Các dạng khác nhau của các loại hình nhà nước

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 65 - 78)

Chương 2:MỘT SỐ QUAN NIỆM V Ề NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM

2.2 Các hình thức nhà nước

2.2.3 Các dạng khác nhau của các loại hình nhà nước

Sau khi đã tìm hiểu các loại nói chung và bản chất từng loại hình nhà nước nói riêng, chúng ta sẽ đặt tiếp câu hỏi một cách tự nhiên, đó là: trong mỗi một loại hình nhà nước có bao nhiêu mô hình khác nhau thuộc về loại hình đó?

Không chỉ đơn giản là việc phân chia các hình thức nhà nước, mà chúng ta cũng cần phải tìm hiểu xem xét có bao nhiêu mô hình khác nhau

61

trong từng hình thức đó. Bởi vì theo Aristotle, “trong mỗi nhà nước có nhiều phần tử khác nhau. Đầu tiên ta thấy, tất cả mọi nước đều bắt nguồn từ nhiều gia đình, và trong số đông đảo công dân lại có người giàu, người nghèo, có kẻ trung lưu. Kẻ giàu có phương tiện để vũ trang, còn kẻ nghèo thì chỉ là kẻ bạch đinh. Trong số những kẻ bình dân, có người làm nghề nông, có người buôn bán, có kẻ làm thợ. Còn trong số quý tộc, cũng có sự khác biệt về tiền bạc và tài sản…” [1,213],do đó trong mỗi hình thức nhà nước lại xuất hiện nhiều mô hình khác nhau. Chính vì vậy, công việc tiếp theo chúng ta cần phải nghiên cứu, đó là việc chỉ ra tất cả các loại mô hình đó.

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi này, ta lại phải xem xét một vấn đề khác, nền tảng của nó – đó là việc xác định trong một cộng đồng chính trị xã hội, có bao nhiêu giai cấp, tầng lớp. Từ đó mới chỉ ra được có bao nhiêu mô hình khác nhau của các loại hình nhà nước.

Aristotle đã chia xã hội thành 9 tầng lớp, giai cấp khác nhau. “Một phần tử lo nhiệm vụ cung cấp lương thực, ta gọi là nhà nông; phần tử thứ hai là những người thợ tạo nên những máy móc cần thiết cho sự sinh tồn của một nước. Phần tử thứ ba, là những thương gia, tức là những người mua bán vật sỉ cũng như lẻ. Thành phần thứ tư là những nông nô hay lao động chân tay. Giai cấp chiến sỹ là giai cấp thứ năm và cũng cần thiết như mọi giai cấp khác để bảo vệ đất nước khỏi bị nước khác xâm lăng và áp đặt ách nô lệ.

Thành phần thứ sáu là những quân nhân, phán quan, hay nghị viên, là những người điều hành đời sống chính trị, là thành phần được xem quan trọng hơn là những phần tử chỉ lo đến những nhu cầu vật chất của đời sống. Thành phần thứ bảy, là những người giàu có phục vụ quốc gia bằng tài sản của họ.

Thành phần thứ tám là các quan chức vì một nước không thể hiện hữu nếu thiếu người cai trị, phải có người có khả năng đảm nhiệm những chức vụ công quyền hoặc là phục vụ quốc gia theo nhiệm kỳ hay vĩnh viễn. Còn sót lại một thành phần gồm những người có viễn kiến và nghị luận chín chắn

62

cùng khả năng phán xét những cuộc tranh tụng” [1,219]. Hơn nữa, theo Aristotle, trong một quốc gia phải có 9 tầng lớp này quan hệ với nhau, một quốc gia dĩ nhiên cần phải có những người có khả năng lãnh đạo quốc gia.

Còn những tầng lớp khác có thể kết hợp với nhau, chẳng hạn, một chiến sỹ có thể vừa là một người thợ, hay một nhà nông… do vậy, việc phân chia chỉ có tính chất tương đối.

