Cơ quan nghị quyết

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 88 - 94)

Chương 2:MỘT SỐ QUAN NIỆM V Ề NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM

2.3. Mô hình nhà nước lý tưởng

2.3.2 Đặc điểm cơ cấu bộ máy nhà nước lý tưởng

2.3.2.1 Cơ quan nghị quyết

Theo Aristotle, “phần tử hay cơ quan bình nghị có thẩm quyền trên những vấn đề chiến tranh hay hòa bình, liên kết đồng minh, thông qua luật pháp, ấn định tội tử hình hay lưu đày biệt xứ, tịch thu tài sản, bầu cử quan chức, và kiểm soát của quan lại” [1,247].

Quan niệm của Aristotle về cơ quan nghị quyết, hay cơ quan bình nghị chủ yếu vẫn là những chức năng thẩm quyền chỉ trên những lĩnh vực như quân sự, luật pháp, xử kiện, bầu cử quan chức… tuy nhiên, Aristotle chưa nói đến chức năng phát triển hoặc định hướng những mục tiêu chính để phát triển đất nước, trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của quốc gia. Và như vậy, quan niệm của ông về cơ quan này còn khá đơn giản, nhưng cũng từ ông đặt nền tảng cho việc nghiên cứu các chức năng của cơ quan nghị quyết, hay sau này là Quốc hội trên cả lĩnh vực lý luận cũng như là thực tiễn.

Đối với cơ quan nghị quyết này, cũng có nhiều loại, nguyên do là vì có nhiều chế độ khác nhau, mỗi một chế độ lại có hình thức xây dựng cơ quan nghị quyết khác nhau. Aristotle nêu lên những hình thức xây dựng cơ quan này:

Theo ông, thực chất mà nói, cơ quan nghị quyết có thể được xây dựng theo những cách thức như: quyền lực này thuộc về hết mọi công dân, hoặc chỉ trao lại quyền đó cho một số công dân mà thôi, hoặc một số quyền lực nào đó trao hết cho mọi người, và số còn lại trao cho một số quan chức nào đó.

Để đưa ra cách thức xây dựng cơ quan nghị quyết cho chế độ Hiến định, hay là mô hình nhà nước lý tưởng, ông đã phân tích cách hình thành cơ quan nghị quyết của chế độ khác:

Trong chế độ dân chủ, có bao nhiêu loại chế độ dân chủ cũng tương ứng với bấy nhiêu loại hình thành cơ quan nghị quyết. Có thể cho tất cả mọi người cùng tham gia chính sự, đây là đặc tính của chế độ dân chủ.

Nhưng cũng có nhiều cách khác nhau để cho mọi người tham gia chính sự,

84

chẳng hạn: mọi người có thể bình nghị nhưng không cùng một lúc mà thay phiên nhau; hoặc có những hội đồng quan chức thay phiên nhau họp lại để bình nghị; một cách khác đó là toàn thể công dân tham gia họp thành một đại nghị hội nhưng chỉ bầu ra quan chức, thông qua luật pháp, ghóp ý kiến về những vấn đề chiến tranh và hòa bình, và kiểm tra quan chức và một số vấn đề khác do những quan chức chuyên biệt được dân chúng bầu ra đảm trách. Hình thức thứ tư, đó là toàn thể công dân họp, quan chức chỉ có trách nhiệm điều tra sơ bộ. Theo Aristotle, hình thức thứ tư này là “dạng tệ nhất của dân chủ” [1,248].

Chế độ quả đầu thì ngược lại, một số nào đó của công dân được bình nghị là bản chất của chế độ này, nó cũng có nhiều dạng khác nhau: hoặc là những người có đủ tiêu chuẩn về tài sản vừa phải, là số đông và tuân theo pháp luật, hình thức thành lập này nghiêng về chế độ trung dung. Nhưng nếu chỉ có một số nào đó được đưa ra để lo việc nước, thì chế độ này vẫn là chế độ quả đầu. Hoặc là, khi những người có quyền nghị quyết nắm giữ quyền hành và không do ai bầu ra, theo kiểu “cha truyền con nối” thì cách thức này vẫn là của chế độ quả đầu.

Chế độ quý tộc cũng có cách thức thiết lập riêng: khi một số người nào đó có một số quyền nào đó (như các vấn đề chiến tranh, hòa bình và giám sát quan lại) nhưng quan chức lại điều hành những việc khác, do dân bầu ra thì đó là cách thức thiết lập cơ quan nghị quyết của chế độ quý tộc.

Còn nếu một số vấn đề do quan chức được bầu ra làm đảm nhiệm, được chỉ thị bởi bốc thăm, quyết định thì chế độ này có một phần đặc tính của quý tộc, một phần của chế độ hiến định.

