Các cuộc cách mạng theo chiều rộng và chiều sâu trong khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT LIÊN HỆ GIỮA SẢN XUẤT VÀ KHOA HỌC

1.2. Sự phát triển của khoa học tự nhiên

1.2.2. Các cuộc cách mạng theo chiều rộng và chiều sâu trong khoa học tự nhiên

Hệ quả tất yếu được rút ra từ bản tính thực tiễn của nhận thức khoa học là mối liên hệ không tách rời giữa các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên. Cũng do bản tính đó mà cả cuộc cách mạng đặc thù trong nhận thức khoa học cũng cần phải gắn với cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất. Bởi lẽ, cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất được xét trong quan hệ với nhận thức khoa học có nghĩa là, nền tảng thực tiễn của toàn bộ toà nhà nhận thức khoa học được cải biến một cách căn bản, được mở rộng không chỉ về số lượng, mà còn cả về chất lượng. Bởi trên cơ sở phương thức công nghệ sản xuất mới thì mới trở nên có thể và thực sự bắt đầu triển khai sự tương tác thực tiễn của nhân loại với những khách thể tự nhiên vốn trước đây “chưa hề tồn tại” đối với họ.

Phương thức chinh phục sản xuất - thực tiễn mới đối với tự nhiên nhất định phải mở rộng các khả năng sử dụng như “các thành tố của sản xuất”

những hiện tượng, lực lượng, quá trình mới của tự nhiên, mà con người trước đây chưa sử dụng chúng được do tính hạn chế của phương thức công nghệ sản xuất cũ. Cuối cùng, trên cơ sở phương thức chinh phục thực tiễn sản xuất mới

đối với tự nhiên mà nhất định cũng phải mở rộng cả những khả năng cải biến nó một cách thực nghiệm thực tiễn. Kỹ nghệ sản xuất vật chất mới cũng mang lại cho khoa học cả kỹ thuật lẫn thực nghiệm mới, và về nguyên tắc, là điều không thể không cuốn theo mình sự phát triển sôi động theo chiều sâu của các khoa học thực nghiệm mới hẳn và sự phát triển mới của các khoa học đã có.

Suy ra, do bản tính thực tiễn của nhận thức khoa học, do việc khách thể nhận thức của khoa học là giới tự nhiên được cải biến một cách thực tiễn, nên mọi cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất tất yếu phải là bước ngoặt trong khách thể nhận thức luận của khoa học, trong chính cơ sở thực tiễn của nhận thức khoa học. Cũng vì cuộc cách mạng đó dẫn đến sự mở rộng vượt bậc cơ sở thực tiễn của khoa học, nên nó cũng cần phải gây ra sự mở rộng tương ứng của hệ thống khoa học đã có. Sự mở rộng giới tự nhiên được cải biến thực tiễn như là khách thể nhận thức của khoa học không thể không gây ra sự mở rộng bùng nổ và căn bản của toàn bộ hệ thống nhận thức khoa học đã định hình từ trước và bằng cách đó, không thể không là cuộc cách mạng khoa học theo chiều rộng xét về bản chất sự diễn ra của mình.

Nói một cách hình ảnh, cuộc cách mạng kỹ thuật chung vốn gây ra bước ngoặt căn bản trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất, là sự tạo lập “nền móng” sản xuất thực tiễn và thực nghiệm thực tiễn mới của “toà nhà” khoa học, là điều dẫn đến việc xây dựng “toà nhà” khoa học mới, đến việc phát triển nó theo chiều rộng - xây lắp “các đơn nguyên” và “các tầng”

mới - tương thích với tính chất của sự mở rộng “nền móng” thực tiễn của nó.

Như vậy, cuộc cách mạng theo bề rộng trong khoa học về bản chất là cuộc cách mạng chung trong khoa học (“Khoa học chung” là một hiện tượng mới, nó có đối tượng là các lĩnh vực nằm giáp ranh giữa các ngành khoa học hoặc nó nghiên cứu các đối tượng mà có nhiều ngành khoa học cùng tham gia nghiên cứu và nó phải dựa trên những thành tựu của những ngành khoa học

đó hay ký sinh trên các ngành khoa học khác [18, tr. 3]); diễn ra theo logic riêng của sự cải biến sản xuất vật chất từ một hình thức công nghệ này thành hình thức khác vốn phát triển tương ứng với các tính quy luật khách quan của sự thiết lập và phát triển của phương thức công nghệ sản xuất vật chất mới.

Dưới đây luận văn sẽ xét tới đặc trưng cụ thể của các cuộc cách mạng khoa học theo bề rộng đã từng diễn ra trong lịch sử.

