Cơ sở thực tiễn cho sự nảy sinh khoa học lý thuyết

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 41)

8. Kết cấu

1.2.3.Cơ sở thực tiễn cho sự nảy sinh khoa học lý thuyết

Như đã biết, sản xuất vật chất mang tính thị tộc (về hình thức xã hội) và mang tính thủ công (về hình thức công nghệ), là hình thái chinh phục tự nhiên sản xuất - thực tiễn đầu tiên riêng có của con người trong lịch sử. Cùng với việc hình thành nền sản xuất tuyệt đối mang tính xã hội, tức là chỉ diễn ra trong khuôn khổ hoạt động cùng nhau của tất cả các thành viên thị tộc thì cũng diễn ra cả sự hình thành ý thức tộc người đầu tiên như là hình thái tư duy trừu tượng sơ khai nhất còn mang tính tiền lý luận. Sự phát triển của tư duy trừu tượng đó diễn ra trên cơ sở cải biến nền sản xuất vật chất thị tộc thành phương thức công nghệ và xã hội của sản xuất vật chất, trong đó con người đã nắm được giá trị sản xuất độc lập, đã có khả năng tương đối độc lập với những người khác không chỉ đảm bảo sự tồn tại của mình mà còn tạo ra của cải dư thừa. Sự cải biến đó còn làm xuất hiện nhận thức khoa học như là thứ phản ánh đặc thù về tự nhiên thông qua lăng kính thực tiễn - sự phản ánh có thể vận hành tương đối độc lập với các nhiệm vụ cải biến thực tiễn hiện thời đối với tự nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu con người.

Sự xuất hiện nhận thức khoa học, do vậy, là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của nhận thức thuần túy thực tiễn, tức loại nhận thức tham gia trực tiếp vào quá trình cải biến thực tiễn đối với thế giới. Điểm khác biệt của quá trình đó là phương thức “công nghệ” của sự sản xuất tri thức vốn chính là phương thức công nghệ của sản xuất các sự vật, là hoạt động thực tiễn như là phương tiện xác lập ý nghĩa và các thuộc tính của các khách thể tự

nhiên bằng cách suy ngẫm những kết quả của sự biến đổi chúng về mặt thực tiễn. Phương thức đầu tiên trong lịch sử giúp con người thu nhận tri thức về các các đối tượng tự nhiên chính là thao tác thực tiễn với đối tượng, là chính thực tiễn con người, là sự suy ngẫm các thuộc tính của các sự vật vốn hòa đồng ngay trực tiếp vào hoạt động thực tiễn.

Do điều đó mà ở những nấc thang phát triển đầu tiên của nhận thức, thực tiễn đã bị quy thành tri thức về đối tượng như là phương tiện thỏa mãn nhu cầu thực tế xác định. Đối tượng của thế giới bên ngoài vốn theo phương thức xác định được cuốn hút vào thực tiễn con người, tức là “được mã hóa” bởi phương thức đó: toàn bộ sự đa dạng khách quan của bản tính riêng của nó, của các ý nghĩa và thuộc tính của nó như một đơn vị vật chất tồn tại độc lập với con người và những nhu cầu con người, chỉ được quy về các ý nghĩa và thuộc tính mà con người làm rõ ra chính trong khi thoả mãn những nhu cầu của mình nhờ sự trợ giúp của đối tượng đó. Suy ra, ở những nấc thang phát triển đầu tiên của mình, nhận thức thực tiễn còn chưa cho phép con người có quan niệm về các đối tượng như vốn có với toàn bộ tính đa dạng các ý nghĩa và thuộc tính khách quan của chúng không phụ thuộc vào phương thức thao tác thực tiễn với đối tượng, phương thức mà con người, nhờ sự trợ giúp của đối tượng đó, đã thỏa mãn các nhu cầu của mình. Ngược lại, nhận thức đó không là gì khác, ngoài là sự đánh đồng toàn bộ sự đa dạng khách quan của đối tượng tự nhiên với ý nghĩa hạn chế của nó mà con người thấy ra được, khi bằng phương thức nhất định thu hút nó vào thực tiễn của mình. Đây chính là thực chất của tư duy nguyên thủy.

