Theo Aristotle, chính vì những đặc điểm hoặc sự biến dạng các chế độ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các loại hình nhà nước, loại hình nào cũng chứa đựng những tác nhân gây ra cách mạng, thay đổi chế độ. Chế độ hiến định, mặc dù là loại chế độ hoàn thiện nhất, nhưng vẫn có nguy cơ bị thay đổi. Do đó, Aristotle cũng chỉ ra những nguyên nhân có thể thay đổi chế độ và đồng thời cũng đưa ra những biện pháp bảo vệ chế độ Hiến định.
90
Aristotle phân tích những nguyên nhân gây ra những sự biến đổi các chế độ, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân như: “nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là bắt nguồn từ ước muốn bình đẳng khi người ta nghĩ rằng họ bình đẳng hay không bình đẳng với người khác” [1,266],hoặc họ có thể cho rằng bản thân họ có thể được nhận nhiều quyền lợi hơn những gì họ đang nhận, từ đó sinh ra những mâu thuẫn giữa các giai cấp và dẫn đến những sự biến đổi trong các chế độ chính trị. Ngoài nguồn gốc đó ra, Aristotle còn chỉ ra “động cơ làm cách mạng là mong muốn đạt được quyền lợi vật chất và danh vọng, hay là nỗi sợ bị mất danh vọng và quyền lợi khiến họ phải nổi loạn để tránh bị mất mát những điều đó” [1,266]. Còn có những nguyên nhân khác như: “sự ngạo mạn, sợ hãi, bị đè nén quá đáng, bị khinh rẻ, sự gia tăng bất bình quân trong nước, bầu cử gian lận, sơ suất có cố ý, sự sơ suất vô ý những tiểu tiết, và sự khác biệt về các thành phần dân chúng” [1,267].
Như vậy, Aristotle quan niệm nguồn gốc chủ yếu dẫn đến cách mạng, thay đổi chế độ chủ yếu vẫn là xuất phát từ tâm trạng cá nhân, lòng ham muốn hay thái độ của cá nhân trước những biến đổi xã hội, đó là yếu tố thuộc về tâm lý xã hội chứ Aristotle chưa nhìn ra nguyên nhân sâu xa nhất phải là yếu tố kinh tế - xã hội. Sự biến đổi trong các chế độ xã hội phải bắt nguồn từ sự thay đổi kinh tế của chế độ. Sau này, chủ nghĩa Mác – Lênin đã rất khoa học khi đi lý giải nguồn gốc cách mạng, nguồn gốc thay đổi các chế độ xã hội – hay còn gọi là, các hình thái kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa Mác, không giống như Aristotle ở chỗ, nếu Aristotle xuất phát nguồn gốc thay đổi chế độ từ tâm lý xã hội, thì chủ nghĩa Mác lại xuất phát từ yếu tố quan hệ kinh tế trong xã hội. Mỗi một chế độ xã hội đều được xây dựng từ trên hai mối quan hệ chính: mối quan hệ giữa con người với tự nhiên (hay còn gọi là lực lượng sản xuất) và mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất (hay còn gọi là quan hệ sản xuất). Trong lực lượng sản xuất lại có các yếu tố như con người, công cụ sản xuất và đối tượng sản xuất, còn
91
quan hệ sản xuất với ba quan hệ chính như, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Khi con người mới sinh ra đều cần phải có những điều kiện sinh sống cần thiết, nhưng muốn có điều đó con người phải lao động, đó là việc con người sức lao động của mình cùng với công cụ sản xuất để tác động vào giới tự nhiên, tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm vật chất nuôi sống bản thân và xã hội. Trong quá trình lao động đó, con người càng hoàn thiện công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên một cách hiệu quả hơn, làm ra nhiều sản phẩm hơn. Ban đầu con người tìm kiếm phục vụ đầy đủ cho mỗi cá nhân trong cộng đồng bộ lạc thị tộc, sau đó nhờ sự phát triển của công cụ lao động, con người kiếm ngày càng nhiều hơn của cải vật chất, số sản phẩm đó không những chia đều cho mọi người mà còn dư thừa. Số dư thừa đó lại rơi vào tay những đầu bộ lạc thị tộc, dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu, trong xã hội xuất hiện các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau giữa người giàu và người nghèo. Những sự khác nhau đó tạo thành mâu thuẫn giai cấp, và xuất hiện những cuộc đấu tranh giai cấp, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp chính là cách mạng. Khi cách mạng thành công, một chế độ xã hội mới ra đời thay thế cho chế độ xã hội cũ. Như vậy, nguồn gốc cách mạng, thay đổi các chế độ phải xuất phát từ yếu tố lực lượng sản xuất làm thay đổi các quan hệ sản xuất, trong đó sự xuất hiện tư hữu và đấu tranh giai cấp là những nguồn gốc xã hội chủ yếu dẫn đến cách mạng và sự thay đổi các chế độ.
