Những hạn chế trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 122)

Tuy nhiên, như trên đã nói, tác phẩm ''Chính trị luận" của Aristotle cũng chứa đựng nhiều điều đáng phải quan tâm và phân tích về nó.

Thứ nhất, Aristotle thiếu cơ sở kinh tế - xã hội để truy nguyên nguồn cội cho sự ra đời của nhà nước.

Mặc dù Aristotle chứng minh sự ra đời của nhà nước không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà do nhu cầu tự nhiên mong muốn quần tụ của con người hình thành nên nhà nước, đó cũng là quan niệm rất duy vật, ông đã loại bỏ yếu tố duy tâm, thần thánh trong việc lý giải nguồn gốc sinh ra nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm đó cũng vẫn còn thiếu những cơ sở cần thiết để chứng minh cho đầy đủ những lý do mà dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Cơ sở mà Aristotle chưa nói đến chính là cơ sở kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Ông chưa thấy được sự phát triển của các yếu tố kinh tế dẫn đến xuất hiện giai cấp và phân chia giai cấp trong xã hội. Ông cũng chưa thấy các giai cấp khác nhau vì lợi ích kinh tế có thể dẫn đến mâu thuẫn xã

118

hội xảy ra giữa các giai cấp, và hệ quả của mâu thuẫn đó chính là những cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội. Kết thúc những cuộc đấu tranh cách mạng đó sẽ là sự ra đời của chế độ xã hội mới, một nhà nước mới ra đời. Tuy nhiên, lịch sử xã hội sẽ không thể dừng lại ở đó, vì khi nào còn mâu thuẫn giữa các giai cấp, xã hội còn phân chia giai cấp thì khi đó cách mạng và đấu tranh cách mạng xã hội sẽ không kết thúc, và lịch sử sẽ phát triển theo hướng thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, các nhà nước khác nhau sẽ thay thế lẫn nhau cho đến khi xã hội không còn giai cấp, nhà nước sẽ không tồn tại nữa. Dĩ nhiên, vào chính thời điểm mà Aristotle sinh sống cũng chưa đủ những điều kiện kinh tế - xã hội và tư duy khoa học của con người chưa thể đạt đến trình độ để có thể rút ra về những tri thức khoa học chứng minh cho sự ra đời của nhà nước. Tuy nhiên, ta sẽ không thể loại bỏ những giá trị hợp lý đó của Aristotle, mà thay vào đó nên kế thừa những yếu tố nào còn hợp lý trong tư duy của ông.

Hai là, trong vấn đề xác định mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, yếu tố nào là có trước, yếu tố nào là có sau thì Aristotle cũng chưa xác định cho đúng được vấn đề.

Aristotle cho rằng nhà nước là yếu tố có trước và công dân là yếu tố có sau chịu sự quy định của nhà nước. Dĩ nhiên công dân phải chịu sự quy định của nhà nước, nhưng nhà nước không thể là yếu tố sinh ra trước công dân. Công dân trước khi trở thành một công dân theo nghĩa chính trị thì công dân phải là con người động vật trước. Bản thân Aristotle xác định “con người là động vật chính trị” khác với loài vật khác là con người sẽ tham gia hoạt động chính trị, nhưng ông lại cho rằng nhà nước là cái có trước thì vấn đề lại trở nên không chính xác. Con người phải tồn tại theo đúng nghĩa trước rồi mới hoạt động chính trị, văn hóa và xã hội. Và nhà nước cũng như các yếu tố thượng tầng của xã hội khác như tôn giáo, đảng phái, dân tộc, văn hóa…

119

cũng đều phải sinh ra từ cơ sở hạ tầng hay chính là hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên, quan niệm này của Aristotle cũng chưa được chính xác.

Thứ ba, một trong những hạn chế lớn nhất của Aristotle nằm ở vấn đề phân chia các hình thức nhà nước.