Tuy nhiên, ngay khi diễn ra cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất cải biến lực lượng sản xuất thị tộc thành lực lượng sản xuất của xã hội phân chia giai cấp thì sự cải biến sản xuất - thực tiễn con người đối với tự nhiên đã thôi không còn là thao tác đơn điệu, đã lùi xa về miền quá vãng với các đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu người. Nó ngày

càng trở thành sự tương tác thực tiễn đa dạng với các đối tượng tự nhiên, thành sự khám phá thực tiễn tính đa dạng khách quan ở các thuộc tính và ý nghĩa của các đối tượng đó. Và trên cơ sở đó, nhận thức thực tiễn thôi không là sự quy kết tính đa dạng khách quan của chúng ở các đối tượng về những ý nghĩa và thuộc tính mà chúng (các đối tượng) làm rõ ra trong phương thức thao tác thực tiễn đã được ghi nhận đó với chúng. Sau khi chính thực tiễn giật đứt sự đồng nhất (vốn là tất yếu đối với tư duy nguyên thủy) của mọi đối tượng với chức năng đặc thù mà nó có sứ mệnh phải thực hiện trong thực tiễn con người, thì cả nhận thức thực tiễn của con người về tự nhiên cũng được cải biến căn bản, các biểu tượng hỗn hợp, không phân tách về các đối tượng - chức năng, về các đối tượng - thuộc tính phát triển thành khái niệm trừu tượng về đối tượng và về các chức năng, thuộc tính như vốn có. Sự cải biến tương tự như thế đối với các hình thức nhận thức thực tiễn đánh dấu sự xuất hiện tư duy logic trừu tượng, vốn lúc đầu vẫn bị buộc chặt vào thực tiễn, nhưng sau đã bứt khỏi nó và chuyển hóa thành tư duy khoa học trừu tượng, thành nhận thức lý luận.

Cùng với sự xuất hiện tư duy logic trừu tượng như là hình thức nhận thức thực tiễn mới, thao tác với các khái niệm, phán đoán, suy luận, và đối lập với hình thức của nhận thức đó như tư duy trừu tượng thao tác với các biểu tượng tập thể về các đối tượng - chức năng, thì nhận thức thực tiễn bắt đầu định dạng thành nhận thức khoa học. Dĩ nhiên, sự định dạng đó chỉ có thể diễn ra tương ứng với sự mở rộng địa bàn của thực tiễn con người và sự phát triển phương thức công nghệ sản xuất vật chất của xã hội có giai cấp đang hình thành. Sự phát triển sản xuất vật chất của xã hội đó cũng đồng thời là sự phát triển của nhận thức thực tiễn mà đã cất bước đầu tiên cải biến thành nhận thức khoa học, khi có được hình thức logic. Và sự hình thành khoa học diễn ra như là quá trình tích lũy tri thức nhưng đã được biểu hiện ra dưới hình thức

logic trừu tượng. Quá trình đó dần dẫn tới việc hình thành chậm rãi môn số học như thực tiễn tính toán và khái quát, sự suy ngẫm logic trừu tượng đối với thực tiễn tính đếm, rồi của hình học như thực tiễn đo đạc đất đai, kiến trúc xây dựng và như sự khái quát thực tiễn đó vào các trừu tượng logic, rồi nữa, đến thiên văn học như là thực tiễn lên kế hoạch cho các công việc đồng áng và tính lịch cũng là sự khái quát logic trừu tượng của thực tiễn đó, rồi là y học như thực tiễn chữa bệnh cứu người... Nói chung, sự hình thành khoa học đã diễn ra như sự tích tụ tri thức nhờ tư duy logic vốn trực tiếp gắn với thực tiễn con người và là sự khái quát lý luận chính thực tiễn sản xuất, là sự suy tư về nó trong các trừu tượng logic, mà nội dung của chúng được xác định trực tiếp bởi chính thực tiễn.

