Nhà nước lý tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 78 - 88)

Chương 2:MỘT SỐ QUAN NIỆM V Ề NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM

2.3. Mô hình nhà nước lý tưởng

2.3.1 Nhà nước lý tưởng

74

Khi nói về mô hình nhà nước lý tưởng, ta quay lại tác phẩm “Nền cộng hòa” của Platon, xem Platon xác định đâu là mô hình lý tưởng nhất để từ đó ta nghiên cứu liệu rằng Aristotle có chung quan điểm với thầy giáo của mình hay không? Hay là ta có thể thấy được bước ngoạt, sự nhảy vọt khác hẳn của Aristotle đối với vị thầy của mình. Xem xét Aristotle đi tìm con đường lý tưởng nhất bằng những phương pháp gì và thực hiện con đường loại trừ đó như thế nào để đi đến một chế độ lý tưởng nhất.

Platon cũng phân tích khá chi tiết những chế độ đã có trong lịch sử, theo Platon, “chính thể xuất hiện từ trước đến giờ có thể tóm gọn trong 5 loại, tiêu biểu là quý tộc, tài bản, dân chủ, chuyên chế hoặc độc tài” [25,49].

"Nếu trong thành quốc, thể chế chính trị do thành phần hung hăng chiếm ưu thế, biểu lộ tinh thần hiếu chiến, nôn nóng, tham vọng thì đó là chính thể tài bản. Nếu chính quyền xây dựng trên nền tảng là sự ham muốn giàu có và căn cứ vào khả năng tài chính chính là bản chất của chế độ quả đầu, tạo ra sự cách biệt khá lớn giữa người giàu và người nghèo trong xã hội, đây là con đẻ của thể chế tài bản khi người ta không tham danh vọng nữa mà chuyển sang kẻ say sưa theo đuổi lợi lộc, lúc đó chính là thể chế quả đầu. Chính vì sự ham muốn giàu có đã đẩy bộ phận xã hội còn lại trở thành giai cấp nghèo mạt rệp, cuối cùng giai cấp này vùng lên, tống cổ giai cấp giàu có, thiết lập chế độ bình đẳng giữa mọi người. Đó là thể chế dân chủ. Khi người ta đam mê tự do quá chỡn, làm xuất hiện những con người có xu hướng chuyên chế, lôi kéo dưới trướng trở thành áp đảo, hình thành những vị vua thèm muốn đủ thứ, sẵn sàng thỏa mãn mọi nhục vọng bất kể vi phạm quan hệ tự nhiên. Xảo trá, bất công, vô đạo chính là vị vua chuyên chế. Đó cũng là thể chế chuyên chế” [16,50]. Từ đó cũng hình thành những con người ham muốn một trật tự hợp lý và đưa mọi thứ vào khuôn khổ của những quy định pháp luật, chính vì vậy hình thành nên thể chế quý tộc.

75

Từ đó, Platon kết luận rằng, “thành quốc quý tộc hiển nhiên là thành quốc đạo đức, hạnh phúc hơn hết, đối lập với chế độ đó thì chế độ chuyên chế là thành quốc đau khổ, tồi tệ nhất hạng” [25,50]. Và vì vậy, Platon cho rằng mẫu người quý tộc cũng là mẫu hình tốt nhất trong lịch sử nhân loại, và chế độ quý tộc cũng là chế độ mà Platon gọi là lý tưởng “song có lẽ thành quốc đó tồn tại như mô hình trên trời, nơi ai muốn cũng có thể quan sát và xây dựng trong tâm hồn. Thành quốc đó có tồn tại hay sẽ tồn tại, sự thể không hề khác biệt, vấn đề không đáng quan tâm. Bởi đây là thành quốc duy nhất người đó (quý tộc) có thể `tham gia sinh hoạt chính trị, không phải thành quốc nào khác”[25,656].