Tuy nhiên, ngoài ra vẫn còn một cách phân chia xã hội khác mà Aristotle cũng nói đến, đó là việc phân thành người giàu – nguời nghèo, trong một cá nhân, không thể có vừa giàu vừa nghèo, cho nên chỉ có hai giai cấp giàu – nghèo. Hai giai cấp này thậm chí đối nghịch nhau, đấu tranh để xây dựng những chính quyền phục vụ cho giai cấp mình. Tuy nhiên, trong xã hội, người giàu thường chiếm thiểu số còn người nghèo thường chiếm đa số.

Vì vậy, thông thường sẽ có hai chính quyền: dân chủ (theo số đông) và quả đầu (theo tài sản). Do đó, theo Aristotle, phải đặt hai giai cấp này cũng là những thành phần của nhà nước hiểu theo nghĩa riêng biệt chứ không phải theo chức năng như trên.

Trong một xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp như vậy thì chính quyền cũng có nhiều loại khác nhau như ta đã thấy, thậm chí trong một loại hình nhà nước lại cú nhiều mụ hỡnh khỏc nhau. Aristotle cũng chỉ rừ những mụ hình đó

Một là chế độ quân chủ

Theo Aristotle, “ta có thể thấy dễ dàng là có nhiều loại quân chủ, và hệ thống chính quyền do đó, cũng gồm nhiều loại”. Aristotle đã chia chế độ quân chủ thành 5 mô hình khác nhau:

Thứ nhất, chế độ quân chủ được lập nên từ luật pháp. Theo Aristotle, đây là loại quân chủ mà trong đó quyền lực của nhà vua không phải là tuyệt đối, nó chỉ tuyệt đối trong chiến tranh và các hoạt động tôn giáo. Vua không có quyền sinh sát chỉ trong những trường hợp đặc biệt như chiến trinh, vẫn

63

phải nhẫn nhịn trước những lời nhận xét của các nghị viên trong quốc hội. Ở chế độ này, nhà vua kiêm nguyên soái – cai trị cho đến mãn đời. Mô hình này cũng có 2 loại: do thế tập hoặc do bầu cử tạo nên.

Thứ hai, loại chế độ quân chủ gần với chuyên chế, vua của các dân tộc dã man. Loại hình này Aristotle cho rằng chỉ thông dụng ở những nước kém phát triển, kém văn minh, nó gần với chế độ chuyên chế, nhưng vẫn được coi là hợp pháp và thế tập. Các sắc dân kém văn minh hơn người Hy Lạp, nên ít khi đứng lên chống lại sự độc tài của chính quyền. Những chế độ quân chủ loại này mang bản chất chế độ của những bạo chúa vì bản chất của dân trong nước là nô lệ, những chế độ loại này cũng không sợ bị lật đổ vì được xem là hợp pháp và truyền từ đời cha xuống đời con. Những vị vua này được xem là vua của họ thật sự, chứ không phải là bạo chúa, nhà vua cai trị theo luật pháp và thần dân tuân phục một cách tự nguyện, còn đối với bạo chúa thần dân bị buộc phải tuân phục.

Loại thứ ba, được Aristotle nói đến là chế độ quân chủ chỉ có ở Hy Lạp cổ, được gọi là Aesymnetia – tức là độc tài. Mô hình này có thể hiểu là quả đầu qua bầu cử, nó cũng giống như loại hai, nhưng khác ở chỗ nó không có tính chất thế tập. Nhà vua cũng có khi được nắm quyền suốt đời, hoặc theo nhiệm kỳ, hoặc khi một công việc nào đó được thực hiện xong.

Cả ba loại quân chủ này đều giống nhau ở chỗ có tính chất của bạo chúa, bởi vì nhà vua nắm quyền chuyên chính, nhưng nếu những vị vua này được dân chúng bầu ra và thuận theo, thì họ vẫn được coi là vị vua chính thống.

