Những giá trị trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 106)

Những giá trị mà Aristotle đã thể hiện ta có thể phân chia thành các lĩnh vực như phương pháp luận, cách nhận thức vấn đề của Aristotle và những giá trị thể hiện trong nội dung lý luận được đề cập trong tác phẩm.

3.2.1.1 Những giá trị thể hiện ở phương pháp tiếp cận của tác phẩm

Giá trị lớn nhất trong phương pháp nghiên cứu của Aristotle đó chính là ông kết hợp một cách thành thục tính toàn diện với tính lịch sử cụ thể trong nghiên cứu. Toàn diện là tổng thể các vấn đề nhà nước, lịch sử cụ thể là đi phân tích truy nguyên từng cái cụ thể trong tổng thể. Đây là mối quan hệ biện chứng trong phương pháp tiếp cận của Aristotle.

Một là, tác phẩm ''Chính trị luận" của Aristotleđã cho thấy ở ông có một hệ thống tư duy logic chặt chẽ và đầy đủ, khái quát và tổng thể về các vấn đề liên quan đến nhà nước.

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là một cấu trúc logic đề cập đến mọi khía cạnh của việc xây dựng nhà nước lý tưởng. Trước hết là những quan niệm khá khái quát, bản chất về những quan niệm của nhà nước. Trong đó có thể kể đến các vấn đề như nguồn gốc, bản chất, các bộ phận thành phần cấu thành nên nhà nước. Tuy trước đó, nhiều tác gia triết học đã nói đến nhà nước, song ít người đã khái quát được những quan niệm như Aristotle đã trình bày trong tác phẩm. Hơn nữa, hàng loạt những thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử khoa học chính trịPhương Tây cũng đã được Aristotle nêu lên trong tác phẩm chẳng hạn như thuật ngữ “dân chủ”, “hình thức nhà nước”, “bản tính tự nhiên của nhà nước”,… làm nền tảng cho chính trị phương Tây sau này.

102

Sau đó, Aristotle đã chỉ ra 3 hình thức nhà nước đúng tương ứng với nó là 3 hình thức nhà nước sai đã hoặc đang tồn tại trong thực tiễn chính trị ở các nước phương Tây cổ đại. Ông phân tích kỹ lưỡng từng hình thức này chỉ ra bản chất, cách thức tồn tại và các dạng khác nhau của các hình thức đó. Quan trọng hơn, Aristotle đã dày công nghiên cứu sự phát triển, nguồn gốc làm cho các hình thức này biến thể và bị thay đổi bằng các hình thức nhà nước khác. Tìm được nguyên nhân Aristotle cũng nêu ra các giải pháp để bảo vệ các nhà nước đó.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở điểm đó, Aristotle còn đi chứng minh trong tất cả các hình thức nhà nước đó, đâu là hình thức quan trọng và đúng đắn lý tưởng nhất. Đó chính là hình thức trung dung, hay còn gọi là hình thức Hiến định. Ông chỉ ra các lý do khiến đây là hình thức tốt nhất, kèm theo đó ông cũng đưa ra rất nhiều các phương pháp xây dựng và bảo vệ chế độ đó. Một trong những giải pháp hàng đầu được ông chú ý tới chính là giáo dục. Giáo dục cho thanh niên và mọi tầng lớp xã hội. Đây cũng là chương cuối cùng trong toàn bộ tác phẩm này, khép lại những nội dung liên quan đến nhà nước và chính trị của tác phẩm.

Với cách triển khai đầy logic khoa học này, Aristotle đã mở ra cho độc giả một cái nhìn toàn diện nhất, đa dạng nhất về các lĩnh vực liên quan đến nhà nước và chính trị. Ai muốn nghiên cứu sâu sắc về nhà nước của Aristotle đều có thể tìm thấy cho mình những câu trả lời tâm đắc trong toàn bộ tác phẩm. Đi sâu nghiên cứu những nội dung này ta như đi tìm kho báu đầy lý thú và hấp dẫn, nhưng muốn tìm được kho báu ấy không phải là dễ dàng. Có lẽ, vì lý do này, C.Mác đã phải thừa nhận rằng “Tư tưởng thâm thúy của Aristotle đã vạch ra những điều trừu tượng nhất, tế nhị nhất một cách thật đáng ngạc nhiên. Ông giống như người đang đi tìm kho tàng. Dù kho tàng tài liệu bị chôn vùi ở bất cứ nơi đâu… thì cái gậy hóa phép của Aristotle cũng nhất định chỉ đúng vào nó” [30,213]

103

Do đó, khi nghiên cứu tác phẩm ta có thể học hỏi được nhiều phương pháp triển khai nội dung lý luận của tác giả. Ông vẽ lên một bức tranh hệ thống đầy đủ tất cả các nội dung liên quan đến nhà nước. Đó chính là tính toàn diện trong tư duy của Aristotle.

