Sự kết hợp hiện nay giữa khoa học tự nhiên và sản xuất

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 88 - 103)

CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN

2.2. Sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên trong giai đoạn hiện nay

2.2.3. Sự kết hợp hiện nay giữa khoa học tự nhiên và sản xuất

Các nhu cầu tự động hóa nền sản xuất, sự thiếu khả năng chế tạo và phát triển tiếp kỹ thuật tự động hóa (cũng như sự thiếu khả năng cải biến cách mạng các lĩnh vực kỹ thuật khác trên cơ sở tự động hóa), mà thiếu sự phát triển vượt trước của một số lĩnh vực khoa học đã dẫn tới sự tất yếu khách

quan phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa khoa học với sản xuất so với sự kết hợp giữa chúng ở giai đoạn hoàn tất cơ giới hóa - giai đoạn có sự phụ thuộc yếu nhất của phát triển khoa học vào những vấn đề phát triển riêng của sản xuất vật chất. Sự khởi đầu tự động hóa ở thời đại chúng ta là khởi đầu sự gia tăng mức độ phụ thuộc của phát triển khoa học vào tính tất yếu của việc giải quyết các vấn đề tiến bộ kỹ thuật.

Sự phụ thuộc của phát triển khoa học vào sản xuất vật chất lúc nào cũng luôn có. Nhưng lúc thì mạnh, lúc thì yếu tương ứng với tính chất phát triển của sản xuất vật chất theo những tính quy luật riêng của mình. Sản xuất càng phức tạp, càng hiện đại thì lại càng đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu khoa học. Sự tăng cường luôn diễn ra ở khởi đầu và khi triển khai cuộc cách mạng trước mắt trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất. Vì thế cả tự động hóa với tư cách là cuộc cách mạng công nghệ hiện đại đòi hỏi gia tăng phù hợp với đặc thù của nó sự phụ thuộc của tiến bộ khoa học vào tính tất yếu phải giải quyết các vấn đề tiến bộ kỹ thuật.

Sự hợp nhất hữu cơ hiện nay các cuộc cách mạng kỹ thuật chung và khoa học chung thành một dòng cách mạng khoa học - kỹ thuật duy nhất là một quá trình hai mặt. Tuy nhiên, có cơ sở thực tiễn duy nhất là tự động hóa sản xuất. Mặt thứ nhất của quá trình đó, thời đoạn đầu tiên của cách mạng khoa học - kỹ thuật được đặc trưng bởi sự triển khai ngày càng rộng hơn việc áp dụng ở thời kỳ này tiến bộ kỹ thuật từ các kết quả của những nghiên cứu cơ bản về thế giới vi mô cũng như về các lĩnh vực hiện thực vật chất khác vốn đã thu được trong tiến trình cách mạng theo chiều sâu lần thứ ba trong khoa học tự nhiên và trong tiến trình phát triển khoa học tiếp theo chủ yếu theo các quy luật riêng, trong tiến trình gia tăng tri thức nhờ các hình thức và phương pháp tư duy do cuộc cách mạng đó vạch ra.

Tự động hóa sản xuất cấu thành trên cơ sở sự sử dụng thực tiễn hiện đại các thành tựu của cách mạng khoa học đầu thế kỷ XX, các tri thức đã được

thu nhận trong khuôn khổ tư duy khoa học được vạch ra bởi cuộc cách mạng đó. Các kết quả của cuộc cách mạng khoa học đó và sự phát triển tiếp theo của khoa học tìm được sự ứng dụng thực tiễn hoàn toàn không phải do chúng nhận được trên đường phát triển của khoa học theo logic riêng của mình, cũng hoàn toàn không phải ngay khi nhận được chúng trên các con đường đó mà chỉ vào thời nay và chỉ ở mức mà việc vận dụng bị quy định bởi các nhu cầu tự động hóa, bởi sự phát triển của khoa học và sự phát triển của toàn bộ nền sản xuất trên cơ sở của nó (của khoa học). Như đã chứng minh ở trên, khoa học khám phá và chinh phục về lý luận thế giới vi mô trên cơ sở cải biến thế giới vĩ mô bởi các lực lượng sản xuất cơ giới hóa và kỹ thuật thực nghiệm khoa học được xây dựng nhờ chúng. Tuy nhiên, chỉ trên cơ sở cải biến nền sản xuất cơ giới hóa thành tự động hóa thì thế giới vi mô được chinh phục về mặt lý thuyết mới có thể được chinh phục cả về mặt sản xuất - thực tiễn, và suy ra, các thành tựu của vật lý vi mô mới có thể hóa thân và thực sự được hóa thân vào các thành tựu sản xuất - thực tiễn tương ứng.