Đó là toàn bộ những gì mà Platon đã miêu tả khi nói về mô hình nhà nước lý tưởng trong tác phẩm “Nền cộng hòa” của mình. Khác Aristotle ở chỗ, Platon chỉ phân chia thành 5 loại hình nhà nước và coi chế độ quý tộc là chế độ lý tưởng nhất, ông cổ vũ cho chế độ này. Còn Aristotle, ông đã chia và phõn loại rừ 6 loại hỡnh nhà nước và Aristotle cũng núi đến chế độ quý tộc. Nhưng liệu Aristotle có cùng quan niệm với thầy giáo của mình hay không khi cho rằng quý tộc là chế độ tốt đẹp nhất? Tất cả điều đó đều được Aristotle chứng minh trong tác phẩm “Chính trị luận” này.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Aristotle đã phân tích và phê phán quan điểm của Platon như ở phần trước ta đã phân tích, và công việc tiếp theo là phân tích và đánh giá xem chế độ nào là hợp lý và từ đó ông mới đưa ra mô hình nhà nước lý tưởng.

Trước hết, Aristotle đi chứng minh các loại chính quyền không hợp lý bằng cách chỉ ra hạn chế tồn tại trong các loại hình này.

Chế độ quân chủ, Aristotle đã chứng minh rằng, trong một nước, người tài đức duy nhất phải là nhà lập pháp, và phải có một hệ thống pháp luật… thế nhưng quốc gia gồm nhiều cá nhân tụ họp lại, và cũng như một bữa tiệc khi tất cả mọi người khách đều đóng ghóp mỗi người một món, thì

76

bữa tiệc đó phải phong phú hơn bữa tiệc do một người khoản đãi. Như vậy thì đa số người xét xử hay hơn bất cứ một cá nhân nào về nhiều phương diện.Thêm nữa, đa số khó lòng bị hủ hóa hơn là một thiểu số cũng như một khối lượng lớn nước sẽ khó bị làm vẩn đục hơn một chút nước trong ly. Một cá nhân sẽ dễ dàng bị sự nóng giận hay những cảm xúc khác chi phối làm cho sự phán đoán sẽ bị thiên lệch.Như vậy, “nếu ta gọi chế độ do nhiều người cai trị là chế độ ưu tú, và chế độ do một người cai trị là quân chủ, thì ta thấy chế độ nhiều người cai trị sẽ tốt hơn chế độ quân chủ, dù chế độ quân chủ có do sức mạnh quân sự tạo nên hay không”[1,197]. Như vậy, chế độ quân chủ chưa thể trở thành một chế độ tốt đẹp nhất và lý tưởng để thực hiện được.

Chế độ dân chủ, loại hình chế độ sai chắc chắn không thể trở thành mô hình nhà nước lý tưởng được. Chế độ dân chủ là chế độ chỉ chú ý đến lợi ích của đa số người nghèo. Hơn nữa, theo Aristotle, trong chế độ dân chủ cũng chỉ có một bộ phận được dự vào chính sự, hoặc chỉ có một phần nào đó mà thôi. Bởi vì khi giai cấp nông nô và trung lưu như chế độ dân chủ, thì chế độ đó vận hành theo luật pháp. Lý do là vì những người mà phải sống nhờ vào sức lao động là những người không có thì giờ nhàn rỗi để lo chuyện chính trị, họ phải lập pháp quyền và chỉ tham dự khi nào cần thiết mà thôi. Nhưng vì còn phải làm lụng kiếm sống, những người này không có thì giờ nhàn rỗi để lo chính sự, luật pháp vẫn là tối thượng. Tuy nhiên, đó là đặc tính của các loại dân chủ đầu đã phân tích, còn loại dân chủ cuối cùng theo đa số có thể thay đổi cả pháp luật theo ý kiến của số đông. Đây là loại dân chủ, theo Aristotle “được hình thành sau cùng trong lịch sử hình thành quốc gia. Khi quốc gia đã lớn mạnh hơn nhiều so với thời lập quốc và nguồn thu nhập đã gia tăng, thì mọi công dân đều dự phần vào chính quyền nhờ vào ưu thế của đại chúng, và tất cả mọi người, kể cả người nghèo đều có lương, thì người nghèo lại càng có nhiều thì giờ rảnh rỗi nhất, vì họ không phải bận tâm lo

77

cho của cải của họ. Mỗi bận tâm này khiến cho người giàu bị cản trở không thể tham gia vào nghị viện hay tòa án. Chính vì thế mà nhà nước do người nghèo, tức thành phần đa số cai trị, chứ không còn là do pháp luật cai trị nữa” [1,225]. Vì vậy, chế độ dân chủ không thể trở thành một mô hình nhà nước lý tưởng được.