Thứ hai, phương pháp phân tích truy nguyên của Aristotle đã đảm bảo tính khách quan, lịch sử cụ thể

Phương pháp này thể hiện ở chỗ, đối với mọi khía cạnh Aristotle đều truy nguyên nguồn gốc sâu xa, cội nguồn của chúng, sau đó ông tiếp tục nghiên cứu nó ở dạng phát triển đầy đủ để chỉ ra những đặc điểm của chúng ở mọi giai đoạn. Đó chính là tính lịch sử cụ thể trong tư duy của Aristotle. Ông nói “Cũng giống như trong các ngành khoa học khác, chính trị cũng vậy, một hợp chất luôn luôn có thể được phân giải ra thành những phần tử đơn giản hay nhỏ nhất của tổng thể. Do đó, chúng ta phải xem xét các phần tử cấu thành nhà nước,hầu có thể thấy được các luật lệ khác nhau của các loại chính quyền khác nhau như thế nào, và có thể rút ra được một kết luận khoa học nào chăng về mỗi loại chính quyền”[1,43]. Ông còn nhấn mạnh “Nếu ta xem xét sự vật từ ngọn nguồn, dù sự vật đó là một nhà nước hay cái gì đi nữa, ta sẽ có được một sự nhận thức rõ ràng nhất về sự vật đó”[1,43].

Hơn nữa, khi chứng minh một hình thức nhà nước Aristotle luôn chỉ ra dẫn chứng cụ thể có thực đã tồn tại trong lịch sử, không pha tạp mà giữ nguyên những số liệu, dẫn chứng đó. Từ đó cho thấy Aristotle cũng rất đề cao tính khách quan trong việc nghiên cứu của mình.

Có thể thấy điều này ở ngay trong Chương 1, Quyển II được Aristotle nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khách quan khi tìm hiểu về nhà nước. Ông nói “Mục đích của chúng ta là xem xét, đối với những người có khả năng thực hiện đời sống lý tưởng của họ, đâu là dạng thức tốt nhất cho một cộng đồng chính trị. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu những cơ cấu chính trị đang hiện hữu thực sự trong các nước có bộ máy cai trị hiện

104

hữu, cùng với những cơ cấu lý tưởng do các nhà tư tưởng nổi tiếng tạo nên trên lý thuyết, hầu tìm ra đâu là cơ cấu chính trị tốt và hữu dụng cho con người”[1,84].

Việc truy nguyên nguồn cội của các sự vật hiện tượng là biện pháp hữu hiệu và khoa học nhất cho việc nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của sự vật hiện tượng. Với phương pháp này giúp chúng ta có cái nhìn lịch sử và khách quan về các sự vật hiện tượng, làm cho tri thức về thế giới đó ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn. Aristotle sử dụng phương pháp này cũng làm cho những tri thức khách quan về nhà nước được sáng tỏ và rõ ràng hơn.

Chính vì vậy, những phương pháp mà Aristotle đã sử dụng không chỉ làm cho tác phẩm ''Chính trị luận" của ông thêm phần logic và khoa học, mà quan trọng nhất nó đã để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa về phương pháp nhận thức khoa học. Có thể nội dung tri thức còn đúng còn sai, nhưng giá trị lớn nhất mà tác phẩm đem lại, theo tác giả luận văn, đó là ở phương pháp nhận thức khoa học. Đây là điều chúng ta nên học hỏi và kế thừa thành tựu đó một cách đáng chân trọng nhất.