Loại thứ tư, là mô hình quân chủ Spart, chỉ xảy ra trong thời đại Anh hùng. Các nhà vua cũng cha truyền con nối và được xem là hợp pháp vì được thần dân chấp nhận. Nhà vua đầu tiên của triều đại được xem là người có công của nhân dân nhờ vào tài quân sự. Những vị vua này hoặc quy tụ nhân dân vào trong một lãnh thổ, hoặc chiếm đoạt thêm được đất đai cho họ; và

64

như vậy được nhân dân tôn sùng lên làm vua và quyền lực được truyền tử lưu tôn. Những vị vua này là những nguyên soái trong chiến tranh, người chủ tọa trong những nghi lễ tế tự, và là quan tòa xử kiện khi có kiện tụng. Trong thời cổ quyền lực của vị vua này bao trùm lên vạn vật và muôn dân trong lãnh thổ, nhưng dần dà vị vua này bỏ một số đặc quyền và giao lại cho nhân dân, đến nỗi tại nhiều nước khác đặc quyền của nhà vua chỉ còn lại là vai trò thống soái khi đem quân đi viễn chinh.

Nhưng cũng còn một loại số 5 khác hẳn với 4 loại trên. Nhà vua trong loại này có quyền lực tuyệt đối trên thần dân của mình ở mọi vấn đề công cộng. Loại này cũng tương tự như vai trò của người gia trưởng có thẩm quyền tuyệt đối trên gia đình. Vì người gia trưởng được xem như là vua của gia đình, thì nhà vua cũng được xem là trưởng tộc của bộ lạc, quốc gia hay của nhiều nước khác.

Như vậy, Aristotle đã phân tích 5 loại hình quân chủ, trong đó có 4 loại thì quyền lực của nhà vua bị hạn chế, hoặc chỉ có những vai trò nhất định, có những quyền hạn nhất định đối với đất nước của mình. Còn riêng loại hình thứ 5, được xem là chế độ quân chủ tuyệt đối, nghĩa là nhà vua có quyền lực trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc gia. Nếu xét theo cách phân chia này ta thấy các quôc gia phong kiến Phương Đông đa số là theo hình thức nhà nước quân chủ tuyệt đối mà Aristotle đã nêu lên trên đây. Ở các quốc gia phương Đông, vua được xem là chúa tể, là thiên tử, nghĩa là vua được xem là con trời, có quyền lực tối đa, mọi lời nói chỉ thỉ của nhà vua đều được xem như một mệnh lệnh tối cao, xét xử mọi vấn đề trong quốc gia. Vua có quyền lực tuyệt đối, vua cho thần dân sống mới được sống, vua bắt chết phải chết. Đây chính là mẫu hình của chế độ quân chủ tuyệt đối mà Aristotle đã đưa ra.

65

Liên quan đến việc phân chia này, Aristotle còn đặt ra vấn đề giữa việc tuân theo pháp luật và việc một người tài đức lãnh đạo đất nước điều nào sẽ có lợi cho quốc gia hơn, đồng thời xác định xem chế độ quân chủ nào là hợp lý.

Aristotle cho rằng, pháp luật là khuôn mẫu, nhưng nó cũng không thể giải quyết hết những sự việc mới phát sinh, nhỏ bé hoặc những vấn đề ngoài điều pháp luật quy định, cho nên cũng cần phải có một con người tài đức để vận dụng pháp luật giải quyết những vấn đề đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có một con người lãnh đạo cũng có hạn chế, ở chỗ con người giải quyết rất có thể đem tình cảm lấn át lý trí, khi đó việc xử lý công việc sẽ thiên vị và thiếu chính xác, cho nên để một cá nhân con người lãnh đạo cũng chưa hẳn là đã tốt. Chính vì vậy, Aristotle cho rằng chế độ quân chủ tốt nhất phải là chế độ kết hợp giữa nhân trị - người có tài đức lãnh đạo đất nước với nhà nước có sự tồn tại của pháp luật.

