Sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên với sản xuất vật chất trong thế kỷ XVIII - XIX

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN

2.1.3. Sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên với sản xuất vật chất trong thế kỷ XVIII - XIX

Nếu như thế kỷ XVII còn là buổi bình minh của chủ nghĩa duy lý với những gam màu dịu dàng và dễ thay đổi thì cho đến thế kỷ XVIII, các sơ đồ duy lý về thế giới phù hợp với các tài liệu thực nghiệm đã được sáng tạo.

Dưới ảnh hưởng của phong cách tư duy khoa học cổ điển quyết định luận, cơ học Niutơn có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội châu Âu.

Nền văn hóa của thế kỷ XVIII đã bị chọc thủng bởi tinh thần duy lý chặt chẽ và rừ ràng.

Khoa học tự nhiên lúc này được giải phóng khỏi thần học và đạt được những bước tiến khổng lồ. Trong những dịp trí tuệ khoa học tung cánh bay bổng, sự phát triển của nó không ngừng được bồi đắp bởi yêu cầu và sự phát triển của sản xuất vật chất đến nỗi mà Ăngghen phải thốt lên rằng, chúng ta phải “đội ơn” sản xuất đã mang lại sự phát triển kỳ diệu cho khoa học. Ngược

lại, sản xuất trong giai đoạn này bắt đầu có mối liên hệ thường xuyên hơn với khoa học. Đúng như Viện sĩ B. Kêđơrốp đã nhận định trong bài viết Cuộc cách mạng thuộc loại hình thứ tư: Cách mạng khoa học – kỹ thuật, rằng: “…

ngay trong thế kỷ XIX, khả năng dự đoán của lý luận khoa học tự nhiên trong quan hệ với thực nghiệm và sản xuất cũng đã dần dần bộc lộ. Nói một cách hình ảnh thì khoa học, khi ấy, đã có thể dùng làm kim chỉ nam, vạch ra phương hướng mà thực tiễn (thực nghiệm, công nghiệp) phải vận động và phát triển” [23, tr. 202]. Sản xuất chỉ có thể phát triển được trên một cơ sở khoa học chặt chẽ.

Do sự triển khai cơ giới hóa rộng khắp mà khoa học (lần đầu tiên sau sự xuất hiện của mình với tư cách là khoa học lý thuyết trừu tượng) rơi vào sự phụ thuộc mạnh mẽ cần thiết phải giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước thời điểm đó, nó phát triển trên các con đường chinh phục thế giới về mặt lý luận chủ yếu theo logic phát triển riêng của nhận thức khoa học. Từ khởi đầu sự cơ giới hóa, khoa học đã chuyển mình và bắt đầu buộc phải phát triển trên các con đường chinh phục thế giới về mặt lý luận chủ yếu theo logic phát triển riêng của sản xuất vật chất, tức là phải phù hợp với tính quy luật khách quan của sự nảy sinh các vấn đề chuyển biến sản xuất thủ công thành sản xuất bằng máy móc. Vì, như đã chỉ ra ở trên, bước chuyển trong cơ giới hóa đã diễn ra theo logic phát triển riêng của sản xuất vật chất, có mâu thuẫn của lực lượng sản xuất thủ công đã chín muồi hết cỡ là cơ sở khách quan. Tuy nhiên, sự phát triển của sản xuất vật chất bằng cách cơ giới hóa đòi hỏi tri thức cơ học như là điều kiện tất yếu để chế tạo kỹ thuật cơ giới có khả năng giải quyết các mâu thuẫn của lực lượng sản xuất vật chất, những mâu thuẫn xác định chiều hướng sự cải biến nền sản xuất từ hình thái công nghệ cũ thành mới. Về vấn đề này, Mác viết: “Nguyên tắc sản xuất bằng máy móc là phân tích quá trình sản xuất trong các giai đoạn cấu thành của nó và giải quyết các vấn đề nảy sinh ra như vậy bằng cách áp dụng cơ học, hóa học… nói tóm lại là bằng các môn khoa

học tự nhiên - nguyên tắc đó đã trở thành nguyên tắc quyết định ở khắp mọi nơi” [32, tr. 657].