3.2.1.2 Những giá trị thể hiện trong những nội dung lý luận về nhà nước

Về vấn đề lý luận của nhà nước, mặc dù có những quan niệm hạn chế hoặc không còn phù hợp với thực tiễn chính trị ngày nay, nhưng Aristotle vẫn đem lại nhiều giá trị về mặt lý luận khi nghiên cứu nhà nước. Cụ thể như:

Một là, ông có quan niệm khoa học và đúng đắn trong việc xác định mục đích của nhà nước. Nhà nước không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên trong lịch sử xã hội loài người, mà nhà nước là “biểu hiện của cái tốt nhất”. Nếu các cộng động khác trong xã hội đều hướng con người đến cái tốt đẹp thì nhà nước hướng con người đến cái tốt đẹp nhất. Nhà nước xuất hiện nhằm hướng con người đến những ước vọng mà mỗi cá nhân hay cộng đồng nhỏ không thể thực hiện được. Đó chính là nhiệm vụ, chức năng xã hội to

105

lớn và cao quý mà nhà nước đem lại cho con người. Nhà nước là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt đời sống con người với đời sống động thực vật. Chính nhờ có nhà nước mà con người mới khác động vật, và vì vậy Aristotle đã gọi con người là “động vật chính trị”, khác hẳn với những động vật hoạt động theo bản năng khác.

Hai là, ông đặt nền tảng cho việc xây dựng lý luận “bản tính tự nhiên của nhà nước”. Mặc dù khi xác định nguồn gốc của nhà nước, Aristotle còn có chỗ chưa thỏa đáng, song ông lại để lại tiền đề lý luận cho các thế hệ triết gia sau này cái gọi là “bản tính tự nhiên của nhà nước”. Tính chất cách mạng mà Aristotle thể hiện ở chỗ, nếu như trước Aristotle và thậm chí sau Aristotle vẫn có nhiều triết gia thuộc chủ nghĩa duy tâm, đều viện lý do Thần thánh, Chúa hay một lực lượng siêu nhiên khác làm nguồn gốc sinh ra nhà nước, thì Aristotle lại không dựa vào điều đó. Aristotle dựa vào chính bản tính tự nhiên có trong con người để lý giải sự xuất hiện của nhà nước, và cho đó là “bản tính tự nhiên của nhà nước”. Điều này đã được chứng minh ở trên của bản luận văn này, song có thể nhắc lại rằng, Aristotle đi chứng minh sự quần tụ của các loại cộng đồng xã hội con người dù nhỏ nhất đến cao nhất là nhà nước, cũng đều dựa vào mong muốn, nhu cầu rất tự nhiên của con người – đó là nhu cầu quần tụ với nhau. Và dĩ nhiên “thoạt kỳ thủ phải có sự kết hợp giữa giống đực và cái” hình thành đến gia đình – làng mạc và cao nhất chính là nhà nước. Bản tính đó không thể chối cãi được. Chính vì vậy, sau này đặc biệt là triết học khai sáng Pháp đã kế thừa và phát triển rất nhiều từ tiền đề lý luận quan trọng này của Aristotle, ông là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng “bản tính tự nhiên của nhà nước”.

Ba là, ông đã xác định đúng bản chất giai cấp của nhà nước. Trước Aristotle, các nhà triết học thường mong muốn xây dựng một nhà nước hài hòa, một nhà nước đại đồng như nhau, mà chưa thấy được nhà nước mang bản chất của một giai cấp nhất định, là công cụ trấn áp của một giai cấp

106

thống trị đối với các giai cấp khác. Tuy nhiên, Aristotle đã xác định đúng bản chất của nó, ông cho rằng, thuật ngữ “hình thức chính quyền” hay nhà nước mang hai nghĩa xác định. Thứ nhất, nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất trong đời sống của một quốc gia, là cơ quan quyền lực có quyền uy tối thượng trong một nước. Thứ hai, hình thức nhà nước là thuộc về một giai cấp, tầng lớp xác định trong xã hội, trong đó thuật ngữ này trả lời cho câu hỏi “ai là người lãnh đạo xã hội?”, ai là người cai trị đất nước. Ông nói “Hai từ hiến pháp và chính quyền có cùng một nghĩa, và chính quyền tức là quyền uy tối thượng trong một nước, phải nằm trong tay của một người, hay của một vài người, hay thuộc về nhiều người” [1,164]. Điều này chứng tỏ rằng, Aristotle ban đầu đã xác định được bản chất giai cấp của nhà nước. Nhà nước không thể là chung chung, bình đẳng như nhau giữa các giai cấp được, mà nhất định Nhà nước phải mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước phải là cơ quan quyền lực của một giai cấp này trấn áp đối với một giai cấp khác, và đối với toàn thể xã hội. Đó là một quan niệm đúng đắn, giống như Lenin sau này trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” ông cũng nói “Nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác” [18,10].