Chế độ quả đầu cũng tương tự như chế độ dân chủ, đó là mô hình nhà nước hủ bại chỉ vì lo đến lợi ích của thiểu số người giàu có trong xã hội, khi quyền lực nằm trong tay của một nhóm giàu có thì quyền lợi của nhóm xã hội này cũng được bảo vệ nhiều hơn, người nghèo sẽ không có cơ hội tham gia chính quyền của quốc gia. Hơn nữa, Aristotle đã phân tích sự ra đời của các loại chế độ quả đầu để chứng minh chế độ này là chế độ do người cai trị chứ không còn là luật pháp cai trị nữa. Ông nói “Còn về chế độ quả đầu, một loại gồm có đa số công dân là những người có một ít của cải. Loại này cho phép bất cứ ai có số tài sản yêu cầu được tham gia chính sự. Vì số tài sản không nhiều nên đa số được dự phần vào chính sự, và vì thế, luật pháp được dùng để cai trị chứ không phải là con người cai trị. Nhưng nếu chỉ có ít người có tài sản mà làm chủ nhiều tai sản hơn, một mô hình quả đầu thứ hai được hình thành. Khi giai cấp này càng ngày càng lớn mạnh thì lại càng muốn có nhiều quyền hành, và như thế họ tự cho mình cái quyền lựa chọn cho mình những người thuộc giai cấp khác tham gia vào chính quyền. Nhưng vì chưa đủ mạnh để cai trị mà không cần pháp luật, giai cấp này tạo ra luật lệ thay cho ý muốn của họ. Khi con số người giàu ngày càng ít đi nhưng họ càng ngày càng giầu hơn thì mô hình quả đầu thứ ba được ra đời: trong mô hình này thành phần cai trị nắm giữ các chức vụ và ban hành luật “cha truyền con nối”. Chưa hết, khi kẻ cầm quyền có tài sản vĩ đại và vô số bạn bè, thì kiểu độc tài gia đình này sẽ dẫn đến chế độ quân chủ: chính quyền do người

78

cai trị chứ không còn do pháp trị nữa” [1,226]. Do đó, chế độ quả đầu không thể nào là chế độ lý tưởng được.

Ta sẽ xét loại chế độ hủ bại cuối cùng nữa, đó là chế độ bạo chúa.

Cũng giống như chế độ dân chủ và quả đầu, chế độ bạo chúa cũng chỉ phục vụ cho lợi ích của một ít người, đó là vị vua và vương thất. Hơn nữa, “vị bạo chúa trong chế độ này tùy tiện sử dụng quyền lực của mình trên muôn dân chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi riêng của mình và đi ngược lại lòng dân”.

Vì vậy, chế độ này không bao giờ trở thành chế độ lý tưởng ở mọi nơi được.

Chế độ quý tộc là chế độ dành cho người tài giỏi đức hạnh và số đông giàu có như trên ta đã phân tích. Tuy nhiên theo Aristotle, nếu như ở Platon, chế độ quý tộc là chế độ tốt đẹp lý tưởng nhất thì ở đây, Aristotle cho rằng

“đó là một mô hình nhà nước chỉ có ở trong mơ, chế độ quý tộc là một chế độ hoặc là vượt quá tầm với của một số nước lớn, hoặc là đã pha trộn để trở thành một chế độ theo hiến pháp” [1,235]. Chế độ quý tộc có những tiêu chuẩn đức hạnh quá tầm tay với của những người thường, nó đòi hỏi người ta phải có năng khiếu đặc biệt mới theo đuổi được. Chính vì vậy, chế độ quý tộc không thể trở thành chế độ lý tưởng như Platon đã xây dựng được.