Ông đã xác định các hình thức nhà nước đúng đắn và các hình thức nhà nước sai và hủ bại và từ đó ông nêu lên 6 hình thức nhà nước. Trong đó, ông xác định, mỗi một chế độ có một bản chất khác nhau. Một ông vua cai trị lo cho dân chúng – chế độ quân chủ, ngược lại ông vua đó chỉ lo cho vương thất – lại là chế độ bạo chúa. Một chế độ xây dựng trên việc sử dụng tài sản, đức hạnh và số đông , thì đó là chế độ quý tộc, đó là một chế độ được điều hành bởi những người có tài đức nhất, ngược lại nơi nào là số ít người giàu có cai trị chỉ lo cho bản thân họ - đó là chế quả đầu. Nơi nào mà chế độ được xây dựng trên nền tảng cai trị là người nghèo, đa số và tự do – đó là chế độ dân chủ, một chế độ hủ bại của chế độ trung dung. Chế độ trung dung là sự kết hợp giữa hai chế độ quả đầu và dân chủ.

Cách phân chia này cũng dễ hiểu, dễ phân biệt, tuy nhiên trong cách phân chia này ta thấy Aristotle còn có hạn chế. Hạn chế ở chỗ, ông đã không xác định thật chính xác các loại chế độ, mà trong cùng một bản chất, ông lại phân chia thành các hình thức nhà nước khác nhau. Hay nói cách khác, 6 loại chính quyền thực ra có những chính quyền mang bản chất như nhau.

Như đã phân tích ở trên, chế độ quân chủ và chế độ bạo chúa đều mang một bản chất giống nhau là sự cai trị của một ông vua trong một nước. Còn cách thức ông vua đó sử dụng quyền lực như thế nào phải thuộc vua bản tính và quan niệm cai trị của ông vua đó chứ không phải là các hình thức chính quyền khác nhau. Ông vua đó có thể dùng quyền lực đáp ứng nguyện vọng của người dân nhưng cũng có thể bạo chúa sử dụng sức lực để uy hiếp quần chúng.

120

Chế độ qúy tộc và quả đầu mang cùng một bản chất là chế độ của người giàu có. Thế nhưng Aristotle lại phân chia thành hai loại khác nhau. Cũng giống như chế độ dân chủ là chế độ dành cho người nghèo lại là một hình thức đối lập với chế độ Hiến định.

Nói tóm lại, cách phân chia thành 6 loại hình nhà nước mà Aristotle xây dựng còn có hạn chế, chưa chính xác và dễ khiến cho người đọc bị nhầm lẫn ở cách phân chia này.

Sau này, chính Machiavelli cũng đã nhận xét, thực chất nền chính trị cổ đại chỉ có 3 hình thức: quân chủ - quý tộc và dân chủ, vốn là “những hình thức không ổn định và có xu hướng tạo ra vòng luẩn quẩn của sự thái hóa và suy đồi” [17,86].

Thứ tư, thuật ngữ “dân chủ” được Aristotle nói đến trong khi phân chia các hình thức chính quyền, cũng chưa được sử dụng một cách thật chính xác.

Theo đó,mặc dù là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “dân chủ” trong lịch sử chính trị học phương Tây nhưng cách hiểu của Aristotle lại khác với chúng ta hiện nay. Ngày nay khi chúng ta nói đến dân chủ là nói đến sự tự do – bình đẳng của mọi người, không phân biệt giầu nghèo, sắc tộc, tôn giáo… tất cả đều được bình đẳng trước pháp luật. Còn “dân chủ” được Aristotle hiểu theo nghĩa hạn chế hơn, đó là quyền lực thuộc về số đông nhưng là thành phần dân nghèo trong xã hội. Aristotle hiểu dân chủ là một hình thức nhà nước “do thành phần dân chúng tự do cai trị” [1,215], và “một chính quyền được xem là dân chủ khi những người tự do, vừa là đa số vừa là những người nghèo cai trị” [1,216]. Cho nên, tại sao chế độ dân chủ lại theo Aristotle lại bị coi là chế độ hủ bại trong các hình thức chính quyền.

