Về vấn đề lý luận của nhà nước, mặc dù có những quan niệm hạn chế hoặc không còn phù hợp với thực tiễn chính trị ngày nay, nhưng Aristotle vẫn đem lại nhiều giá trị về mặt lý luận khi nghiên cứu nhà nước. Cụ thể như:
Một là, ông có quan niệm khoa học và đúng đắn trong việc xác định mục đích của nhà nước. Nhà nước không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên trong lịch sử xã hội loài người, mà nhà nước là “biểu hiện của cái tốt nhất”. Nếu các cộng động khác trong xã hội đều hướng con người đến cái tốt đẹp thì nhà nước hướng con người đến cái tốt đẹp nhất. Nhà nước xuất hiện nhằm hướng con người đến những ước vọng mà mỗi cá nhân hay cộng đồng nhỏ không thể thực hiện được. Đó chính là nhiệm vụ, chức năng xã hội to
105
lớn và cao quý mà nhà nước đem lại cho con người. Nhà nước là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt đời sống con người với đời sống động thực vật. Chính nhờ có nhà nước mà con người mới khác động vật, và vì vậy Aristotle đã gọi con người là “động vật chính trị”, khác hẳn với những động vật hoạt động theo bản năng khác.
Hai là, ông đặt nền tảng cho việc xây dựng lý luận “bản tính tự nhiên của nhà nước”. Mặc dù khi xác định nguồn gốc của nhà nước, Aristotle còn có chỗ chưa thỏa đáng, song ông lại để lại tiền đề lý luận cho các thế hệ triết gia sau này cái gọi là “bản tính tự nhiên của nhà nước”. Tính chất cách mạng mà Aristotle thể hiện ở chỗ, nếu như trước Aristotle và thậm chí sau Aristotle vẫn có nhiều triết gia thuộc chủ nghĩa duy tâm, đều viện lý do Thần thánh, Chúa hay một lực lượng siêu nhiên khác làm nguồn gốc sinh ra nhà nước, thì Aristotle lại không dựa vào điều đó. Aristotle dựa vào chính bản tính tự nhiên có trong con người để lý giải sự xuất hiện của nhà nước, và cho đó là “bản tính tự nhiên của nhà nước”. Điều này đã được chứng minh ở trên của bản luận văn này, song có thể nhắc lại rằng, Aristotle đi chứng minh sự quần tụ của các loại cộng đồng xã hội con người dù nhỏ nhất đến cao nhất là nhà nước, cũng đều dựa vào mong muốn, nhu cầu rất tự nhiên của con người – đó là nhu cầu quần tụ với nhau. Và dĩ nhiên “thoạt kỳ thủ phải có sự kết hợp giữa giống đực và cái” hình thành đến gia đình – làng mạc và cao nhất chính là nhà nước. Bản tính đó không thể chối cãi được. Chính vì vậy, sau này đặc biệt là triết học khai sáng Pháp đã kế thừa và phát triển rất nhiều từ tiền đề lý luận quan trọng này của Aristotle, ông là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng “bản tính tự nhiên của nhà nước”.
Ba là, ông đã xác định đúng bản chất giai cấp của nhà nước. Trước Aristotle, các nhà triết học thường mong muốn xây dựng một nhà nước hài hòa, một nhà nước đại đồng như nhau, mà chưa thấy được nhà nước mang bản chất của một giai cấp nhất định, là công cụ trấn áp của một giai cấp
106
thống trị đối với các giai cấp khác. Tuy nhiên, Aristotle đã xác định đúng bản chất của nó, ông cho rằng, thuật ngữ “hình thức chính quyền” hay nhà nước mang hai nghĩa xác định. Thứ nhất, nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất trong đời sống của một quốc gia, là cơ quan quyền lực có quyền uy tối thượng trong một nước. Thứ hai, hình thức nhà nước là thuộc về một giai cấp, tầng lớp xác định trong xã hội, trong đó thuật ngữ này trả lời cho câu hỏi “ai là người lãnh đạo xã hội?”, ai là người cai trị đất nước. Ông nói “Hai từ hiến pháp và chính quyền có cùng một nghĩa, và chính quyền tức là quyền uy tối thượng trong một nước, phải nằm trong tay của một người, hay của một vài người, hay thuộc về nhiều người” [1,164]. Điều này chứng tỏ rằng, Aristotle ban đầu đã xác định được bản chất giai cấp của nhà nước. Nhà nước không thể là chung chung, bình đẳng như nhau giữa các giai cấp được, mà nhất định Nhà nước phải mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước phải là cơ quan quyền lực của một giai cấp này trấn áp đối với một giai cấp khác, và đối với toàn thể xã hội. Đó là một quan niệm đúng đắn, giống như Lenin sau này trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” ông cũng nói “Nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác” [18,10].