Vậy, đâu là cách thiết lập cơ quan quyết nghị của chế độ Hiến định?

Cũng theo nguyên tắc trung dung, cách thiết lập cơ quan này cũng phải mang những đặc điểm của việc hình thành cơ quan nghị quyết trong cả 2 chế độ dân chủ và quả đầu.

85

Thứ nhất, để đảm bảo tính dân chủ - nghĩa là mọi công dân được tham gia nghị quyết, trong cơ quan nghị quyết của chế độ Hiến định sẽ có, đó là

“kết nạp thêm một số người trong giới bình dân, hay lập nên một định chế gồm những viên chức gọi là ủy ban giám sát pháp lý có nhiệm vụ nghiên cứu và bản thảo trước những vấn đề mà được toàn thể dân chúng quyết định. Dân chúng sẽ chỉ quyết định những vấn đề này mà thôi. Như thế, toàn dân sẽ được tham sự vào việc bàn thảo những vấn đề liên quan đến quốc gia mà vẫn không làm xáo trộn những nguyên tắc của hiến pháp” [1,250]

Hơn nữa, đảm bảo tính chất quả đầu trong chế độ Hiến định, khi quyết nghị các vấn đề liên quan đến quốc gia, cả bình dân lẫn quý tộc đều bình nghị với nhau, thì những ý kiến họ đưa ra sẽ sáng suốt hơn. Ngoài ra, nên có những cơ quan trong đó có nhiều giai cấp khác nhau sẽ đảm bảo sự khách quan sẽ được thực thi.

Đây chính là cách thiết lập cơ quan nghị quyết – cơ quan cao nhất trong một nhà nước của mọi loại hình và đặc biệt là của nhà nước trung dung – nhà nước Hiến định.

Ngoài ra, Aristotle còn phân tích rất kỹ phẩm chất đạo đức của nhà lập pháp trong chế độ nhà nước. Trong đó, ông khẳng định nhà lập pháp “phải có cả khả năng hành động lẫn đức hạnh” [1,362] “nhà lập pháp giỏi nên suy xét xem làm thế nào để cho các nước, các giống dân khác nhau và những cộng đồng có thể sống một đời sống tốt đẹp, trong đó, hạnh phúc là điều mà họ có thể đạt được”[1,359]. Chính vì vậy, “hành động của người cai trị không thể nào được coi là đáng kính, nếu người đó không quan tâm và lo toan cho những người dưới mình, như người chồng đối với vợ, cha đối với con, hay chủ nhân đối với tôi tớ”[1,361]. Quan niệm này của Aristotle về phẩm chất của nhà lập pháp rất giống với quan niệm của Khổng Tử trong việc nêu lên những mối qian hệ mà người quân tử cần phải chú ý và để tâm,

86

đó chính là “ngũ thường” mà Nho giáo có nói đến – 5 mối quan hệ cần có của người quân tử: Vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn bè. Từ đó, ông nêu lên “có ba tiêu chuẩn mà những người nắm giữ chức vụ cao nhất phải có: (1), trung thành với cơ cấu chính trị được thiết lập, (2), có khả năng cao để điều hành chính quyền; và (3) có đạo đức cá nhân và tôn trọng công lý tương hợp với từng loại chính quyền” [1,295]. Đó chính là những phẩm chất đạo đức mà nhà lập pháp cần có.

2.3.2.2 Cơ quan chính quyền (tức là cơ quan hành pháp)

Aristotle dùng thuật ngữ “cơ quan chính quyền” để chỉ những bộ phận thực thi pháp luật trong nhà nước, ngày nay chúng ta gọi đó là cơ quan hành pháp. Khi xây dựng cơ quan chính quyền trong chế độ Hiến định, cũng có nhiều vấn đề đặt ra, như Aristotle đã nói: “nên có bao nhiêu cơ quan? Thẩm quyền của những cơ quan này như thế nào và nhiệm kỳ là bao lâu? Những viên chức này nên được lựa chọn theo phương thức nào và xuất thân từ giai cấp nào?” ([1,251]

Trước hết, trả lời cho câu hỏi nên có bao nhiêu cơ quan trong cơ quan chính quyền nhà nước, Aristotle cho rằng, mỗi một nhà nước nên có những cơ quan chức năng chuyên biệt ở cả những nước lớn và nước nhỏ. Những cơ quan này có thể kể đến, như : tướng soái thống lãnh toàn quân đội, thứ hai là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ về kinh tế, thứ ba là những cơ quan chông coi về lao động, và tất cả những cơ quan dành cho việc bàn thảo, phán xét và nhất là chỉ huy, đó là những cơ quan đặc biệt của chính quyền.