Những chế độ ta vừa phân tích hoặc là quá tốt khó vươn tới, hoặc là chế độ hủ bại càng không thể thực hiện được, cho nên không thể chọn được trong những mô hình nhà nước đó làm tiêu chuẩn để xây dựng lý tưởng.

Chính vì những thái cực đối lập nhau như vậy, Aristotle đã cho rằng cần phải có cùng một nguyên tắc. “Nếu ta công nhận những điều được bàn tới trong cuốn Đạo đức là đúng: (1). Một đời sống hạnh phúc là một đời sống theo đức hạnh và có đủ phương tiện vật chất để sinh sống, và (2), đức hạnh là một số trung bình cộng hay sự trung dung, thì đời sống trung dung và có số trung bình mà ai cũng có thể đạt được, phải là đời sống tốt đẹp” [1,235]. Điều này có nghĩa rằng, “Sự trung dung và trung bình là điều tốt nhất”.

79

Từ nguyên tắc đó, Aristotle đi phân tích chế độ tốt đẹp nhất, lý tưởng nhất. Trong một quốc gia, bao giờ cũng có 3 phần tử: một phần tử thì rất giàu, một phần tử lại rất nghèo, và giai cấp thứ ba ở giữa. Loại thành phần thứ nhất sẽ có khuynh hướng dùng đến bạo lực và trở thành những kẻ phạm đại tội, còn loại thứ hai thì dễ trở thành kẻ lưu manh và phạm các tội lặt vặt.

Những kẻ giàu có khi có quá nhiều thứ may mắn, sức khỏe, tài sản…

thì lại là những kẻ không sẵn lòng phục vụ quyền uy, hoặc không biết phục tong như thế nào. Sự sấu xa này bắt nguồn từ gia đình, vì khi còn là trẻ con sống trong xa hoa, họ chưa bao giờ học, ngay cả học trong lớp, thói quen vâng lời. Mặt khác, con nhà nghèo, theo Aristotle lại nằm ở phía đối nghịch, và trở thành những kẻ hạ tiện để người khác sai khiến.

Thành thử có một giai cấp không biết vâng lời và chỉ có thể cai trị độc đoán, và một giai cấp không biết cai trị là gì mà chỉ biết vâng lời và tuân phục như nô lệ. Cho nên, “kết quả là ta có một nước không phải của những người tự do mà là một nước của chủ nhân và nô lệ, bên này thì khinh bỉ bên kia, còn bên kia thì đố kỵ bên này. Và đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho tình thân hữu và nghĩa đồng bào trong một nước” [1,237].

Chính vì những lý do đó, trong một nước không thể để cho người quá giàu hay quá nghèo làm người quản lý đất nước. “Một quốc gia nên được xây dựng và tạo thành bởi càng nhiều người dân bình đẳng và tương đồng càng tốt, và thành phần này đa số nằm trong giai cấp trung lưu”. [1,237]

Tới đây, ta đã hiểu được chế độ hợp lý nhất phải là chế độ mà trong đó giai cấp trung lưu là người cai trị, đó chính là chế độ Hiến định, chế độ trung dung. Aristotle cũng đã phân tích những ưu thế của chế độ mà trong đó người trung lưu làm người cai trị, “một nước mà được thành lập bởi đa số công dân thuộc thành phần trung lưu chắc chắn phải là một nước có chế độ

80

chính trị tốt nhất bởi vì họ cũng giống như những sợi chỉ dệt thành tấm vải quốc gia”[1,238].

Thành phần trung lưu là thành phần ổn định và chắc chắn nhất của một nước. Vì họ không như những kẻ nghèo, thèm thuồng tài vật của người khác, mà cũng không ai thèm thuồng của cải thuộc loại thường bậc trung của họ, vì người nghèo thường ham muốn tài vật của người giàu. Họ cũng chẳng thèm âm mưu làm hại lẫn nhau, mà cũng chẳng có ai thèm âm mưu làm hại đén họ, họ sống một đời sống an toàn.