Như vậy, nếu xét theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, thì quan niệm của Aristotle chủ yếu vẫn mang tính tâm lý xã hội chứ chưa nói đến nguồn gốc kinh tế - xã hội là nguồn gốc quan trọng, và trực tiếp nhất dẫn đến cách mạng làm thay đổi các chế độ.
Cũng cần phải làm rõ, sự khác nhau trong quan niệm của Aristotle với chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề cách mạng. Cả hai đều dùng thuật ngữ này nhưng cách hiểu lại khác nhau. Cách mạng của Aristotle nói đến trong tác
92
phẩm chỉ đơn giản là sự thay đổi chế độ, chuyển từ chế độ này sang chế độ khác. Còn chủ nghĩa Mác – Lenin, cách mạng là sự thay đổi hoàn toàn chế độ này bằng một chế độ khác hiểu theo nghĩa rộng nhất, là sự biến đổi căn bản mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa… hình thành một hình thái kinh tế - xã hội khác hẳn với những chế độ trước đây. Chủ nghĩa Mác nhấn mạnh đến yếu tố bạo lực trong cách mạng, đó là quyền lực chính trị với tính cách là “bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” [7,628], trong khi đó Aristotle không nói đến yếu tố bạo lực này trong thuật ngữ “cách mạng” được ông nêu lên trong tác phẩm.
Tuy nhiên, ông cũng nhìn ra được các nguồn gốc dẫn đến sự thay đổi của từng các chế độ cụ thể trong lịch sử:
Trong chế độ dân chủ, Aristotle cho rằng “sự thay đổi chế độ thường phát sinh từ sự lộng hành của những kẻ mị dân. Những kẻ này hoặc là bịa đặt ra những tin đồn bất lợi cho những người giàu có khiến cho họ phải liên kết lại đối phó với nguy hiểm chung ngay cả những kẻ thù quyết liệt nhất cũng đoàn kết lại, hoặc là kích động quần chúng chống lại những người giàu có” [1,276]. Bởi vì bản chất của chế độ dân chủ, đó là chế độ của số đông người nghèo, chỉ lo cho lợi ích của người nghèo, thậm chí có những chế độ dân chủ lại độc quyền, số đông gây hại cho pháp luật, không lo cho các giai cấp khác, dẫn đến họ trở thành những kẻ mị dân kích động dân chúng làm mất đi bản chất của chế độ dân chủ, kích thích các giai cấp khác đứng dậy đấu tranh lật đổ chế độ dân chủ.
Đối với chế độ quả đầu, Aristotle chỉ rõ có hai nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi thể chế: “thứ nhất, khi nhà cầm quyền đàn áp, thì lúc đó bất kỳ ai tỏ ra có khả năng cũng được người dân tin tưởng để thay đổi chế độ, nhất là khi người đó lại là thành viên của chính phủ, họ đã lật đổ chế độ quả đầu để trở thành kẻ độc tài” [1,279]. “Thứ hai, đó là sự tranh chấp giữa thành
93
phần cai trị khiến cho họ phải dùng đến mưu mô mị dân. Kẻ mị dân quả đầu gồm có hai loại: loại thứ nhất là chơi trò chơi với nội bộ quả đầu, loại thứ hai là những kẻ quả đầu chơi trò chơi mị dân với quần chúng” [1,280]. Với những nguyên nhân này chế độ quả đầu sẽ dễ bị mâu thuẫn và đấu tranh với nhau. Cũng giống như chế độ dân chủ chế độ này thiên về những người giàu có cho nên cũng không quan tâm đối với những giai cấp khác, dẫn đến những mâu thuẫn trong xã hội và diễn ra cách mạng.