Bốn là, ông đã xác định đúng và đặt nền tảng cho việc nghiên cứu những hình thức chính quyền trong lịch sử. Ông đã chứng minh bản chất của các hình thức chính quyền đó. Lấy tiêu chí là việc quan tâm đến quyền lợi của mọi người làm cơ sở để phân biệt đâu là những hình thức đúng và đâu là những hình thức nhà nước sai. Tiêu chí đó là một tiêu chí đúng đắn, ông xác định đâu là nền tảng cho sự tồn tại lâu dài của một chế độ. Dĩ nhiên, điều quan trọng nhất như ông vừa nói phải xác định được hình thức nhà nước nào quan tâm nhiều nhất đến lợi ích của mọi người. Trên cơ sở đó, ông đã xác định chế độ quân chủ, quý tộc và chế độ Hiến định là những chế độ đúng đắn, vì những chế độ này đã quan tâm nhiều đến lợi ích chung của mọi
107
người. Ngược lại, những hình thức nhà nước như độc tài, quả đầu và dân chủ là những hình thức nhà nước sai, vì không quan tâm đến lợi ích của mọi người nói chung. Tuy việc phân chia thành các hình thức nhà nước này của Aristotle còn nhiều điểm phải nói đến, nhưng giá trị thật sự của ông lại là ở chỗ, ông nêu ra tiêu chí xác định nhà nước đúng và sai dựa trên cơ sở xem xét nhà nước đó có quan tâm đến lợi ích chung hay không. Đó là điều tiến bộ ở Aristotle, chúng ta phải học hỏi ông ở tiêu chí đó. Ngày nay, khi chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam rất cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của mọi người, quyền lợi của công dân xem xét thực thi quyền lợi đó đạt được ở mức độ nào rồi để điều chỉnh cho phù hợp, điều này chưa hẳn lúc nào chúng ta cũng làm được. Cho nên, với quan niệm này của Aristotle cũng là một bài học có ý nghĩa đối với chúng ta hiện nay.
Năm là, giá trị nhân đạo của Aristotle trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp mà cả nhân loại hướng đến được thể hiện rất rõ trong toàn bộ tư tưởng của tác phẩm. Toàn bộ tác phẩm ông đã chỉ ra được những giá trị cũng như hạn chế của từng loại chính quyền và chứng minh rằng những hình thức đó chưa phải là những hình thức nhà nước lý tưởng, để từ đó ông đưa ra mô hình nhà nước lý tưởng nhất. Bằng việc phân tích chi tiết từng loại hình nhà nước, Aristotle đã cho thấy đặc điểm rất căn bản của từng loại hình đó để lấy cơ sở chứng minh rằng chúng chưa đạt đến mô hình nhà nước lý tưởng. Từ đó, ông đã tìm thấy mô hình lý tưởng nhất phải là mô hình thuộc về hình thức nhà nước Hiến định, trung dung. Ở điểm này, chúng ta thấy được giá trị của Aristotle là những tri thức rất cụ thể về từng loại chính quyền tồn tại trong xã hội cổ đại, làm cơ sở lý luận cho chúng ta nghiên cứu lịch sử xã hội cổ đại ở Phương Tây. Theo quan niệm của Aristotle, nhà nước lý tưởng phải là nhà nước của số đông thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng. Đây thực sự là một chế độ tốt đẹp, nó là đích đến của nhân loại trên toàn thế giới. Xã hội tương lai sẽ là một xã hội mà trong đó mọi người
108
đều sống bình đẳng như nhau, được làm việc và hưởng thụ những giá trị kinh tế - văn hóa – xã hội mà chính con người làm ra. Xã hội đó sẽ không có chiến tranh, không có chết chóc và con người sẽ đến một chế độ văn minh nhất trong lịch sử. Thực chất, quan niệm này của Aristotle rất văn minh và nhân đạo. Tư tưởng đó là nền tảng cho tất cả những nhà triết gia sau này hướng đến, thậm chí sau này cả chủ nghĩa Mác – Lenin cũng hướng theo con đường xây dựng một xã hội như vậy. Đó cũng là giá trị to lớn trong tác phẩm này của Aristotle.