Dĩ nhiên, tri thức cần cho việc chế tạo kỹ nghệ cơ giới mà mặt chức năng của nó được xác định bởi đặc thù của mâu thuẫn của lực lượng sản xuất, ở mức độ đáng kể mang tính chất thực tiễn, nhất là ở thời kỳ cơ giới hóa đầu tiên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc chế tạo thiết bị máy móc đã dựa trên cả sự vận dụng tri thức khoa học trong hệ thống lý thuyết cuối thế kỷ XVII - giữa thế kỷ XVIII. Và nếu sự khởi đầu nhất của cơ giới hóa đã diễn ra từ sự vận dụng rất hạn hẹp tri thức khoa học với tư cách điều kiện thiết yếu chế tạo kỹ thuật cơ giới thì sự triển khai cơ giới hóa đã không chỉ cuốn hút vào địa bàn vận dụng thực tiễn toàn bộ tri thức khoa học về giới tự nhiên vô cơ thu được trong tiến trình và trên cơ sở cuộc cách mạng trong khoa học theo chiều sâu lần thứ hai, mà còn kéo theo sự xây dựng rầm rộ tòa nhà mới của khoa học phù hợp với sự mở rộng nền móng thực tiễn của nó nhờ sự cải biến căn bản chính bản chất của nó - phương thức công nghệ của sản xuất vật chất.

Có thể khẳng định dứt khoát rằng, cả chính nội dung của hệ thống khoa học lý thuyết được xây dựng do kết quả cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu lần thứ hai, và cả hình thức của hệ thống đó (cơ học cổ điển) đã thực hiện chức năng là điều kiện thiết yếu cho sự triển khai cơ giới hóa như là cuộc cách mạng tư bản chủ nghĩa trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất.

Nói khác, cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu lần thứ hai, xét đến cùng, đã là điều kiện thiết yếu cho cuộc cách mạng đầu tiên trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất - sự cơ giới hóa.

Sự triển khai cơ giới hóa đòi hỏi kết hợp khoa học với sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trên các con đường của cuộc cách mạng đó trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất. Nó đòi hỏi sự chuyển hóa của khoa học như là sự phản ánh lý luận về tự nhiên thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tức là sự chuyển hóa nó vào mặt đối lập của mình: sự vật chất hóa

dưới hình thức kỹ nghệ cơ giới hóa như là thành tố của lực lượng sản xuất trực tiếp - lực lượng của sản xuất vật chất - không phải của tri thức bất kỳ nói chung nào đó, mà về cơ bản của tri thức khoa học về hình thức vận động cơ học của vật chất. Khi nêu đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như là phương thức mà trong đó ở quy mô lớn áp dụng các máy móc dẫn đến việc áp dụng rộng rãi vào sản xuất các sức mạnh của tự nhiên đến việc biến những sức mạnh đó thành “bộ phận của lao động xã hội”, Mác ghi nhận rằng, phương thức sản xuất đó “lần đầu tiên buộc các khoa học tự nhiên phục vụ cho quá trình sản xuất trực tiếp”. Ông nhấn mạnh: “Với tư cách là máy móc, tư liệu lao động có được một phương thức tồn tại vật chất đòi hỏi phải thay thế sức người bằng những lực lượng tự nhiên và thay thế những phương pháp nệ cổ có tính chất kinh nghiệm bằng việc áp dụng một cách tự giác khoa học tự nhiên” [32, tr. 556].

Tuy nhiên, nội dung của tri thức khoa học được hệ thống hóa trong hệ thống các khoa học vốn được định hình nhờ kết quả của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ XVIII, hóa ra còn xa mới là đủ cho sự kết hợp khoa học với sản xuất, cho sự chuyển hóa khoa học thành mặt đối lập của mình - thành lực lượng sản xuất trực tiếp - mà bản chất của cơ giới hóa đòi hỏi. Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, sự phát triển cơ giới hóa đã đòi hỏi (với tư cách là điều kiện thiết yếu của mình) sự sản xuất ra tri thức về các quá trình và hiện tượng của tự nhiên vô cơ vốn không và đã không thể là khách thể của nhận thức khoa học trước sự khởi đầu cơ giới hóa, bởi lẽ chỉ có thể được khám phá trên cơ sở phương thức sản xuất vật chất cơ giới hóa. Vì thế, ngay từ giữa thế kỷ XVIII, các nhu cầu khách quan của cơ giới hóa đã dẫn đến sự mở rộng căn bản lĩnh vực sản xuất tri thức khoa học. Các nhu cầu đó thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt các bộ môn khoa học mới. Chúng trở thành cơ sở thực tiễn cho việc chuyển biến hệ thống các môn cơ học vĩ mô giữa thế kỷ XVIII thành

hệ thống khoa học vật lý học vĩ mô và hóa học giữa thế kỷ XIX, mà vị trí áp đảo trong đó buộc phải thuộc về vật lý học vĩ mô (cơ học chất khí, thủy động học, nhiệt động học, điện động học) và hóa học, trong khi trước đó trong hệ thống khoa học lại thống trị động học các vật thể vĩ mô, tức cơ học vĩ mô và tĩnh lực học. Chính từ thời điểm đó, cuộc cách mạng công nghiệp - cơ giới hóa – đã hợp nhất hữu cơ với những cải biến cách mạng phù hợp bản chất của nó và của nhận thức khoa học, với đặc thù của cuộc cách mạng khoa học chung.