Thứ năm, nhà nước lý tưởng mà Aristotlehướng đến lại có tính chất trung dung điều hòa các giai cấp trong xã hội

121

Mặc dù xã hội như Aristotle xây dựng có tính chất nhân đạo hướng đến đời sống chung của con người, nhưng về bản chất ta thấy quan niệm đó có tính chất điều hòa giai cấp, xóa bỏ tính chất đấu tranh giai cấp hơn là nhà nước thuộc về một giai cấp nhất định. Chế độ trung dung được Aristotle định hướng xây dựng là một chế độ không thuộc hẳn về giai cấp lao động cũng không thuộc hẳn về giai cấp tư hữu, đó là sự kết hợp của cả chế độ dân chủ lẫn chế độ quả đầu. Quan niệm này chính là quan niệm điều hòa giai cấp chứ không có tính chất cách mạng. Aristotle cũng không có ý định phân chia giai cấp một cách rõ ràng, biện pháp ông đưa ra là xây dựng một nhà nước trung dung là việc làm giảm đi mâu thuẫn giai cấp trong lòng xã hội cổ đại lúc bấy giờ. Ông muốn quy tất cả các giai cấp hài hòa trong một nhà nước được gọi là lý tưởng, đó là mục đích nhân đạo, song khó có thể thực hiện được vì bản chất của nhà nước phải có tính chất giai cấp nhất định, cho nên quan niệm xây dựng nhà nước lý tưởng của ông dễ bị xếp vào những tư tưởng có tính không tưởng, không thể thực hiện được. Nhà nước phải thuộc về một giai cấp nhất định chứ không thể thuộc về một số ít người của một số nhóm người trong xã hội.

Thứ sáu, hạn chế không chỉ ở Aristotle mà ở thời đại Aristotle sinh sống, đó chính là việc chứa đựng tư tưởng phân biệt giai cấp.

Mặc dù ông hướng lý luận đến việc xây dựng một nhà nước trung dung, nhưng ông cũng mắc phải sai lầm ở chỗ, ông đã phân biệt giai cấp, xem nô lệ không phải là con người, xem người lao động tay chân là nô lệ cho những người lao động trí óc, phụ nữ là nô lệ cho đàn ông và xã hội. Chính vì lý do đó, ông không đưa ra quan niệm giải phóng nô lệ,lao động chân tay và phụ nữ, ông chỉ hướng đến tầng lớp trung gian, không giàu quá cũng không nghèo quá trong xã hội. Và thực chất, quan niệm của Aristotle vẫn chịu ảnh hưởng của tầng lớp tư hữu, có tài sản trong xã hội. Ông nêu lên quan niệm

122

về việc xây dựng một nhà nước lý tưởng là nhằm điều hòa lợi ích của các giai cấp tư hữu trong xã hội, dù có nhiều hay ít số lượng tài sản. Còn đối với tầng lớp nô lệ và lao động chân tay lại không được nhiều quyền lợi và bị Aristotle bỏ rơi họ trong tư tưởng của mình. Đó cũng là hạn chế lớn nhất của Aristotle. Tuy nhiên, hạn chế đó không phải do Aristotle đặt ra mà nó chịu ảnh hưởng từ thời đại mà ông sinh sống. Chính vì lý do này, ta đã hiểu được vì sao cần phải tìm hiểu thời đại mà các triết gia sinh sống để hiểu vì sao trong tư tưởng của họ lại có những quan niệm như vậy.

Như vậy,ta đã phân tích đầy đủ những giá trị và hạn chế của Aristotle trong tác phẩm. Không thể vì những hạn chế có tính thời đại mà ta bỏ qua những giá trị to lớn trong những quan niệm về nhà nước của Aristotle được nhắc đến trong tác phẩm. Giá trị to lớn của ông vượt ra khỏi thời đại và đặt nền tảng lý luận to lớn trong nền triết học chính trị phương Tây sau này. Do đó, công việc cuối cùng trong bản luận văn này là phân tích sự ảnh hưởng của Aristotle đối với nền lý luận và thực tiễn chính trị phương Tây sau này.

