Cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa học đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN

2.2. Sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên trong giai đoạn hiện nay

2.2.1. Cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa học đầu thế kỷ XX

diễn ra từ giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX trên cơ sở của chính phương thức “công nghệ” sản xuất tri thức khoa học, của chính phong cách tư duy khoa học vốn đã được vạch thảo trong quá trình cuộc cách mạng theo chiều sâu lần thứ hai trong khoa học. “Diện mạo” tòa nhà khoa học mới được xây dựng trên nền móng thực tiễn mới trong sự tương thích với logic khách quan của sự triển khai cơ giới hóa, hay không là gì khác, ngoài là “diện mạo” tòa nhà khoa học cũ - phong cách tư duy khoa học cơ giới vĩ mô đã được định hình vào thế kỷ XVII. Cuộc cách mạng theo chiều rộng thứ hai trong khoa học diễn ra từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, do vậy, đã là sự mở rộng sôi động nội dung của nhận thức khoa học thiếu sự đổi mới căn bản các hình thức của nó, các phương pháp, các cơ sở logic và các nguyên tắc được vạch thảo bởi cuộc cách mạng theo chiều sâu lần thứ hai trong khoa học diễn ra vào thế kỷ XVI - XVII.

Có ý kiến cho rằng, mối tương quan giữa cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu thế kỷ XVII và cuộc cách mạng theo bề rộng kế tiếp sau nó vào thế kỷ XVIII chính là sự thể hiện cụ thể tính quy luật chung của mối liên hệ giữa các cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu với cách mạng theo bề rộng nối tiếp nó. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực các khoa học vật lý thế kỷ XVIII và XIX không có được ý nghĩa quyết định như nó đã từng có ở thế kỷ XVI - XVII. Tất nhiên, đã có thể là hợp lý hơn khi nói chung chung không phải về cuộc cách mạng mới nào đó, mà về một sự lan tỏa rộng rãi các kết quả

của cuộc cách mạng sớm hơn như nó được thể hiện qua sự tổng hợp của Niutơn, lúc đầu là ra tất cả các lĩnh vực khoa học khác như nhiệt, điện, hóa học rồi sau đó sang các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Nhưng sự lan tỏa như thế tự thân ở một nghĩa nhất định đã là một sự cách tân cấp tiến. Tóm lại, cuộc cách mạng trong khoa học thế kỷ XVIII - XIX không hẳn là cuộc cách mạng trong tư tưởng, trong các phương án của tư duy khoa học (trong các hình thức, các phương pháp của nó, trong các nguyên tắc xây dựng các lý thuyết) mà chủ yếu là trong chính nội dung của nhận thức khoa học.

Tuy nhiên, sự gia tăng căn bản nội dung mới của nhận thức khoa học trong khoảng thế kỷ XVIII - XIX dù sao cũng vẫn là chính cuộc cách mạng mới trong khoa học, cho dự ý kiến ở trờn tỏ rừ sự nghi ngờ tớnh hợp lý của việc kiến giải sự phát triển của khoa học vào thời đó với tư cách cuộc cách mạng khoa học mới khác căn bản với cuộc cách mạng khoa học trước nó vào thế kỷ XVII. Hơn thế, tính hợp lý của chính cách hiểu như thế về tiến bộ khoa học thế kỷ XVIII - XIX là hoàn toàn rừ dưới ỏnh sỏng bản tớnh thực tiễn của nhận thức khoa học và sự độc lập tương đối của sự vận hành của khoa học đối với việc giải quyết các vấn đề cải biến thế giới một cách sản xuất - thực tiễn.

Điều đó buộc phải phân biệt cách mạng trong khoa học vốn gắn với những cải biến căn bản nền móng thực tiễn của nó (cách mạng khoa học theo bề rộng) với cách mạng trong khoa học vốn gắn với sự cải biến căn bản phong cách nhận thức khoa học mà chưa có sự biến đổi cơ sở thực tiễn của nó (cách mạng khoa học theo chiều sâu). Còn mối liên hệ mang tính quy luật của các cuộc cách mạng đó là, kế sau bất kỳ cuộc cách mạng theo bề rộng nào trong khoa học đều là cuộc cách mạng khoa học đặc thù theo chiều sâu vạch ra phong cách tư duy khoa học để sử dụng tiếp trong tiến trình cách mạng theo bề rộng mới trong khoa học lan tỏa sang những bộ môn khoa học mới theo đà xuất hiện của chúng trong sự tương thích với logic riêng của sự cải biến nền móng thực tiễn của tri thức khoa học trong tiến trình cuộc cách mạng mới trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất.