Bốn là, ông đã xác định đúng và đặt nền tảng cho việc nghiên cứu những hình thức chính quyền trong lịch sử. Ông đã chứng minh bản chất của các hình thức chính quyền đó. Lấy tiêu chí là việc quan tâm đến quyền lợi của mọi người làm cơ sở để phân biệt đâu là những hình thức đúng và đâu là những hình thức nhà nước sai. Tiêu chí đó là một tiêu chí đúng đắn, ông xác định đâu là nền tảng cho sự tồn tại lâu dài của một chế độ. Dĩ nhiên, điều quan trọng nhất như ông vừa nói phải xác định được hình thức nhà nước nào quan tâm nhiều nhất đến lợi ích của mọi người. Trên cơ sở đó, ông đã xác định chế độ quân chủ, quý tộc và chế độ Hiến định là những chế độ đúng đắn, vì những chế độ này đã quan tâm nhiều đến lợi ích chung của mọi

107

người. Ngược lại, những hình thức nhà nước như độc tài, quả đầu và dân chủ là những hình thức nhà nước sai, vì không quan tâm đến lợi ích của mọi người nói chung. Tuy việc phân chia thành các hình thức nhà nước này của Aristotle còn nhiều điểm phải nói đến, nhưng giá trị thật sự của ông lại là ở chỗ, ông nêu ra tiêu chí xác định nhà nước đúng và sai dựa trên cơ sở xem xét nhà nước đó có quan tâm đến lợi ích chung hay không. Đó là điều tiến bộ ở Aristotle, chúng ta phải học hỏi ông ở tiêu chí đó. Ngày nay, khi chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam rất cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của mọi người, quyền lợi của công dân xem xét thực thi quyền lợi đó đạt được ở mức độ nào rồi để điều chỉnh cho phù hợp, điều này chưa hẳn lúc nào chúng ta cũng làm được. Cho nên, với quan niệm này của Aristotle cũng là một bài học có ý nghĩa đối với chúng ta hiện nay.

Năm là, giá trị nhân đạo của Aristotle trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp mà cả nhân loại hướng đến được thể hiện rất rõ trong toàn bộ tư tưởng của tác phẩm. Toàn bộ tác phẩm ông đã chỉ ra được những giá trị cũng như hạn chế của từng loại chính quyền và chứng minh rằng những hình thức đó chưa phải là những hình thức nhà nước lý tưởng, để từ đó ông đưa ra mô hình nhà nước lý tưởng nhất. Bằng việc phân tích chi tiết từng loại hình nhà nước, Aristotle đã cho thấy đặc điểm rất căn bản của từng loại hình đó để lấy cơ sở chứng minh rằng chúng chưa đạt đến mô hình nhà nước lý tưởng. Từ đó, ông đã tìm thấy mô hình lý tưởng nhất phải là mô hình thuộc về hình thức nhà nước Hiến định, trung dung. Ở điểm này, chúng ta thấy được giá trị của Aristotle là những tri thức rất cụ thể về từng loại chính quyền tồn tại trong xã hội cổ đại, làm cơ sở lý luận cho chúng ta nghiên cứu lịch sử xã hội cổ đại ở Phương Tây. Theo quan niệm của Aristotle, nhà nước lý tưởng phải là nhà nước của số đông thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng. Đây thực sự là một chế độ tốt đẹp, nó là đích đến của nhân loại trên toàn thế giới. Xã hội tương lai sẽ là một xã hội mà trong đó mọi người

108

đều sống bình đẳng như nhau, được làm việc và hưởng thụ những giá trị kinh tế - văn hóa – xã hội mà chính con người làm ra. Xã hội đó sẽ không có chiến tranh, không có chết chóc và con người sẽ đến một chế độ văn minh nhất trong lịch sử. Thực chất, quan niệm này của Aristotle rất văn minh và nhân đạo. Tư tưởng đó là nền tảng cho tất cả những nhà triết gia sau này

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 106)