Sáu là, lần đầu tiên trong lịch sử chính trị học Phương Tây, Aristotle đã phân chia quyền lực nhà nước thành 3 cơ quan phân lập. Cơ quan nghị quyết (hay chính là cơ quan lập pháp), cơ quan chính quyền (cơ quan hành pháp) và cơ quan tư pháp. Tuy cách gọi của Aristotle có khác với chúng ta ngày nay, nhưng về bản chất những cơ quan này chính là hình thức tam quyền phân lập ở mỗi nhà nước hiện đại. Ông không những đặt nền tảng cho việc xây dựng lý luận nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập, mà Aristotle còn đi chứng minh rất cụ thể từng nhiệm vụ, chức năng, các cách thức hành động và lựa chọn cán bộ cho từng vị trí trong các cơ quan nhà nước đó. Đây là giá trị to lớn mà tác phẩm đã đem lại cho chính trị học phương tây trong lịch sử của ngành khoa học này. Còn đối với chúng ta, chúng ta sẽ học được cách thức hoạt động của từng cơ quan trong nhà nước, đặc biệt học được những giá trị trong việc lựa chọn và sử dụng nhân lực trong bộ máy nhà nước, thậm chí ông còn nói đến chống tham nhũng, lạm quyền ở cán bộ cấp cao trong bộ máy chính quyền… đó là những bài học rất quý giá cho các quốc gia đang ngày càng hoàn thiện chế độ nhà nước pháp quyền của mình.
Bảy là, một trong những giá trị to lớn của tác phẩm đem lại, chính là ở những biện pháp để xây dựng và bảo vệ nhà nước lý tưởng mà Aristotle đã
109
nói đến. Aristotle đã đặt ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chế độ và kèm theo đó là những biện pháp để bảo vệ chế độ. Điều đáng nói ở đây, những giải pháp mà Aristotle nói đến cách chúng ta hàng nghìn năm nhưng hiện vẫn có giá trị đối với chúng ta. Những nhà lập pháp và thực thi pháp luật của nhà nước sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích cho việc lãnh đạo quốc gia của mình. Chúng ta sẽ học được tư tưởng lấy pháp luật là thượng tôn trong đời sống xã hội, rồi tiếp đến là những bài học trong việc chống tham nhũng, chống những hành vi sai trái của cán bộ nhà nước như độc tài, xa rời quần chúng, bệnh quan liêu… là những căn bệnh cố hữu có trong mọi nhà nước hiện nay. Đặc biệt, Aristotle có nêu lên quan niệm về sự bình đẳng trong quốc gia, ông cho rằng “Chỉ có một nguyên tắc giữ cho chế độ được ổn định là bình đẳng dựa theo tỷ lệ và tài năng, và người nào cũng được hưởng theo công sức và tài năng của họ”[1,286] – Đó là nền tảng để giữ vững quốc gia.
Cuối cùng, giá trị thứ tám – đó là tư tưởng đề cao giáo dục. Aristotle xem giáo dục như biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng nhà nước lý tưởng. Giáo dục đem lại cho con người sự hiểu biết để tuân theo những chuẩn mực của xã hội một cách tự giác. Và chính vì vậy, Aristotle nêu lên những chương trình, kế hoạch giáo dục cho thanh thiếu niên trong quốc gia. Tư tưởng này vẫn còn đúng với chúng ta. Ngày nay,Việt Nam đã xác định coi “giáo dục là nền tảng của quốc gia” và vì vậy phát triển giáo dục được xem là “ quốc sách hàng đầu”. Cho thấy giá trị quan trọng của giáo dục, và cũng cho thấy ý nghĩa to lớn trong quan niệm này của Aristotle.