Tiếp đến, việc lấy viên chức vào cơ quan chính quyền nên lấy ở giai cấp nào? Theo Aristotle, mỗi một loại hình nhà nước lại có những cách khác nhau tùy theo từng chế độ, ví dụ: trong chế độ quả đầu sẽ là thành phần giàu có, dân chủ là thành phần tự do, có học là thành phần quý tộc. Trong chế độ

87

Hiến định, sẽ có một cơ quan Hội đồng dự thảo - là một cơ quan của chế độ dân chủ và cũng gồm một số người có nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo cho hội nghị để những phiên họp không bị lạc để - cơ quan này là của chế độ quả đầu. Sự kết hợp của hai cơ quan này trong các chính quyền sẽ là cơ quan của chính quyền Hiến định.

Kế tiếp, Aristotle có bàn tới cách thức bổ nhiệm quan chức. Theo Aristotlecó 3 yếu tố trong việc lựa chọn quan chức: (1), ai là người đi bầu cử (toàn dân, hay một số dân) , (2) bầu cử những ai? (toàn quan chức hay một vài quan chức) Và (3) là cách thức lựa chọn (thông qua phiếu bầu cử hay thông qua bốc thăm)

Trên cơ sở đó, Aristotle nêu ra cách lựa chọn quan chức cho từng chế độ. Nếu chế độ nào mà toàn dân hay một số dân đi bầu mọi quan chức bằng mọi cách đều là chế độ Hiến định. Bởi vì chế độ Hiến định là sự trung dung giữa chế độ quả đầu và dân chủ, mà quả đầu là một bộ phận dân số còn chế độ dân chủ là toàn thể dân chúng, cho nên trong chế độ hiến định có cả toàn dân của chế độ dân chủ và có cả một bộ phận dân chúng của chế độ quả đầu.

Chế độ nào mà mọi dân đi bầu một số quan thì đó là chế độ quý tộc.

Bởi vì, quý tộc bao gồm những người tài giỏi, đức hạnh và số đông, và không phải vị quan nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, cho nên chỉ có thể bầu ra một số quan mà thôi.

Còn chế độ nào mà một số dân đi bầu một số quan thì đó là chế độ quả đầu. Đây chính là vì, chế độ quả đầu là chế độ đại diện cho số ít quyền lợi của người giàu, cho nên chỉ có một số dân mới được đi bầu cử và cũng chỉ có một số dân đủ điều kiện để được ứng cử và bầu cử vì nó dựa trên cơ sở là tài sản giàu có.

88

Đó là cách thức bầu cử viên chức cũng là những đặc điểm của cơ quan nhà nước mà Aristotle nêu lên, cuối cùng là cơ quan tư pháp.

2.3.2.3 Cơ quan tư pháp

Cũng giống như các cơ quan trên, cơ quan tư pháp phải xác định có bao nhiêu loại tòa án? Và cách thức thiết lập cơ quan tư pháp như thế nào?

Thứ nhất, là các loại tòa án: Theo Aristotle, có tất cả là 8 loại tòa án.

Thứ nhất, là tòa án hạnh kiểm (kiểm soát hành vi của thẩm phán). Thứ hai, là tòa xét xử những hành vi đi lại quyền lợi chung (khinh tội). Thứ ba, là những hành vi đi phản loạn đi ngược hiến pháp. Thứ tư, là những hành vi liên quan đến tiền phạt giữa quan chức và dân hoặc giữa dân và dân. Thứ năm, liên quan đến các trường hợp dân sự quan trọng. Thứ sáu, liên quan đến tội sát nhân (có dự mưu, ngộ sát, phạm nhân đã nhận tội, phạm nhân trốn chạy).

Thứ bảy, là tòa án xét xử ngoại kiều (giữa ngoại kiều với ngoại kiều, hoặc giữa ngoại kiều với công dân). Thứ tám, là tòa tiểu hình xét xử những vụ kiện lặt vặt không gây thiệt hại quá 5 đồng drachma.

Thứ hai, là việc nghiên cứu cách thức lựa chọn thẩm phán. Cách đầu tiên là bổ nhiệm thẩm phán từ toàn dân và xét xử tất cả mọi trường hợp, đây là cách thức của chế độ dân chủ. Cách thứ hai, tòa án gồm một bộ phận dân chúng bổ nhiệm nhưng xét xử mọi trường hợp, đây là cách thức của quả đầu.

Cách thứ ba, một số thẩm phán do toàn thể dân chúng bổ nhiệm, một số do giai cấp nào đó bổ nhiệm, đó là cách thức của quý tộc và của chế độ theo hiến pháp.

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)