Aristotle cho rằng “thật là rừ ràng, khi tỡm kiếm cụng lý, người ta cần có một thẩm quyền trung lập để phán xét. Và thẩm quyền đó chính là luật pháp” [1,201].Tuy nhiên, “cũng trong một số trường hợp khác nhau không thể bao hết trong luật pháp, và không thể phủ nhận được là trong những trường hợp như vậy cần phải có sự quyết định của con người. Nhưng điều cần phải tranh luận là những vấn đề như vậy do nhiều người chứ không phải một người quyết định”[1,202]. Bởi vì, theo Aristotle, một người với một đôi mắt, hai tay, hai chõn sẽ khụng nhỡn rừ hơn, làm hay hơn với nhiều người, cú nhiều tai mắt và tay chân hơn. Và như thế, “nhà vua sẽ cần có nhiều đồng sự hơn, vừa là bạn của mình, vừa am hiểu pháp luật” [1,203].Chính vì vậy, chế độ quân chủ tốt nhất phải là chế độ quân chủ trung dung giữa việc cai trị của nhà vua bằng luật pháp cùng với hệ thống đồng sự tài giỏi của nhà vua, dĩ nhiên nhà vua sẽ phải là người có đức hạnh và tài năng nhất.

Hai là chế độ dân chủ:

66

Aristotle đã phân chia chế độ dân chủ thành 5 loại khác nhau: đầu tiên phải kể đến mô hình dựa trên sự bình đẳng. Bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa, “người nghèo không được có những lợi thế hơn người giàu; và không có bên nào thống trị bên nào, mà cả hai đều bình đẳng như nhau” [1,220].

Một loại chế độ dân chủ nữa, đó là “chế độ mà những quan chức được bầu ra theo một tiêu chuẩn tối thiểu về tài sản; bất cứ ai có đủ tài sản theo yêu cầu đều có quyền tham gia chính sự, nhưng nếu mất đi tài sản thì cũng mất luôn quyền này”.

Một loại khác nữa là “chế độ mà mọi công dân có cha mẹ cũng là công dân có hạnh kiểm tốt được tham gia chính sự”. Loại thứ năm, gần giống với loại thứ tư, đó là cứ ai làm công dân đều được quyền tham gia chính sự. Ở trong cả hai loại này, Aristotle cho rằng pháp luật vẫn là tối thượng.

Loại dân chủ thứ năm là chế độ cũng giống như loại trên, nhưng ý chí của đa số nhân dân mới là tối thượng và có thể thay đổi chế độ bằng những tuyên cáo. Theo Aristotle, đây “là trường hợp của chế độ do những kẻ mị dân xướng xuất. Trong trường hợp này, toàn thể nhân dân trở thành vị quân vương tập thể, và vì thế nắm toàn quyền một cách tập thể” [1,221].

Cách phân chia các loại hình nhà nước dân chủ của Aristotle có tính tiêu cực và hạn chế. Hạn chế ở chỗ, ông xem dân chủ như một sự cào bằng, một con số trung bình cộng cho các yếu tố thuộc về những người nghèo. Hơn nữa, dân chủ theo Aristotle, còn là sự thái hóa của các quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng, sự thái hóa ở chỗ: không xét đến những vấn đề như tài năng, đức hạnh mà chỉ cần xét tài sản của cá nhân ở mức độ nào đó, và đó là cách để đảm bảo cho cá nhân có quyền tham gia các hoạt động chính trị (như cách phân chia thứ hai), sự thái hóa còn ở chỗ nó cổ vũ cho những hoạt động vô chính phủ, vô nguyên tắc trong đời sống chính trị.

Không thể có một quốc gia ổn định, nếu như mọi công dân đều tùy ý mình làm, nó cổ vũ cho căn bệnh “số đông” lấn án pháp luật, làm hỏng nhà nước

67

và pháp luật. Số đông chưa hẳn đã chính xác, hơn nữa cái nguy hiểm ở chế độ dân chủ theo cách hiểu của Aristotle lại là ở chỗ, nó có thể xây dựng và cũng có thể hủy bỏ pháp luật của nhà nước theo ý kiến của số đông (như loại dân chủ thứ 5). Loại hình dân chủ này, còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với chế độ bạo quân. Bởi bạo quân còn có vương thất xem xét các quyết định của nhà vua, chế độ dân chủ theo số đông còn nguy hại hơn rất nhiều, nó có thể tạo ra những cơn sóng làm hỏng đi nhà nước, theo ngôn ngữ hiện nay – đó là dân chủ vô chính phủ.