Với những giá trị to lớn đó, tác phẩm không những mang lại hệ thống tri thức khái quát về các vấn đề lý luận của nhà nước, quan trọng hơn chính từ những quan niệm này đã đặt nền tảng to lớn cho triết học nói chung và chính trị học phương Tây nói riêng phát triển, không những về mặt lý luận,
110
mà quan trọng hơn cả nền thực tiễn chính trị phương Tây cũng chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng đó. Chính vì vậy, khi đánh giá những giá trị mà Aristotle đem lại trong tác phẩm, chúng ta không thể không đánh giá về sự ảnh hưởng của ông đối với lý luận và thực tiễn chính trị phương Tây sau Aristotle.
3.2.1.3 Bƣớc đầu đánh giá sự ảnh hƣởng của Aristotle đối với lý luận và thực tiễn chính trị Tây Âu
Quan niệm về nhà nước của Aristotle trong tác phẩm ''Chính trị luận" có nhiều giá trị to lớn đối với cả thực tiễn lẫn lý luận chính trị phương Tây nói chung và nhân loại nói riêng. Những giá trị to lớn đó đã được các thế hệ triết gia của Phương Tây kế thừa và phát triển một cách có chọn lọc. Chúng ta sẽ bước đầu đi khám phá sự ảnh hưởng này đối với các thế hệ sau này như thế nào thông qua một số những tư liệu sau đây.
Trên phương diện lý luận chính trị phương Tây
Sau này chịu ảnh hưởng của Aristotle có thể kể đến một số những tư liệu sau đây:
Nhà hùng biện và triết gia La Mã, thế kỷ thứ I TCN – Ciceron ( 106 – 43 TCN) cũng có sự kế thừa quan niệm về chính phủ của công và xác định công dân trong một nhà nước của Aristotle. Quan niệm đó đã được Ciceron miêu tả trong tác phẩm De re publica như sau: “Sự nghiệp chung là công việc của nhân dân; còn nhân dân không phải là của bất cứ nhóm người nào, được kết hợp với số lượng bất kỳ, mà là một số lượng lớn đàn ông liên kết với nhau bằng một thỏa thuận chung về luật pháp và các quyền, và với mong muốn tham gia để mọi người cùng có lợi” [17,76]. Với quan niệm này, ta thấy ở Aristotle và Ciceron giống nhau hoàn toàn khi xác định ai là công dân của một nước, trong đó chỉ có đàn ông mới đủ điều kiện làm công dân còn phụ nữ, trẻ em và nô lệ lại không được nhắc đến. Đây cũng là hạn chế của
111
các ông, tư tưởng trọng nam khinh nữ bám rễ vào hàng loạt các nhà chính trị, nhưng suy cho cùng đó cũng là hạn chế của thời đại mà thôi.
Bước sang thời kỳ Trung cổ, người chịu ảnh hưởng của Aristotle phải kể đến Aquinas (354 -430). Ông có kế thừa quan niệm về tư tưởng “dân chủ”. Dĩ nhiên, thuật ngữ này chưa được Aristotle hiểu đúng như ngày nay, thế nhưng nó cũng làm nền tảng cho những tư tưởng về sau, trong đó có Aquinas. Aquinas trong tác phẩm De Regimine Principum, được xuất bản năm 1948 tại Oxford từ trang 2 đến trang 82, cũng đi theo quan niệm của Aristotle, và phát triển tư tưởng dân chủ theo hướng tiêu cực và thường được liên tưởng tới chính sách của lũ tiện dân; chính phủ hành động vì người nghèo chứ không phải vì quyền lợi công cộng, và hình thức chính quyền trong đó “người dân thường có thể trở thành bạo chúa, đe dọa cào bằng tất cả khác biệt xã hội và đặc quyền đặc lợi đã được giành được” [17,73].
Nhà triết học Marsillius (1275 – 1342) trong tác phẩm Defensor pacis của mình cũng có sự kế thừa tư tưởng của Aristotle. Khi bàn về chính trị, đặc biệt là việc xác định công dân, giống như Aristotle, Marsillius cũng khẳng định, công dân là “người tham gia vào cộng đồng dân sự” hoặc qua vai trò quản lí hoặc “qua chức năng thảo luận hay phê phán” đối với biện pháp cai trị. Đồng thời, cũng giống như quan niệm của Aristotle về “trẻ con, nô lệ, kiều dân và phụ nữ không phải là công dân, dù mỗi loại bị truất quyền công