Trên thực tế, trong khi là bước ngoặt hiện đại trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất, tự động hóa là cơ sở cho cuộc cách mạng công nghệ chung mà bản chất của nó là bước chuyển từ công nghệ vật lý vĩ mô và hóa học vĩ mô, từ sự tác động thực tiễn - sản xuất vào chất tự nhiên ở cấp độ vĩ mô, sang công nghệ vật lý vi mô, sang sự cải biến thực tiễn - sản xuất chất của tự nhiên ở cấp độ vi mô. Chính tự động hóa đã mở ra con đường thênh thang cho sử dụng thực tiễn các sức mạnh và quá trình tự nhiên gắn với hình thức vận động vật lý vi mô của vật chất. Các phương pháp vật lý vi mô chỉ thực hiện được bằng các phương tiện của tự động hóa đã phát triển. Toàn bộ cuộc cách mạng hiện đại trong công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học và trong sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho con người là cuộc cách mạng gắn việc sử dụng vào sản xuất các sức mạnh, các quá trình và các hiện tượng tự nhiên mà nếu chỉ trên cơ sở thay thế con người chỉ như phương

tiện lao động cơ bắp (tức là chỉ trên độc cơ sở cơ giới hóa) thì không bao giờ có thể phục vụ được cho con người.

Một khi sự tự động hóa làm cho bước chuyển từ sản xuất nhờ làm biến đổi cấu trúc vĩ mô của chất tự nhiên xuất phát điểm sang sản xuất bằng cách tác động vào cấu trúc vi mô của vật chất, trở nên có thể, thì nó hóa ra là cơ sở của toàn bộ sự vận dụng thực tiễn ngày càng mở rộng các thành tựu của vật lý vi mô. Chính việc tuyệt đối hóa mặt tồn tại khách quan như thế của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại như là sự sử dụng thực tiễn rộng rãi các kết quả cách mạng khoa học đầu thế kỷ XX, như là sự cải biến tận gốc rễ toàn bộ diện mạo công nghệ của sản xuất vật chất dưới sự tác động của các kết quả đó mới dẫn tới nảy sinh các quan niệm về cách mạng khoa học - kỹ thuật rằng, cuộc cách mạng đó dường như chính là cuộc cách mạng trong kỹ thuật được khơi gợi bởi cuộc cách mạng trong khoa học đầu thế kỷ XX. Có người cho rằng, cách mạng khoa học - kỹ thuật bao chứa những biến đổi cách mạng trong kỹ thuật vốn nảy sinh do ảnh hưởng của cách mạng khoa học mà nội dung của nó là sự nhận thức cấu trúc và các quá trình trong tự nhiên vô cơ vi mô (có thể bổ sung – cả trong tự nhiên hữu cơ), bắt đầu từ thời chuyển giao thế kỷ XIX và XX.

Tuy nhiên quan điểm cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại như là cách mạng trong kỹ thuật được thực hiện bởi cách mạng trong khoa học, đã hoàn toàn không tính tới việc sự vận dụng kỹ thuật, sản xuất bất kỳ thành tựu nào của khoa học đều có trong cơ sở của mình logic phát triển khách quan riêng của sản xuất vật chất và, nói riêng, sự sử dụng thực tiễn các kết quả cuộc cách mạng theo chiều sâu lần thứ ba trong khoa học được quy định bởi không gì khác, ngoài bởi sự tự động hóa, bởi các tính quy luật khách quan của sự triển khai nó và của sự cải biến trên cơ sở của nó toàn bộ diện mạo công nghệ của sản xuất vật chất. Một khi mọi khả năng tiến bộ kỹ thuật mới, một mặt được mở ra bởi nhận thức, bởi khoa học và mặt khác, chín muồi một cách

khách quan trong chính sản xuất vật chất thì cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là không phải cuộc cách mạng trong kỹ thuật, được gây ra bởi cách mạng trong khoa học và diễn ra theo logic phát triển riêng của cách mạng trong kỹ thuật, mà là cuộc cách mạng trong kỹ thuật và khoa học được gây ra bởi tính tất yếu khách quan của bước chuyển từ phương thức công nghệ sản xuất cơ giới hóa sang tự động hóa và diễn ra theo logic phát triển riêng của sản xuất vật chất trên con đường tự động hóa.