Hạn chế của các loại hình này còn ở chỗ, nó thiếu đi sự lãnh đạo tập trung của một nhóm người có địa vị, có năng lực lãnh đạo đất nước và có đức hạnh cũng như trình độ để đánh giá những quyết định của đa số dân chúng trong các hội nghị cũng như khi đưa ra các quyết nghị.

Với những lý do đó ta hiểu tại sao Aristotle lại cho chế độ dân chủ là hình thức hủ bại của các loại hình thức nhà nước, nó tồn tại nhiều hạn chế và cần phải được một chế độ hoàn thiện hơn.

Mặc dầu vậy, theo cách hiểu của Aristotle, dân chủ với 5 mô hình khác nhau đó, cũng giúp ta hiểu được những điều kiện, tiêu chí để xác định chế độ dân chủ: trước hết là số đông, tiếp đến là có tài sản ở mức độ nhất định, có cha mẹ là công dân và bản thân cũng là công dân… từng đó tiêu chí mới hội tụ được chế độ dân chủ, thông qua những tiêu chí này ta hiểu được nội hàm của thuật ngữ “dân chủ” mà Aristotle diễn đạt. Tuy có hạn chế, song ta hiểu nội hàm nguyên sơ của thuật ngữ này trong ngôn ngữ chính trị của Phương Tây hiện đại, sau này các nhà triết học, chính trị phương Tây đã cải biến và sử dụng thuật ngữ này một cách chính xác hơn.

Ba là, chế độ quả đầu

Theo Aristotle mặc dầu chế độ quả đầu là chế độ được xây dựng từ cơ sở là tài sản, nhưng chế độ quả đầu cũng có nhiều loại khác nhau.

68

Loại thứ nhất đòi hỏi phải có tài sản ở mức độ cao để cho người nghèo dù là đa số cũng không được tham gia chính trị, còn ai đủ điều kiện tiêu chuẩn này thì sẽ được dự phần.

Loại thứ hai cũng theo tài sản nhưng ở mức độ cao hơn và chỉ những ai ở mức độ này mới được tham dự tuyển chọn vào những chức vụ đang thiếu. Nếu ở chế độ quý tộc lựa chọn quan chức dựa trên tài năng thì đó là chế độ quý tộc, còn nếu dựa trên đặc quyền, thì đó là quả đầu.

Loại thứ ba là cha truyền con nối. Loại thứ tư cũng là cha truyền con nối, nhưng quan chức có quyền tối thượng chứ không phải là luật pháp. Trong các loại chế độ này thì loại thứ 4 giống như chế độ bạo chúa trong chế độ quân chủ và giống như loại dân chủ số đông cuối cùng của chế độ dân chủ.

Bốn là chế độ bạo chúa

Khi bàn về chế độ bạo chúa Aristotle cũng bàn về 3 mô hình bạo chúa.

Trước hết là 2 mô hình bạo chúa do luật pháp tạo nên, và như thế vẫn được xem là chế độ quân chủ. Trong số những sắc dân kém văn minh họ cũng bầu ra những vị quân vương với quyền lực tuyệt đối (theo luật pháp của họ); loại thứ hai là những vị vua thời cổ Hy Lạp được dân bầu ra được gọi là Nhà Độc tài. Những vị vua này khi so sánh với nhau cũng có một số điểm khác biệt. Ta phải xem họ là Quân Vương khi họ còn cai trị theo pháp luật;

và là một bạo chúa nếu cai trị độc tài và theo ý riêng của mình – ta có thể gọi là chế độ bán quân chủ - bán độc tài.

Còn một loại thứ 3 nữa là loại tiêu biểu nhất và đối nghịch hoàn toàn với chế độ quân chủ chân chính. Vị bạo chúa trong chế độ này tùy tiện sử dụng quyền lực của mình trên muôn dân chỉ nhằm phục vụ quyền lợi cho riêng mình và đi ngược lại lòng dân. Không có một người dân tự do nào lại chịu sống dưới một chế độ như vậy.

Năm là chế độ quý tộc

Một phần của tài liệu Quan niệm của Arixtot về Nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)