Vậy là, sự phát triển cách mạng theo bề rộng của khoa học giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX đã diễn ra với sự sử dụng phương thức “công nghệ”

sản xuất tri thức khoa học đã được vạch thảo bởi cuộc cách mạng theo chiều sâu từ thế kỷ XVIII, cho dù sự phát triển đó đã sản sinh ra cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất các sự vật vốn đã cải biến căn bản nền móng thực tiễn của khoa học thế kỷ XVII. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, trong phạm vi các hình thức nhận thức khoa học trước đó đã tích lũy về cơ bản một lượng kiến thức cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cơ giới hóa. Đó là thời gian phụ thuộc tối đa của khoa học vào sản xuất vật chất theo nghĩa xác định hệ vấn đề các nghiên cứu khoa học, nội dung của các tri thức khoa học mà khoa học được thức tỉnh sản xuất ra nó bởi các nhu cầu thuần túy thực tiễn, và dường như “lãng quên”

các nhu cầu riêng của mình - các nhu cầu giải quyết các vấn đề thuần tuý khoa học hoàn toàn không gắn với những vấn đề trước mắt của sự cải biến thực tiễn đối với thế giới.

Tuy nhiên, trong khi vẫn còn tiếp tục về thực chất sử dụng phương pháp nhận thức khoa học cũ, khoa học từ nửa sau thế kỷ XIX đã có khả năng bắt đầu các nghiên cứu khoa học tương ứng không chỉ với các nhu cầu phát triển tiếp theo của sản xuất vật chất mà còn với những nhu cầu, với những tính quy luật phát triển riêng của nhận thức khoa học (trong khuôn khổ, xét đến cùng, của những nhu cầu và tính quy luật đã được định trước bởi đặc thù của nền móng thực tiễn của nhận thức khoa học đã được xác lập - của sản xuất cơ giới hóa). Khả năng đó xuất hiện do trong tiến trình phát triển cách mạng theo bề rộng trước đó, khoa học đã tích lũy được lượng lớn tri thức và nó đã không cần phải triển khai thêm các nghiên cứu cơ bản mới nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ giới hóa; bởi lẽ có thể tiến hành các nghiên cứu ứng dụng dựa trên các kết quả lý thuyết đã thu được trước đó. Mặc dù tư duy khoa học thế kỷ XIX vẫn mang những nét đặc trưng chủ yếu của tư duy khoa học cổ

điển, theo đuổi những lý tưởng cổ điển và tuân theo những nguyên lý bất biến của nó nhưng mặt khác, nó đã đạt được những thành tựu quan trọng chuẩn bị cho bước tự phủ định chính nó để chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn về chất.

Do vậy, đến cuối thế kỷ XIX, khoa học đã có thể chuyển từ con đường phát triển chủ yếu theo logic riêng của tiến bộ sản xuất vật chất sang con đường phát triển chủ yếu theo logic vận động riêng của nhận thức khoa học vốn luôn diễn ra tương đối độc lập với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trước mắt, nhưng trong khuôn khổ được xác định, xét đến cùng, bởi bản chất của phương thức công nghệ sản xuất vật chất đã định hình. Phù hợp với khả năng đó, khoa học bắt đầu nghiên cứu những địa bàn thế giới vật chất mà nó có thể, về nguyên tắc, mô tả trên cơ sở phương thức công nghệ sản xuất sản phẩm đã có (tức phương thức cơ giới hóa), mặc dù sự nghiên cứu nhiều trong số các địa bàn đó chưa cho tính tất yếu phải giải quyết các vấn đề cơ giới hóa trước mắt đặt ra.