Trong khi tuyệt đối hóa một cách phiến diện một mặt của cách mạng khoa học - kỹ thuật như sự sử dụng rộng rãi các kết quả của sự phát triển của khoa học vượt trước thực tiễn, quan điểm cách mạng khoa học - kỹ thuật như là cách mạng trong kỹ thuật, được thực hiện bởi cuộc cách mạng trong khoa học, đã cho rằng, dường như sự phát triển vượt trước của khoa học là quy luật của sự tương quan giữa khoa học và kỹ thuật trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật. Theo quan điểm đó, khoa học giờ đây đi trước kỹ thuật, và mặc dù nó tiếp tục giải quyết những vấn đề do kỹ thuật đặt ra, những vấn đề đó đã không còn quy định nữa sự phát triển cả của khoa học lẫn của kỹ thuật.

Khoa học tự mình tìm kiếm những chiều hướng phát triển chính của mình và càng quy định đầy đủ hơn sự phát triển của kỹ thuật và của sản xuất.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại đi trước kỹ thuật cũng ở một mức độ tụt hậu so với nó. Bởi trong nhiều trường hợp, khoa học ngay ở thời kỳ chúng ta đã vạch thảo thứ tri thức mà chỉ có thể được ứng dụng thực tiễn trong tương lai khá xa, khi các khả năng cải biến trừu tượng kỹ thuật hiện hành thành kỹ thuật mới tương ứng với tri thức đó, chuyển hóa thành khả năng cụ thể nhờ logic phát triển riêng của kỹ thuật, của sản xuất vật chất. Nhưng trong nhiều trường hợp, ngay trình độ phát triển hiện thời của kỹ thuật, của sản xuất đã đặt ra trước khoa học những vấn đề mà nó không chỉ còn chưa đủ năng lực giải quyết, mà nó còn chưa có khả năng thậm chí nghĩ đến chuyện giải quyết do đặc thù của các vấn đề đó đòi hỏi nghiên cứu cơ bản các lĩnh vực của hiện

thực mà không chỉ chưa được nghiên cứu mà còn chưa đủ khả năng được nghiên cứu trong khuôn khổ các bộ môn khoa học đang có. Một số các nhu cầu đã chín muồi đầy đủ của sự phát triển tiếp theo kỹ thuật của sản xuất vật chất ở thời chúng ta đã làm xảy ra tính tất yếu khách quan phải khai sinh các ngành khoa học mới hẳn mà không bao giờ có thể xuất hiện trên đường phát triển của nhận thức khoa học theo các tính quy luật nội tại của mình. Và cũng ở thời chúng ta, cũng như trước đây, sản xuất vật chất trong nhiều trường hợp đã chỉ ra tính tất yếu phải nghiên cứu cơ bản về những khách thể của thế giới vật chất vốn không khi nào có thể trở thành khách thể nhận thức ở trường hợp, nếu như khoa học chỉ tự mình xác định các xu hướng phát triển của mình.

Do việc ở thời kỳ lịch sử bất kỳ khoa học tự nhiên đều là sự phản ánh về tự nhiên, xét đến cùng, thông qua lăng kính sự cải biến sản xuất - thực tiễn nó, cho nên nó hoàn toàn không thể vượt trước toàn bộ sản xuất vật chất, toàn bộ thực tiễn nói chung. Sự vượt trước đó chỉ có thể là bộ phận đơn lẻ so với sản xuất vật chất, với thực tiễn nói chung. Sự vượt trước thực tiễn bởi khoa học, việc khoa học tự xác định các chiều hướng phát triển tiếp theo của mình - chỉ là một trong các mặt của mối liên hệ thực giữa khoa học và thực tiễn.

Mặt khác của mối liên hệ đó trên tất cả các thời kỳ lịch sử là sự tụt hậu bộ phận của khoa học so với sự chín muồi trong chính thực tiễn những vấn đề đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu khoa học mới. Sự tụt hậu đó cũng là đặc trưng cho giai đoạn tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại. Khoa học hiện đại, chẳng hạn, chỉ triển khai các nghiên cứu cơ bản về các tính quy luật trong cấu trúc và vận hành của các hệ thống kỹ nghệ sinh học siêu phức tạp, chỉnh thể hữu cơ, hoàn thiện và chắc chắn tối đa. Trong khi đó các vấn đề của việc tạo ra những hệ thống mà để giải quyết chúng, nói riêng đã phải xuất hiện điều khiển học và ngành công nghệ sinh học. Những vấn đề đó đã được đặt ra bởi các nhu cầu tiếp tục phát triển kỹ thuật, sản xuất vật chất. Và ở đây, đáng

tiếc là, khoa học vẫn tụt hậu đáng kể với những vấn đề cấp bách của tiến bộ kỹ thuật hiện đại, mặc dù chỉ trong trường hợp, khi nó bằng sự sản xuất tri thức điều khiển - sinh học tương ứng mới có thể “vượt qua” sự tạo tác hiện thực các hệ thống điều khiển học và sinh học thiết yếu cho sản xuất vật chất thì những vấn đề đó sẽ được giải quyết.