Trong khoa học, các cuộc cải biến thế kỷ XVIII cũng đã mang tính chất cách mạng. Mặc dù trong các tài liệu nghiên cứu truyền thống về lịch sử khoa học các cuộc cải biến đó thường được lý giải như sự nối dài thêm vào sự chối bỏ bởi Côpecnic - Galilê - Niutơn đối với khoa học cổ đại. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng, bản thân các nhà sử học vẫn còn mơ màng bị thôi miên bởi truyền thống cổ điển. Thế kỷ XVII đã bắt đầu giải quyết các vấn đề do khoa học Hy Lạp cổ đại đặt ra nhờ sự trợ giúp của các phương pháp thực nghiệm và toán học mới. Các nhà khoa học thế kỷ XVIII đã cần phải giải quyết bằng các phương pháp đó, những vấn đề, mà những người Hy Lạp cổ đại chưa bao giờ thậm chí là mơ tưởng tới.

Nhận định nêu trên về sự phát triển của khoa học trong kỷ nguyên đã được cơ giới hóa mở ra, thú vị trước hết ở chỗ, sự phát triển đó được xét như là cuộc cách mạng trong khoa học, đã khác căn bản với cuộc cách mạng khoa học thế kỷ XVII. Bản chất của cách mạng khoa học thế kỷ XVIII là ở việc xây dựng phong cách tư duy khoa học mới mà chưa có sự thay đổi căn bản trong chính nội dung nhận thức khoa học, trong khi với sự khởi đầu cơ giới hóa khoa học đã mở rộng đột biến lĩnh vực các vấn đề được giải quyết. Và điều đó chỉ xảy ra là nhờ cơ giới hóa khoa học mới có được nền móng thực tiễn hoàn toàn mới.

Như vậy, cơ giới hóa là cuộc cách mạng kỹ thuật chung, mà ý nghĩa nhận thức luận của nó (cái ý nghĩa mà mọi cuộc cách mạng kỹ thuật chung, tất yếu phải có được trong quan hệ với nhận thức khoa học, do nhận thức khoa học luôn là sự phản ánh tự nhiên thông qua lăng kính thực tiễn xã hội), là sự mở rộng vô cùng nền móng thực tiễn của tòa nhà khoa học, sự mở rộng tạo ra cơ sở khách quan và khơi gợi tính tất yếu khách quan của việc xây dựng tòa nhà nhận thức khoa học mới hoàn toàn. Thứ nhất, tương thích với sự mở rộng khách thể nhận thức đó của khoa học (thế giới vật chất được cải biến một cách thực tiễn) và thứ hai, do tính tất yếu thực tiễn của khoa học để giải quyết các vấn đề cơ giới hóa, do sự kết hợp khoa học với sản xuất trên cơ sở logic phát triển riêng của sự cơ giới hóa từ giữa thế kỷ XVIII cho tới tận nửa sau thế kỷ XIX đã diễn ra cuộc cách mạng theo bề rộng mới trong khoa học.

Bản chất của nó là sự xây đắp ngôi nhà mới của khoa học phù hợp với nền móng thực tiễn mới của nó, mà cơ sở của nền móng đó là phương thức công nghệ cơ giới hóa của sản xuất vật chất.

Giai đoạn này trong lịch sử khoa học cần phải được đặc trưng như sự tiến bộ của nhận thức khoa học diễn ra chủ yếu theo logic phát triển riêng của sản xuất vật chất, của thực tiễn như cơ sở nhận thức luận và xã hội của nhận thức. Các hướng nghiên cứu nền tảng được xác định vào thời đó không hẳn chỉ bởi logic phát triển riêng của nhận thức khoa học từ sự phản ánh một phân khúc này của hiện thực sang nghiên cứu phân khúc khác của nó (trong khuôn khổ được xác định bởi bản chất của cơ sở thực tiễn của khoa học) mà chủ yếu bởi các tính quy luật nội tại của sự phát triển của cuộc cách mạng kỹ thuật chung như cơ giới hóa, bởi các tính quy luật của sự xuất hiện các vấn đề thực tiễn trên đường cơ giới hóa sản xuất. Bởi các vấn đề cơ giới hóa chỉ có thể được giải quyết khi có tri thức khoa học nền tảng tương thích với đặc thù của các vấn đề đó về những địa bàn hiện thực khách quan xác định. Vì thế, khoa học buộc phải nghiên cứu trước hết chính các địa bàn hiện thực mà không chỉ

có thể nghiên cứu được nhờ sự cải biến căn bản cái nền móng thực tiễn của khoa học, mà còn tính tất yếu của việc nghiên cứu chúng đã được thực tiễn, tiến bộ kỹ thuật trên đường cơ giới hóa chỉ ra.

2.2. Sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất vật chất và khoa học tự

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)