Đó là quá trình hình thành theo chiều rộng những lĩnh vực nhận thức khoa học đầu tiên trong lịch sử. Và nó cần phải được đặc trưng như là cuộc cách mạng theo bề rộng trong nhận thức, có bản chất là xây dựng tòa nhà khoa học đầu tiên trong lịch sử phù hợp với nền móng thực tiễn đã được đúc khuôn của nó, với sự phát triển của hình thức thực tiễn mới về chất đã đi kèm không phải đơn thuần với tư duy trừu tượng mà với tư duy trừu tượng đã có hình thức logic. Trong tiến trình cuộc cách mạng theo bề rộng đầu tiên đó, tòa nhà khoa học đã dần vươn cao trên nền móng thực tiễn của mình nhờ “cái diện mạo” mà cơ sở của nó là phương thức sản xuất tri thức như tư duy logic được cuốn trực tiếp vào thực tiễn. Như vậy, khoa học xây đắp tòa nhà đầu tiên của mình phụ thuộc trực tiếp vào thực tiễn và bằng phương thức sản xuất tri thức khoa học được định hình trong tiến trình phát triển thực tiễn và ở mức độ đáng kể vẫn còn là phương thức cải biến thực tiễn sự vật.

Khoa học lý thuyết đã có lịch sử hình thành từ thời kỳ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Lẽ tất nhiên, nền tảng của nó không thể tách rời khỏi cơ sở thực tiễn dù mang nhiều sắc thái khác nhau.

Để nghiên cứu về một đối tượng bất kỳ thì việc làm rõ nội hàm khái niệm về sự vật, hiện tượng đó là điều hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, đặc biệt là sự liên đới tới các vấn đề được trình bày ở chương sau, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu về các khái niệm cơ bản đã và sẽ được dùng tiếp trong luận văn.

Nếu như “khoa học tự nhiên” nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quy luật vận động của giới tự nhiên thì bản thân khái niệm “khoa học” lại được hiểu ở một tầng bậc hết sức khác biệt. Khoa học ra đời trong lao động chinh phục giới tự nhiên và thế giới nói chung, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động của con người.

Khoa học là toàn bộ những hiểu biết (tri thức) về tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại dưới các hình thức lý thuyết, định lý, quy luật, nguyên tắc, luận điểm...

Khoa học là hình thái ý thức xã hội, thể hiện tồn tại xã hội trong nội dung, mục đích, chuẩn giá trị, trong các nguyên lý thế giới quan triết học, trong bức tranh chung về thế giới.

Khoa học là một dạng hoạt động, một lĩnh vực đặc thù - hoạt động nhận thức của con người. Nó ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, có sự phân công lao động xã hội thành một tầng lớp lao động chuyên môn tách biệt. Với tư cách một loại hoạt động đặc biệt, khoa học trước hết có một mục đích đặc biệt. Mục đích của hoạt động khoa học tất nhiên là để sản xuất ra những tri thức. Nhưng nếu như con người sản xuất tri thức trong mọi hình thức hoạt động của mình - trong cuộc sống hàng ngày, trong chính trị, trong nghệ thuật, ... - thì chỉ trong khoa học việc sản xuất ra tri thức mới là mục đích chủ yếu, quy định tất cả các mục đích khác. Khi đó tri thức do khoa học sản xuất ra cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xác định, tức cần phải mang tính khoa học.

Từ các khía cạnh trên, có thể khẳng định, “khoa học là một hệ thống tri thức chân thực phản ánh dưới dạng trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy” [20, tr. 17].

Cùng với khái niệm “khoa học”, “cuộc cách mạng khoa học” được hiểu là sự khám phá ra những hiện tượng và quy luật mới về nguyên tắc mà sự hiểu biết về chúng không nằm trong khuôn khổ của những lý thuyết khoa học cũ, là sự phá vỡ không thương tiếc, tận gốc rễ của những quan điểm đã được khẳng định, là sự xây dựng nên lý thuyết khoa học mới hẳn, sâu sắc hơn, tổng quát hơn mà lý thuyết cũ chỉ còn là một trường hợp đặc biệt của lý thuyết mới mà thôi. Cuộc cách mạng trong khoa học gắn liền với việc sử dụng những phương pháp và những phương tiện kỹ thuật mới để nghiên cứu, do đó cho phép thu được nhiều sự kiện mới mà những lý thuyết cũ không sao có thể giải thích nổi [xem: 42, tr. 114].