Nền móng thực tiễn cơ giới hóa của nhận thức khoa học trực tiếp đặt khoa học trên làn ranh của thế giới, một mặt, vĩ mô và vi mô và mặt khác, của thế giới vĩ mô và thế giới siêu vĩ mô, trong khi sản xuất vật chất tay chân chỉ cho phép nhận thức đưa ra những giả thuyết chung nhất và không thể kiểm chứng thực tiễn về thế giới nguyên tử và vũ trụ nói chung. Vì thế, khi đã được giải phóng khỏi sự thiết yếu phát triển chủ yếu theo các quy luật sản xuất vật chất, khoa học tại giao thời thế kỷ XIX - XX đã hoàn toàn có thể hợp quy luật thực hiện sự bứt phá, một mặt, vào thế giới vi mô, mặt khác, vào thế giới siêu vĩ mô. Dù vào thời gian đó chưa có nhu cầu thực tiễn của sự bứt phá như vậy, của việc nghiên cứu thế giới các nguyên tử và các hạt cơ bản, thế giới các khỏch thể vật chất siờu vĩ mụ. Tuy nhiờn, hoàn toàn rừ là, sự bứt phỏ như thế có thể được thực hiện trên con đường phát triển của khoa học theo các tính quy luật vận động riêng của nhận thức khoa học, nhưng chỉ có thể trên cơ sở

nền sản xuất cơ giới hóa phát triển. Chỉ có trên cơ sở đó mới đã có thể bắt đầu công cuộc cải biến thực nghiệm - thực tiễn đối với thế giới – sự cải biến vốn là sự khám phá bằng thực nghiệm thế giới vi mô và siêu vĩ mô mà thiếu nó khoa học đã có thể xây dựng vô hạn các lý thuyết thuần tư biện về chúng mà không thể đi tới chân lý.

Sự khám phá và nghiên cứu thế giới vi mô và siêu vĩ mô vật lý cũng như sự tính đến toàn bộ nội dung của tri thức khoa học về các quá trình vật lý vĩ mô đã thu được trong tiến trình cả cuộc cách mạng khoa học theo bề rộng giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX lẫn của sự mở rộng mang tính tiến hóa nhận thức khoa học cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã dẫn tới việc nội dung mới của nhận thức khoa học đã thôi không còn phù hợp với các hình thức cũ của nó, đã thoát ra khỏi các giới hạn của phương thức tư duy khoa học cơ học vĩ mô cũ kỹ. Việc suy ngẫm những khía cạnh mới của nội dung đó, việc tách biệt ra những nguyên tắc lý thuyết xây dựng hệ thống tri thức vật lý (cũng như toàn bộ tri thức khoa học nói chung) mới đã trở thành những vấn đề tất yếu của sự phát triển khoa học theo các tính quy luật vận động riêng của nhận thức khoa học. Việc giải quyết vấn đề mà đã diễn ra tại điểm giao thời thế kỷ XIX - XX đó đã dẫn đến sự thay thế phong cách tư duy khoa học theo lối cơ học vĩ mô vốn đã chuyển hóa trong tiến trình cuộc cách mạng khoa học theo bề rộng lần thứ hai về thực chất thành phong cách vật lý vĩ mô, bằng phương thức “công nghệ” mới của sản xuất tri thức khoa học mà cơ sở của nó được cấu thành từ các hình thức và phương pháp nhận thức, các nguyên tắc logic và phương pháp luận của vật lý vi mô và thuyết tương đối. Động lực trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học mới đang hình thành này là việc chuyển sang một lý tưởng vật lý mới. Thay cho lý tưởng tĩnh tại của khoa học cổ điển, trước mắt nhà nghiên cứu đã xuất hiện một lý tưởng phi cổ điển thực sự khác hẳn. Nó đã không thể được diễn tả dưới dạng một lời giải thích cuối cùng về thế giới mà để lại cho tương lai chỉ là những chi tiết của một sơ đồ đã được

thiết lập một cách dứt khoát. Nhà khoa học B.G. Kuznetxôv khẳng định:

“Bước chuyển sang các quan niệm mới càng triệt để bao nhiêu thì việc đánh giá lại các giá trị trong quá khứ càng triệt để bấy nhiêu và tư tưởng hiện đại càng làm đảo lộn các khái niệm cổ truyền bấy nhiêu, khi đó, tư tưởng hiện đại không những làm thay đổi cả những cái hàng ngàn năm nay vẫn tưởng như không gì lay chuyển được, mà còn tìm thấy trong quá khứ những băn khoăn, mâu thuẫn và các câu hỏi dùng cho tương lai” [25, tr. 178].