Cách mạng theo bề rộng trong khoa học diễn ra như là quá trình hình thành những lĩnh vực tri thức khoa học mới mà vẫn giữ nguyên phong cách tư duy khoa học đã có, các hình thức nhận thức khoa học vốn đã được hệ thống nhận thức khoa học xây dựng lên, mà hệ thống đó lại định hình trên cơ sở phương thức công nghệ sản xuất vật chất cũ, các phương tiện và phương thức thực nghiệm khoa học cũ. Trong tiến trình cách mạng theo bề rộng, nội dung của nhận thức khoa học bắt đầu thay đổi sôi động trước tiên là nhờ việc tạo ra các khoa học mới dưới áp lực của các nhu cầu thực tiễn. Còn các hình thức nhận thức, các phương pháp, cơ sở logic của nó tại những điểm đầu vẫn nguyên xi như xưa, không mấy thay đổi; vẫn như là chúng đã hình thành trong tiến trình phát triển tương đối độc lập trước cuộc cách mạng theo bề rộng của khoa học trên cơ sở phương thức sản xuất vật chất cũ. Nhưng cuối cùng, nội dung mới của nhận thức khoa học cần đòi hỏi phải thay thế các hình thức và phương pháp nhận thức cũ bằng mới, phù hợp hơn với nội dung đã phát triển của nó.

Trong bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào, nội dung của nhận thức khoa học, dù nó diễn ra do kết quả sự phát triển tiến hoá hay cách mạng theo bề rộng của khoa học, thì cũng dẫn đến xuất hiện mâu thuẫn giữa nội dung và các hình thức của tư duy khoa học. Việc giải quyết nó đòi hỏi phải có phong cách tư duy mới, những hình thức, phương pháp, cơ sở logic và các nguyên tắc mới của khoa học. Và khi trong khuôn khổ phong cách tư duy khoa học cũ đã tích luỹ được nội dung mới to lớn, thì, bất chấp việc “nền móng” thực tiễn

của nó vẫn như xưa, chưa đổi về bản chất, nó vẫn buộc phải bước lên con đường xây dựng phong cách tư duy mới. Đó là con đường cải tổ đến tận gốc rễ toàn bộ “toà nhà” khoa học đã được xây dựng tương ứng với “diện mạo” lý luận mới mà nó có được nhờ thay thế phong cách tư duy khoa học.

“Diện mạo” mới đó bao gồm các hình thức tư duy khoa học, các phương pháp, các cơ sở logic và các nguyên tắc xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa học, nói chung là phong cách tư duy khoa học, như vẫn hay nói, phương thức “công nghệ” của sự sản xuất ra tri thức khoa học. Và bước chuyển sang phương thức tư duy khoa học mới vốn được thực hiện nhờ sự thay đổi nội dung của nhận thức khoa học ở cùng nền tảng thực tiễn mà về bản chất vẫn chưa hề có mấy thay đổi của nó, là cuộc cách mạng khoa học đặc thù khác căn bản với cuộc cách mạng theo bề rộng. Cuộc cách mạng đặc thù trong khoa học đó là cuộc cách mạng theo chiều sâu, bởi nó diễn ra như sự cải tổ toà nhà khoa học đã được xây đắp tương ứng với “bộ mặt” lý luận mới của mình, như sự sắp xếp toàn bộ nội dung nhận thức khoa học đã tích luỹ được vào hệ thống lý luận khoa học mới.

Rừ ràng, nếu cỏch mạng khoa học theo bề rộng nảy nở và diễn ra chủ yếu theo logic phát triển riêng của sản xuất vật chất, về bản chất là chung khoa học, thì cách mạng khoa học theo chiều sâu chỉ có thể diễn ra trên các con đường phát triển của nhận thức khoa học chủ yếu theo logic riêng của sự vận động của nó từ nội dung đến hình thức khác vẫn trong khuôn khổ nền tảng thực tiễn chưa thay đổi. Thêm vào đó thì cách mạng khoa học theo chiều sâu có thể là chung, mà cũng có thể là cách mạng ở từng khoa học riêng rẽ.

Ở một giác độ khác, có thể hiểu, cuộc cách mạng theo chiều rộng thì chưa đụng chạm gì đến phong cách tư duy, vẫn diễn ra trong địa hạt của phong cách tư duy cũ, còn cuộc cách mạng theo chiều sâu là phải thay đổi căn bản phong cách tư duy, tạo ra một phong cách mới, khác hẳn về chất. Nói khác đi, cách mạng theo chiều rộng thì như là sự tiến hoá đơn thuần chỉ có sự

tích luỹ dần về lượng, chưa diễn ra sự phủ định, và ở nghĩa đó thì nó không hẳn là cách mạng theo nghĩa chặt chẽ nhất của từ mà chỉ có cách mạng theo chiều sâu, nhất là trong quan hệ với tư duy mới đúng nghĩa là cách mạng. Mỗi hướng nghiên cứu “đi sâu” dần dần bị bao phủ bởi rất nhiều hướng “mở rộng”

khác và cứ thế, chúng tác động qua lại và cùng nhau cung cấp các điểm tựa thực tiễn và sự kích thích để sáng tạo ra cái mới.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)