Như thế, ta thấy hiển nhiên là một đời sống chính trị tốt nhất được tạo nên bởi những công dân thuộc giai cấp trung lưu. Một nước được coi là thật may mắn nếu là một nước mà những công dân có tài sản đủ dùng, vì nếu có một số người có quá nhiều tài sản, trong khi đó số còn lại thì không có gì thì sẽ dẫn đến tình trạng dân chủ cực đoan hay quả đầu thuần túy, hay một bạo chúa… còn đối với một chế độ trung dung của người trung lưu thì không thể có một chế độ cực đoan như vậy.

Hơn nữa, người trung lưu thường khó bị chia bè phái hơn là hai giai cấp kia, nước lớn lại vững chắc hơn là nước nghèo, vì nước nghèo hay bị chia bè thành giai cấp giàu và nghèo hơn.

Cũng còn một lý do nữa, hai thành phần giàu và nghèo chống đối lẫn nhau, và bất cứ khi phe nào thắng thế, thay vì thiết lập một chế độ công chính, hay được lòng dân thì lại xem ưu thế chính trị là chiến lợi phẩm để thiết lập chế độ chính trị, dân chủ hay quả đầu theo ý kiến của mình. Hơn thế nữa, cả hai phe mà đã từng chiếm được thượng phong về mặt chính trị thì lại chỉ lo cho quyền lợi của phe mình thông qua thể chế chính trị chứ chẳng thèm để tâm đến quyền lợi chung của cả nước.

Aristotle cũng cho rằng, chế độ trung dung hầu như chưa bao giờ hiện hữu, mà nếu có thì cũng có rất ít. Ông cho rằng trong lịch sử Hy Lạp có duy

81

nhất một người thực thi chế độ này, đó là Tharemanes, một nhà lãnh đạo phái trung dung ở Athen năm 411 TCN.

Từ tất cả những lý do trên, Aristotle đi đến kết luận chế độ Hiến định, trung dung giữa hai giai cấp giàu – nghèo, hai chế độ dân chủ và quả đầu, trở thành chế độ tốt đẹp nhất. ễng núi “ta thấy rừ ràng chế độ nào là chế độ tốt nhất và lý do khiến cho những chế độ này trở thành ưu việt nhất” [1,240]. Và đó cũng là kết luận cho câu hỏi quan trọng nhất trong luận văn nghiên cứu này. Đến đây ta đã thấy được đầy đủ những cơ sở để Aristotle nêu lên quan niệm của mình. Đồng thời, ta cũng thấy được sự khác biệt giữa Aristotle với người thầy của mình là Platon trong việc xác định đâu là mô hình nhà nước lý tưởng nhất. Lý tưởng nhất chứ không phải là không tưởng, mô hình nhà nước phải được thực hiện trong đời sống chứ không phải là chế độ chỉ có ở trong mơ như Platon đã nêu lên khi viết tác phẩm “Nền cộng hòa” của mình.

2.3.2 Đặc điểm cơ cấu bộ máy nhà nước lý tưởng

Sau khi tìm ra được đâu là mô hình nhà nước lý tưởng, tác giả đã nghiên cứu thêm các vấn đề liên quan đến nhà nước lý tưởng từ việc đặc điểm cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành và những biện pháp để xây dựng nhà nước đó.

Về cơ cấu bộ máy nhà nước, Aristotle đã phân tích rất nhiều trong Chương 14, 15 và 16 của Quyển IV.Theo Aristotle, “mọi hiến pháp đều có ba phần tử, nhà lập pháp giỏi phải là người biết lợi thế của mỗi loại hiến pháp là gì.

Khi ba phần tử này được sắp xếp khéo léo, thì hiến pháp cũng được thiết lập đúng đắn, còn nếu có sự khác biệt giữa các phần tử này, thì hiến pháp cũng sẽ khác nhau. Phần thứ nhất, chịu trách nhiệm nghiên cứu, thảo luận và quyết nghị về những vấn đề công cộng. Phần thứ hai, là phần tử chịu trách nhiệm về hệ thống viên chức chính quyền – những ai đủ tiêu chuẩn, những giới hạn của thẩm quyền chính trị, và cách thức bộ nhiệm viên chức chính quyền, cuối cùng là bộ phận chịu trách nhiệm về quyền tư pháp” [1,240].

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)