Sự thay thế đó chính là cuộc cách mạng khoa học chung lần thứ ba theo chiều sâu trong lịch sử phát triển khoa học mà bản chất của nó là sự cải tổ (theo những nguyên tắc lý thuyết, những cơ sở logic và nhận thức luận mới) toàn bộ tòa nhà khoa học vốn đã được xây đắp trong tiến trình cách mạng theo bề rộng diễn ra trước đó ở thế kỷ XVIII - XIX. Cuộc cách mạng này đã vạch thảo phong cách tư duy khoa học xác suất, vi mô khác với phong cách tư duy khoa học quyết định luận vĩ mô đã được cuộc cách mạng khoa học chung theo chiều sâu lần thứ hai tạo ra.

Có thể nói, cuộc cách mạng khoa học theo chiều sâu lần thứ ba là sự kế tiếp và mở rộng những thành quả của cuộc cách mạng theo chiều sâu lần thứ hai trong khoa học. Những thành tựu thu được trong thời kỳ này đã bóc trần những hạn chế của quan niệm quyết định luận chặt chẽ. Sự phát triển của khoa học tự nhiên cận đại đã xây dựng được một lớp những lý thuyết mới dựa trên tư tưởng về tính thống kê - xác xuất – một thuộc tính vốn có (như tính ngẫu nhiên, tính biện chứng…) trong các hiện tượng và sự vật của giới tự nhiên. Trong khi vẫn giữ lại một số đặc điểm tích cực của phong cách tư duy khoa học cũ, tư duy khoa học thế kỷ này đã tiến vào một tầng sâu mới của bản chất sự vật. Nó không chỉ phát triển lên trên mà còn đi sâu tìm kiếm cái nền móng ngày càng sâu hơn nhưng không bao giờ là tận cùng. Phong cách tư duy khoa học mới cho phép hình thành một hệ thống quan niệm khoa học mới được diễn đạt nhờ một loạt khái niệm như tính phi tuyến, tính tự tổ chức, tính phức tạp, tính không đều, tính đa cấp độ, tính toàn cầu…

Phong cách tư duy xác suất còn thể hiện trong các xu hướng phát triển không đơn trị cũng như trong tính bất định của hiệu quả các nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học cơ bản. Cần phải hiểu tính bất định ở đây không có nghĩa là tính kém chính xác của tư duy mà chính nhờ nó, khoa học hiện đại có thể nhận thức được sự vật chính xác hơn, đầy đủ hơn rất nhiều, dù cho nó có mang tính “không khép kín”. Do vậy, “ở thế kỷ XIX, người ta đã hy vọng rằng có thể đạt đến tận cùng nguyên thủy của sự vật bằng cách cứ đi sâu mãi vào bản chất của chúng… Ở nửa sau này của thế kỷ XX, khoa học thậm chí còn từ bỏ cả niềm hy vọng về một trạm dừng chân, dù là ở rất xa xôi, trên con đường đi tìm kiếm bản chất của sự vật” [25, tr. 95].

Như vậy là, trên thực tế, cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa học đầu thế kỷ XX đã mang lại một cái nhìn thực sự mềm dẻo về thế giới. Nó trở thành một công cụ nhận thức quan trọng và góp phần to lớn trong việc xây dựng logic các lý thuyết khoa học đương thời cũng như góp phần tích cực trong hoạt động sáng tạo khoa học, tiếp tục song hành với thực tiễn sản xuất trong các giai đoạn kế tiếp của lịch sử.

2.2.2. Cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất

Một phần của tài liệu Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)