Song hành với lịch sử hình thành của khoa học, “kỹ thuật” cũng thâu nạp trong mình nhiều chiều hướng khác nhau, đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về nó trong mối liên hệ rất gần với khái niệm “công nghệ”.

“Kỹ thuật” là hệ thống các thiết bị, phương tiện, máy móc, công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản, chế tạo các sản phẩm phục vụ sản xuất và các nhu cầu xã hội.

Ở giai đoạn đầu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, người ta còn xem kỹ thuật là tổng thể các thói quen, kỹ năng lao động của con người (kỹ thuật vẽ, kỹ thuật in...). Mỗi dạng công cụ kỹ thuật đòi hỏi kèm theo một kỹ năng, thói quen lao động thao tác trên đó. Nhưng kỹ thuật càng phát triển thì càng đi tới tự động hóa phương thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật và loại con người ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp.

Kỹ thuật gắn chặt với lao động sản xuất và khoa học, kỹ thuật là sự vật chất hóa tri thức của con người. Theo sự phát triển của sản xuất và khoa học

thì kỹ thuật ngày càng được cải tiến, được tạo ra mới (sáng chế) hiện đại hơn. Công cụ kỹ thuật càng hiện đại càng đòi hỏi con người có tri thức vận hành nó tốt hơn.

Ở giai đoạn tiếp theo của sự phát triển cách mạng khoa học - kỹ thuật, người ta bắt đầu tách kỹ thuật ra thành kỹ thuật (tư liệu vật chất, công cụ) và công nghệ.

Theo đó, cuộc “cách mạng kỹ thuật” là thuật ngữ dùng để chỉ những phát minh, sáng chế kỹ thuật làm đảo lộn, thay đổi một cách căn bản tiến trình phát triển của kỹ thuật nói chung. “Bản chất của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và ứng dụng các phát minh đã gây ra một bước ngoặt (thay đổi tận gốc rễ) trong phương tiện lao động, trong các dạng năng lượng công nghệ sản xuất và các điều kiện vật chất chung của quá trình sản xuất. Cuộc cách mạng kỹ thuật là quá trình chế tạo và sử dụng những phương tiện kỹ thuật có khả năng chuẩn bị để bước sang một phương pháp công nghệ mới của sản xuất” [42, tr. 40].

Hiện nay nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng kỹ thuật: 1. Vào cuối thế kỷ XVIII với động cơ hơi nước là khâu đột phá; 2. Vào cuối thế kỷ XIX với điện lực và động cơ đốt trong làm đại diện; 3. Vào sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (cách mạng khoa học kỹ thuật mới) với việc ứng dụng năng lượng mới, vi điện tử, nguyên liệu tổng hợp nhân tạo, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật không gian, lade, thông tin cáp quang, trong đó kỹ thuật điện tử và xử lý thông tin là trọng tâm, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, tốc độ xã hội hoá, toàn cầu hoá và thay đổi đời sống kinh tế - xã hội, ý thức xã hội.

Khái niệm “công nghệ” được hiểu là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người. Chỉ có giai đoạn sau của sự phát triển (giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ), để nhấn mạnh phần cứng, phần vật chất thì người ta

dùng khái niệm “kỹ thuật”, còn nói đến “công nghệ” là để nhấn mạnh phần mềm (kinh nghiệm, thói quen, bí quyết, phương cách...) được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ.

Nằm trong tiến trình chung của sự phát triển, cuộc “cách mạng công nghiệp” là do tập hợp nhiều phát minh kỹ thuật gây nên những thay đổi lớn trong sản xuất công nghiệp của các nước, chủ yếu là các nước phương Tây.

Nhân loại cũng đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong lịch sử:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó vào đầu XIX lan sang các nước Tây Âu, là sự quá độ từ nền sản xuất thủ công lên sản xuất cơ khí với việc sử dụng máy hơi nước làm máy động lực, sử dụng than đá, thay thế cho các công nghệ thủ công dùng sức kéo người và động vật, làm cho năng suất lao động phát triển nhảy vọt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 41)