. Và sự chín muồi các mâu thuẫn xác định của lực lượng sản xuất vốn đòi hỏi cho sự giải quyết chúng việc phải tạo lập kỹ thuật mới, cũng có nghĩa là, ở hình thức sản xuất đang có đã tạo ra được tất cả những khả năng vật chất cần cho bước chuyển sang hình thái kế tiếp, rằng trình độ phát triển kỹ thuật đã đạt được bao chứa trong nó mọi tiền đề vật chất cần cho bước chuyển đến trình độ tiếp theo. Sản xuất càng phức tạp, càng hiện đại thì lại càng đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu khoa học. Từ trong lịch sử, ở giai đoạn mà trình độ kỹ thuật sản xuất thấp và mức độ phát triển của bản thân khoa học cũng thấp kém nên chưa có sự liên hệ tương hỗ gắn bó giữa sản xuất và khoa học. Tất nhiên, nhìn chung thì sự phát triển của những kiến thức khoa học là do sự phát triển sản xuất sinh ra. Song mối liên hệ giữa
khoa học và sản xuất lại mang một đặc tính rất chung, không cụ thể chút nào.
Khoa học tác động vào thực hành bằng những va chạm ngẫu nhiên với sản xuất. Từ chỗ sử dụng kiến thức khoa học một cách ít nhiều tình cờ, tản mạn, không đều đặn thì càng về sau, khoa học và sản xuất đã thiết lập được mối quan hệ thường xuyên hơn, sản xuất cũng chỉ có thể phát triển được dựa trên một cơ sở khoa học chặt chẽ. Ngược lại, “khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất” [37, tr. 77].
Ở đây, mối quan hệ giữa khoa học và sản xuất, giữa lý luận và thực tiễn phải là mối quan hệ tương hỗ, chứ không phải một chiều. Chính chúng phải mang tính chất của sự vận động tiến lại gặp nhau: khoa học phải quan tâm sao cho những kết quả của mình được thể hiện kịp thời và đầy đủ trong sản xuất;
còn sản xuất thì về phía mình, cũng phải quan tâm không kém để sao cho có thể tiếp thu và chọn lọc được nhanh chóng hơn và đầy đủ hơn những thành tựu của khoa học. Kỹ thuật, trong trường hợp này chính là khâu trung gian.
Đây cũng chính là cách hiểu đúng đắn, cụ thể hơn đối với nhận định mang tầm khái quát của Lênin: Sự khác biệt giữa tư tưởng và vật chất cũng không phải là tuyệt đối. Do đó, “nếu quá trình sản xuất trở thành lĩnh vực ứng dụng khoa học thì ngược lại, khoa học trở thành yếu tố và có thể nói, trở thành chức năng của quá trình sản xuất” [42, tr. 185]. Hai yếu tố trên tác động song hành và chính chúng quyết định sự phát triển của sản xuất vật chất.