Thế nhưng, cũng không thể phủ nhận rằng, khoa học đang ngày càng trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, nó thâm nhập vào tất cả các thành phần vật chất của lực lượng sản xuất, nó được thể hiện và là một mặt thiết yếu của quá trình đó. Mặt khác, một trong những đặc điểm tiêu biểu của khoa học hiện đại cũn được thể hiện rừ ở chỗ cỏc khoa học tỏc động tương hỗ với nhau và việc sử dụng các phương pháp của một số ngành khoa học này để nghiên cứu các ngành khoa học khác. Kết quả đã làm nảy ra những phát minh to lớn nhất liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. Vì vậy, nhiều ngành khoa học mới đã xuất hiện như địa hóa, hóa sinh, lý sinh, phỏng sinh học…

Chính sự thay đổi không ngừng của khoa học trên con đường lịch sử của mình không khỏi tạo ra cho chính nó sức mạnh để chinh phục sản xuất, để ngày càng vươn xa lên, dẫn đường cho sản xuất phát triển.

Tóm lại, mặt thứ nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại – sự ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu lần thứ ba (sự vận dụng đã tạo ra ngộ nhận rằng cách mạng kỹ thuật hiện đại được gây ra bởi cuộc cách mạng khoa học đó) chỉ biểu hiện khi và chỉ khi sự ứng dụng đó bị quyết định bởi logic xuất hiện và khai triển riêng của tự động hóa như cuộc cách mạng hiện đại trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất. Mặt đó của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại về mặt logic cũng tương tự như sự vận dụng thực tiễn (trong tiến trình cải biến nền sản xuất công cụ hóa giữa thế kỷ XVIII thành sản xuất cơ giới hóa) các thành tựu của cách mạng khoa học thế kỷ XVII và sự phát triển tiếp theo của khoa học ở nửa đầu thế kỷ XVIII trên cơ sở phong cách tư duy khoa học do cuộc cách

mạng khoa học đó vạch ra, tức là sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng theo chiều sâu trước đó trong khoa học là điều kiện cho sự khởi đầu và triển khai cuộc cách mạng mới trong phương thức công nghệ của sản xuất, đến lượt mình cuộc cách mạng khoa học đó lại gây ra cuộc cách mạng khoa học theo bề rộng mới phù hợp với đặc thù của mình. Hơn thế nữa, việc sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng theo chiều sâu trước đó với tư cách là các điều kiện triển khai bước ngoặt mới trong phương thức công nghệ của sản xuất được xác định bởi logic khách quan của sự phát triển sản xuất vật chất trên các con đường của bước ngoặt đó. Chỉ có theo nghĩa chế định như vậy của cuộc cách mạng kỹ thuật chung hiện đại bởi cuộc cách mạng theo chiều sâu đầu thế kỷ XX mới là hợp lý khi nói rằng, cuộc cách mạng hiện đại trong kỹ thuật “được gây ra” bởi cuộc cách mạng trong khoa học. Trong đó những dữ kiện tụt hậu của khoa học hiện đại so với sự chín muồi trong sản xuất vật chất hiện đại của những vấn đề đang đòi hỏi không chỉ việc khai triển các nghiên cứu cơ bản mới trong các lĩnh vực khoa học đã tồn tại mà còn phải tạo lập thêm các lĩnh vực và xu hướng nhận thức khoa học mới hẳn, đã chứng tỏ rằng, sự chế định đó, sự vận dụng rộng rãi hiện nay các thành tựu của sự phát triển vượt trước thực tiễn của khoa học ở nửa đầu thế kỷ XX là hoàn toàn không phải một mặt duy nhất của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Nó còn có mặt thứ hai mang tính chất khác hẳn về nguyên tắc.

Mặt thứ hai của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là sự xây dựng hệ thống mới của khoa học do hệ thống nhận thức khoa học đã được tạo lập thực ra thiếu khả năng mang lại tri thức cần thiết để giải quyết một loạt các vấn đề căn bản rộng lớn của việc chuyển sản xuất cơ giới hóa thành tự động hóa. Sự kết hợp hiện đại của khoa học với sản xuất trên cơ sở tự động hóa đòi hỏi không chỉ sự ứng dụng mang tính sản xuất của tri thức đã và đang thu được trong khuôn khổ hệ thống các khoa học đang có mà còn phải tìm kiếm thứ tri thức khoa học vốn không thể nhận được trong khuôn khổ các bộ môn khoa học đã có.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 88 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)