Chế độ quý tộc diễn ra cách mạng là ở chỗ “sự thay đổi chế độ xảy ra khi có một số nhỏ được tham chính… những sự thay đổi này rất dễ xảy ra, khi quần chúng có tinh thần cao và cảm thấy họ cũng giỏi bằng người lãnh đạo… ; một nguyên nhân nữa là ở chỗ khi những nhân sĩ tài đức tương đương với người cai trị nhưng lại bị đối xử tệ bạc… hoặc cũng có dạng nguyên nhân khác, có những người vì tham vọng muốn đạt được chức vị cao hơn, nên rất dễ diễn ra sự thay đổi chế độ” [1,285].
Có hai động lực chính khiến cho chế độ bạo chúa bị lật đổ, theo Aristotle đó là “sự khinh miệt và lòng oán ghét” [1,307]. Lòng dân oán ghét nhà độc tài là một điều dễ dàng có thể xảy ra, và theo Aristotle, sự khinh bỉ mới là nguyên nhân dẫn đến sự lật đổ, và chế độ này là chế độ dễ bị lật đổ nhất, cũng là chế độ tồn tại ngắn ngủi nhất trong lịch sử.
Chế độ quân chủ thường bị thay đổi chế độ là do tính cá nhân trong việc cai trị đất nước của nhà vua. Việc một người được đề cử lên làm vua là cách thức của giai cấp khá giả hơn dùng để cai trị dân nghèo. Vị vua được đề cử lên từ chính giai cấp của họ vì chính nhà vua hay dòng dõi nhà vua vượt trội hơn người về tài năng và đức hạnh. Tuy nhiên, khi vị vua này lên làm vua thì ông vua lại có những lòng ham muốn vượt quá giới hạn quyền lực đã được thừa hưởng và trở thành nhà độc tài, chuyên chế, chính việc nắm độc quyền như vậy rất dễ khiến cho nhà vua dần bị ảnh hưởng bởi sự chuyên chế vì quyền hành hoàn toàn nằm trong tay của vị vua đó. Chính vì vậy, sự độc
94
quyền dẫn đến những mâu thuẫn và sự kích thích bạo động của quần chúng, cách mạng rất dễ xảy ra và chế độ bị thay đổi cũng là dễ hiểu.
Cuối cùng, Aristotle phân tích xem chế độ tốt nhất – chế độ Hiến định nhất liệu có dễ bị thái hóa, cách mạng có xảy ra hay không? Theo Aristotle, “chế độ pháp trị và quý tộc vẫn thường bị lật đổ vì đi lệch khỏi nguyên tắc công chính của hiến pháp; nguyên nhân sụp đổ của chế độ hiến pháp trị là sự kết hợp không hài hòa giữa hai phần tử dân chủ và quả đầu (người giàu và người nghèo) [1,285]. Trong chế độ Hiến định, nếu giai cấp nào nghiêng hẳn về giai cấp đó thì chế độ này cũng rất dễ bị thay đổi. Người giàu nếu được thêm quyền hành thì họ sẽ trở nên cao ngạo và tham lam hơn, lúc đó chế độ Hiến định sẽ trở thành chế độ quý tộc. Ngược lại, nếu người nghèo có quá nhiều quyền hành thì chế độ Hiến định sẽ trở thành chế độ dân chủ. Khi người giàu có quá nhiều quyền lực, người nghèo sẽ cảm thấy họ bị bạc đãi, sẽ thay đổi chính thể theo hướng đối nghịch. Tương tự như thế, người giàu cũng có khả năng đứng lên đấu tranh làm thay đổi chế độ hiến định.
Như vậy, chế độ nào cũng có nguy cơ bị biến thể, cách mạng xảy ra và thay đổi thành chế độ khác, thậm chí mô hình nhà nước lý tưởng Aristotle cũng cho rằng cũng có những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chế độ nhà nước. Vấn đề quan trọng là cần phải có những biện pháp để xây dựng và bảo vệ chế độ tốt đẹp đó