123

KẾT LUẬN

Với những phân tích và đánh giá trên đây về tác phẩm ''Chính trị luận" của Aristotle đã đủ để ta thấy Aristotle có tầm quan trọng như thế nào đối với lý luận và thực tiễn chính trị phương Tây. Với tác phẩm và những nội dung được Aristotle nêu lên tạo nên một hệ thống tri thức toàn vẹn và đa dạng về các vấn đề liên quan đến nhà nước. Không chỉ có vậy, chúng ta còn nhận thức rõ nét hơn về phương pháp tư duy logic và hệ thống của tác giả này. Chính vì những điều đó đã có rất nhiều những đánh giá xác đáng cho tác gia triết học này trong lịch sử khoa học. C.Mác đã cho rằng “Aristotle là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại” và xem ông chính là “Hoàng đế Macedonia trong triết học”. Còn Ph.Anghen cũng có nhận xét sáng giá không kém. Ông cho rằng Aristotle “là khối óc toàn diện nhất trong số các triết gia cổ đại Hy Lạp”. Đây là những nhận xét hoàn toàn chính xác đối với Aristotle. Với những thành tựu đạt được trong triết học nói chung và lý luận chính trị nói riêng, Aristotle xứng đáng nhận được sự đánh giá đó của nhân loại. Tác phẩm của Aristotle vẫn là một trong những kho tàng tri thức vĩ đại của nhân loại, mà chúng ta đi cũng chưa đến nơi cho được. Đây cũng là một lĩnh vực mà các nhà khoa học và chính trị học cần phải đào sâu tìm kiếm để phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm tàng nằm trong tư tưởng của Aristotle.

Ngoài ra, độc giả còn tìm thấy nhiều nội dung hữu ích nữa từ cuốn sách. Những ai yêu thích lịch sử nhân loại, đặc biệt là Hy Lạp cổ đại sẽ tìm thấy trong tác phẩm những sinh hoạt văn hóa – chính trị - xã hội sống động tại Hy Lạp cổ đại. Những ai yêu thích tư tưởng chính trị sẽ tìm thấy các ý tưởng độc đáo của những tác giả kinh điển như Platon, Socrates,.. và đặc biệt là nhà thông thái Aristotle nổi tiếng nhân loại. Điều đó sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử tư tưởng của triết học phương Tây nói chung và Hy Lạp cổ đại nói riêng.

124

Đối với độc giả Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa, cuốn sách còn có ý nghĩa ở chỗ nó cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn diện, đa dạng và mới mẻ về chính trị. Cho thấy không thể có một mô hình nào chung cho mọi quốc gia. Dựa trên những tư tưởng được Aristotle nêu lên trong toàn bộ tác phẩm, mỗi độc giả có thể tự xây dựng cho mình một mẫu hình nhà nước có thể phù hợp với Việt Nam. Chúng ta không thể đi theo những khuôn mẫu có sẵn và quan trọng hơn chúng ta nhận thức được rằng chúng ta cần phải học hỏi từ những truyền thống tư duy chính trị khác nhau để hoàn thiện tư duy chính trị của chúng ta. Tương lai của công cuộc cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tìm hiểu và phản biện lẫn nhau của các học giả và chính trị gia về mọi khía cạnh cấu thành nhà nước và các tư tưởng độc lập dân tộc và bình đẳng dân chủ của chúng ta. Tác phẩm ''Chính trị luận" của Aristotlechắc chắn sẽ một sự khởi đầu tốt để chúng ta cùng nhau xây dựng một thể chế chính trị thích hợp nhất cho Việt Nam…/

125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristotle (2013), “Chính trị luận” Nông Duy Trường dịch, NXB Thế giới. 2. Almanach (2006), “5000 năm nền văn minh thế giới”, NXB Văn hóa Thông tin.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1995), tập 1, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

5. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1962), tập 2, NXB Sự Thật.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, (1995) tập 3, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

7. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1995), tập 4, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

8. C.Mác và Ph.ĂngghenToàn tập (1995), tập 17, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

9. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1995), “Phê Phán cương lĩnh Gotha”

tập 19, Nxb.CTQG, HN.

10. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1995), “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước” tập 21, Nxb.CTQG, HN.

11. C.Mác và Ph.ĂngghenToàn tập (1995), tập 22, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

12. Đại học Quốc gia Hà Nội(1995), Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Từ các triết học tự nhiên đến

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 122)